Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quai bị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm new:गःभू
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 6:
 
==Dịch tễ học==
Người là vật chủ tự nhiên duy nhất được biết cho đến nay. Virus quai bị được lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường [[hô hấp]]. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời kì niên thiếu. Ở người trưởng thành, bệnh thường có khuynh hướng nặng nề hơn bao gồm viêm tinh hoàn. Tử vong do quai bị rất thấp, ước tính khoảng 1,6 đến 3,8 trên 10 000 trường hợp nhiễm bệnh. Hơn một nửa số trường hợp tử vong xảy ra ở người trên 19 tuổi. Nhiễm quan bị trong quý 1 của [[thai kỳ|thai kì]] có thể làm tăng khả năng [[hư thai|sẩy thai]] tự nhiên. Mặc dù virus quai bị có thể đi xuyên qua [[nhau thai]], không có bằng chứng cụ thể nào chứng tỏ nhiễm virus quai bị trong thai kì có thể gây nên [[dị tật bẩm sinh]].
 
Trước đây, các vụ dịch thường xảy ra từ tháng Giêng đến tháng Năm ở các vùng khí hậu ôn đới, tuy nhiên ngày nay biểu hiện theo mùa không còn rõ ràng nữa, nghĩa là bệnh có thể xảy ra quanh năm. Tại [[Hoa Kỳ|Hoa Kì]], sau khi vaccine ngừa quai bị được sử dụng, hằng năm có khoảng 500 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận. Tại [[Việt Nam|Việt nam]], vaccine ngừa quai bị chưa được đưa vào trong [[chương trình tiêm chủng mở rộng]] nên bệnh còn lưu hành khá cao, thường gây nên những vụ dịch nhỏ ví dụ như trong [[nhà trẻ]], [[trường học]], nhất là các trường nội trú, bán trú.
 
Bệnh thường thấy ở lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Ở trẻ được chủng ngừa quai bị thì hiện tượng viêm tuyến mang tai không phải do quai bị mà do các nguyên nhân khác nêu trên. Cũng giống như vaccine ngừa [[sởi|bệnh sởi]], một liều vaccine duy nhất không phải luôn luôn đảm bảo được tình trạng [[miễn dịch]] thỏa đáng cho trẻ. Thời kì lây truyền mạnh nhất là 2 ngày trước khi có sưng tuyến mang tai và 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng này. Virus quai bị có thể phân lập được tù tuyến mang tai từ 7 ngày trước và kéo dài đến ngày thứ 9 sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng.
 
[[Thời kì ủ bệnh]] thường kéo dài từ 16 đến 18 ngày nhưng cũng có khi thay đổi từ 12 đến 25 ngày sau khi tiếp xúc [[nguồn lây]].
Dòng 31:
 
=== Đối với những người tiếp xúc nguồn lây ===
Vaccine phòng ngừa quai bị thường không có hiệu quả sau khi đã tiếp xúc nguồn lây. Tuy nhiên vaccine này vẫn được khuyên dùng vì nó có khả năng bảo vệ trong những lần tiếp xúc sau đó. Tiêm ngừa trong [[thời kì ủ bệnh]] không hề làm tăng nguy cơ bệnh nặng. [[Globulin]] không có tác dụng và dó đó không còn được sản xuất hay cấp phép tại [[Hoa Kỳ|Hoa Kì]].
 
=== Vaccine quai bị ===
Đây là loại [[vắc-xin|vaccine]] sống giảm độc lực được điều chế từ môi trường nuôi cấy trên phôi gà. Mỗi mũi tiêm thường chứa 0,5 ml, tiêm dưới da. Vaccine có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các vaccine khác như vaccine tam liên MMR ngừa [[sởi|bệnh sởi]], quai bị và [[sởi Đức]] (measles-mumps-rubella-MMR). Sau mũi tiêm thứ nhất, [[kháng thể]] xuất hiện ở 95% cá thể nhạy cảm. Các nghiên cứu huyết thanh học cũng như bằng chứng [[dịch tễ học]] cho thấy [[miễn dịch]] này có tính bền vững.
'''Khuyến cáo sử dụng vaccine''':
Dòng 45:
'''Những đối tượng không nên tiêm hoặc hoãn tiêm vaccine''':<br />
Vì vaccine ngừa quai bị chứa virus sống nên không khuyến cáo cho các trường hợp sau đây:
* Suy giảm miễn dịch nặng như bệnh nhân [[HIV/AIDS|AIDS]] tiến triển.
* Bệnh ác tính toàn thân: Leucémie, lymphoma…
* Bệnh nhân đang điều trị [[corticoid]] toàn thân liều cao, thuốc chống chuyển hóa, độc tế bào, xạ trị chống [[ung thư]].
* Phụ nữ mang thai và nghi ngờ mang thai không được tiêm vaccine quai bị.
* Những phụ nữ được tiêm vaccine quai bị cần áp dụng biện pháp [[tránh thai|ngừa thai]] trong thời gian ít nhất là 28 ngày sau khi tiêm.
== Tham khảo thêm ==
<references />