Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Đổi sv:Kinas centralbank thành sv:Kinas folkbank
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 6:
Ngân hàng này thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1948 trên cơ sở hợp nhất các ngân hàng Hoa Bắc, ngân hàng Bắc Hải và ngân hàng nông dân Tây Bắc. Trụ sở ban đầu đặt tại [[Thạch Gia Trang]], tỉnh [[Hồ Bắc]], sau đó chuyển về [[Bắc Kinh]] năm 1949. Trong thời gian từ 1949 đến 1978, nó là ngân hàng duy nhất của toàn Trung Quốc và đảm đương vai trò ngân hàng trung ương và [[ngân hàng thương mại]]{{cần dẫn chứng}}.
 
Vào thập niên 1980, các chức năng ngân hàng thương mại được tách ra hình thành bốn ngân hàng quốc doanh. Năm 1983, [[Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Chính phủ Trung Quốc]] thông báo rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện vai trò ngân hàng trung ương của Trung Quốc. Tư cách này được xác nhận ngày 18 tháng 3 năm 1995 tại phiên họp toàn thể thứ 3 của [[Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc)|Quốc hội Trung Quốc]]. Năm 1998, ngân hàng tiến hành tái cấu trúc cơ bản. Tất cả các chi nhánh địa phương và cấp tỉnh đều bãi bỏ, Ngân hàng trung ương Trung Quốc mở 9 chi nhánh khu vực, địa giới từng chi nhánh không theo địa giới hành chính. Năm 2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn một đạo luật sửa đổi nhằm tăng cường vai trò của ngân hàng này trong việc đề ra và thực hiện chính sách tiền tệ với mục đích bảo vệ sự ổn định tài chính quốc gia và thiết lập các dịch vụ tài chính.
 
== Điều hành ==
Bộ máy điều hành tối cao của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc gồm Thống đốc và một số phó thống đốc. Vị trí thống đốc được bổ nhiệm hay bãi nhiệm bởi [[Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Chủ tịch nước]]. Ứng viên vào vị trí thống đốc được đề xuất bởi [[Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc|Thủ tướng]] và phê chuẩn bởi [[QuốcĐại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc)|Quốc hội]]. Khi Quốc hội không tổ chức kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ phê chuẩn việc bổ nhiệm này. Các phó thống đốc do Thủ tướng bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm.
 
Ngân hàng trung ương Trung Quốc áp dụng hệ thống trách nhiệm tập trung của thống đốc, theo đó thống đốc quản lý công việc chung của toàn ngân hàng, các phó thống đốc trợ giúp thống đốc hoàn thành trách nhiệm.