Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quảng trường San Marco”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nallimbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm ar:ميدان سان ماركو
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Venezia piazza s.Marco.JPG|nhỏ|phải|300px|Quảng trường Thánh Mark nhìn từ [[Vương cung thánh đường Thánh Máccô|Nhà thờ Thánh Mark]]]]
'''Quảng trường Thánh Máccô''' ([[tiếng Ý]]: ''Piazza San Marco'') là quảng trường quan trọng nhất và nổi tiếng nhất của thành phố [[Venezia]]. Quảng trường dài 175 m, rộng 82 m và cùng với ''Piazzale Roma'' và ''Piazza di Rialto'' là ba quảng trường duy nhất trong thành phố được gọi là ''piazza''. Các quảng trường khác của Venice được gọi một cách khiêm nhường hơn: ''campi''. [[Alfred de Musset]] đã từng gọi quảng trường này là "salon của châu Âu". Vì không cao hơn mực nước biển là bao nhiêu nên quảng trường rất hay bị ngập lụt mỗi khi có bão cuốn theo nước ập vào từ mặt nhìn ra Kênh Lớn (''Canal Grande'') là khoảng không gian trống.
 
Quảng trường, cũng như toàn bộ thành phố Venezia, là khu vực dành riêng cho người đi bộ. "Đại sảnh lễ hội đẹp nhất châu Âu" này, như [[Napoléon Bonaparte|Napoléon]] đã từng gọi, bao giờ cũng tràn ngập du khách, nhiếp ảnh gia và chim bồ câu.
 
{{Mục lục bên phải}}
== Lịch sử ==
[[Tập tin:Torre dell'orologio Venezia.jpg|nhỏ|trái|Tháp đồng hồ (''Torre dell'orologio'')]]
Trong [[thế kỷ 9|thế kỷ thứ 9]] quảng trường xuất phát từ một diện tích trống trước ngôi [[Vương cung thánh đường Thánh Máccô|Nhà thờ Thánh Mark]] vẫn còn khiêm nhường. Đây là nơi công bố và tiến hành nghi thức của hội đồng thành phố cũng như là nơi tổ chức lễ hội của thành phố như lễ hội hóa trang.
 
Quảng trường Thánh Máccô ngày nay là kết quả của nhiều đợt xây dựng kiến tạo cách xa nhau về thời gian, chủ yếu giữa [[1200]] và [[1600]].
Dòng 21:
'''Porta della Carta''' là cổng vào Dinh Tổng trấn, còn được gọi là Cổng Vàng (''porta aurea'') do được mạ rất nhiều vàng, được xây giữa [[1438]] và [[1442]] dưới sự lãnh đạo của Giovanni và Bartolomeo. Bức tượng do [[Francesco Foscari]] cho xây được đặt bên cạnh cổng, miêu tả vị tổng trấn đang quỳ trước con sư tử có cánh là biểu tượng của Thánh Mark cũng như của thành phố Venice.
 
'''Toore dell'Orologio''' là một tháp đồng hồ do [[Mauro Codussi]] kiến tạo trong khoảng [[1496]]-[[1499]], tầng thứ ba do kiến trúc sư [[Giorgio Massari]] xây thêm năm 1755. Đây là một đồng hồ thiên văn học mô tả các chu kỳ mặt trăng, mặt trời và [[hoàng Đạo|hoàng đạo]]. Hai tượng đồng khổng lồ gõ vào chuông đồng mỗi đầu giờ.
 
Các dinh thự '''Procuratie''' bao bọc phía bắc, nam và đông của quảng trường nguyên là các dãy nhà công sở hành chính của cộng hòa Venice. Dinh ''Procuratie Vecchie'' được xây dựng từ năm [[1514]] dưới sự lãnh đạo của [[Bartolomeo Buon]]. Dinh ''Procuratie Nouve'' được xây từ năm [[1583]] do [[Vincenzo Scamozzi]] lãnh đạo, và từ [[1616]] đến [[1640]] là [[Baldassare Longgena]]. Dinh này thay thế cho một dinh cũ đã bị hỏa hoạn đốt cháy. Bắt đầu từ thời điểm này, quảng trường có dạng hình thang thay vì là hình chữ nhật như trước đó. Cánh nhà nối kết – ''ala napoleonica'' – là một công trình xây dựng của thế kỷ 19. Người [[Pháp]] lúc đó đang chiếm giữ Venice đã ra lệnh giật sập Nhà thờ Thánh Gemigniano để tạo chỗ trống cho một kiến trúc mới phù hợp với hai dinh Procuratie. Trong tầng trệt là cửa hàng và quán cà phê, trong đó có hai quán cà phê nổi tiếng nhất Venice là ''Gran Caffe Quadri'' và ''Caffe Florian'', khai trương trong năm [[1683]], là quán cà phê lâu đời nhất [[châu Âu]]. Trong các dinh thự Procuratie là Viện Bảo tàng Correr và Viện Bảo tàng Khảo cổ Venice.