Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1954–1959)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Felo (thảo luận | đóng góp)
Pakon111 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 42:
Là tổng thống đầu tiên, Ngô Đình Diệm đã để lại nhiều dấu ấn cho chính trị của miền Nam, kể cả sau khi chết. Trong một nhà nước tập quyền như Việt Nam Cộng hoà lúc bấy giờ thì chính trị của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính cá nhân của Tổng thống. Ngô Đình Diệm, ngay trong thời kỳ sơ khởi này của chế độ, đã bộc lộ những điểm yếu mà sau đó đã bị đối thủ khai thác tối đa để dùng trong các chiến dịch phản tuyên truyền làm bất ổn chính thể của ông và, cuối cùng, đưa đến sự thất bại của chính thể đó.
 
Tất cả các nhà lãnh đạo của Việt Nam Cộng hoà, từ Ngô Đình Diệm cho đến [[Nguyễn Văn Thiệu]] và [[Dương Văn Minh]] sau này, không ai có được uy tín cao trong dân chúng như là những người hy sinh đấu tranh cho độc lập cho dân tộc như [[Hồ Chí Minh]].{{fact}} Trước năm 1945, họ là quan chức của Triều đình Huế hoặc chính quyền bảo hộ Pháp, sau này trở thành quan chức của [[Quốc gia Việt Nam]]. Họ xuất thân là các công chức, trí thức chịu nhiều ảnh hưởng Tây phương, xa rời với tâm lý của nông dân. Họ rất yếu trong công tác dân vận, thậm chí khi xuống địa phương gặp quần chúng họ lại nói [[tiếng Pháp]].{{fact|date=6-01-2013}} Ngô Đình Diệm còn thụ hưởng nghi lễ rửa chân làm Hoàng đế của [[người Thượng]]. Trong khi đó cách dân vận của những người Cộng sản thì lại hợp lý hơn: cán bộ của họ "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nông dân, cán bộ người Kinh của họ "[[cà răng căng tai]]" cùng người Thượng.
 
Lực lượng chính trị của Việt Nam Cộng hoà mạnh ở các thành phố lớn và tại các vùng nông thôn mà người cộng sản không có nhiều ảnh hưởng như các vùng có đông tín đồ [[Cao Đài]], [[Phật Giáo Hòa Hảo|Hoà Hảo]], Thiên chúa giáo...