Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Tấn – Ngô (280)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã hủy sửa đổi của Minhle20002013 (Thảo luận) quay về phiên bản của Trungda
Dòng 29:
Vào năm 263, [[Chiến tranh Thục-Ngụy (263-264)]] do [[Tư Mã Chiêu]] sai Chung Hội, Đặng Ngãi dẫn quân tiêu diệt, kết quả [[Tào Ngụy]] thâu tóm miện đất phía Tây Thục, quân số gấp 6 lần Đông Ngô.
 
Nói là Nhà Ngụy chứ hiện tại toàn bộbôn binh quyền nằm trong tay Tư Mã Chiêu, năm 265, Chiêu mất Tư Mã Viêm lên thay ép [[Tào Hoán]] thoái vị, nhà Tây Tấn thành lập từ đây, nhưng chưa thống nhất vì đang tồn tại song song là nhà Ngô.
 
===[[Vương Tuấn]]===
 
====Chuẩn bị đánh Ngô====
 
Nhờ tài cai trị Ích châu, năm 272, Vương Tuấn được gọi về triều, thăng làm Tả vệ tướng quân. Nhưng khi đó Dương Hựu nuôi chí đánh Đông Ngô, biết Vương Tuấn có tài hơn người, dặn ông nên tiếp tục trấn trị Ích châu để tiện đường đánh Ngô, và kiến nghị triều đình việc này. Tấn Vũ đế bèn để ông làm Thứ sử Ích châu, coi thuỷ quân.
Vương Tuấn nhận lệnh, đóng thuyền chuẩn bị đánh Ngô. Các thuyền ông đóng đều to rộng, nhiều chiếc kết lại với nhau thành thuyền lớn hơn nữa, rộng đến 120 bộ, có thể chở 2000 người. Trên thuyền có lầu quan sát, cửa quay ra 4 phía, cưỡi ngựa ra vào dễ dàng. Ít lâu sau Vương Tuấn được phong làm Long Nhương tướng quân.
Dương Hựu nhiều lần thỉnh cầu đánh Ngô nhưng Tấn Vũ đế chần chừ không quyết. Năm 278, Dương Hựu qua đời. Năm 279, Vương Tuấn cũng dâng biểu khẩn khoản xin đánh Ngô. Các văn thần Giả Sung, Tuân Húc lo ngại chiến tranh, cho rằng chưa đến lúc. Nhưng Đỗ Dự, Trương Hoa cũng tán đồng với Vương Tuấn. Tấn Vũ Đế bèn chuẩn tấu cho đánh Ngô.
Nam tiến diệt Ngô.
 
====Tiến quân diệt Ngô====
 
Khi Vương Tuấn chuẩn bị ra quân thì đám trẻ nhỏ ở Thục được ông cứu sống khi trước đến tuổi đi lính. Cha mẹ chúng động viên con:
Vương phủ quân đã cứu mạng con, nay con phải dốc sức chiến đấu để báo đáp hậu ân của Vương phủ quân.
Tháng 1 năm 280, Vương Tuấn mang quân tấn công Đan Dương, bắt sống Giám Thịnh Ký. Quân Ngô dùng dây xích sắt chằng quanh các bãi nổi trọng yếu khắp mặt sông và chông sắt vài trượng ngầm dưới nước để ngăn thuyền chiến.
Vương Tuấn biết tin, cho làm ngay bè lớn ghép vào nhau rộng vài trăm bộ, trên bè có rất nhiều người cỏ mặc giáp sắt, tay cầm gậy. Trước khi lên đường, ông cho người bơi giỏi đẩy bè di trước. Đến bãi chông, chông cắm vào bè và bị nhổ bật lên. Vương Tuấn còn cho làm nhiều bó đuốc lớn, đổ đẫm dầu xếp trên các chiến thuyền. Khi thuyền mắc phải xích sắt, quân Tấn đốt các bó đuốc lên, sắt chảy ra, đứt đoạn. Thuyền chiến của quân Tấn cứ thế tiến lên không gặp trở ngại nào nữa.
Tháng 2 năm 280, quân Vương Tuấn tiến đến đánh Tây Lăng, Kinh Môn, Di Hạo, Lạc Hương, đều hạ được, bắt sống nhiều quân Ngô. Tấn Vũ đế hạ chiếu ban cho ông chức Bình đông tướng quân, thống lĩnh vùng Ích châu và Lương châu.
 
Vương Tuấn xuôi dòng tiến xuống Tam Sơn .Vua Ngô là Tôn Hạo sai Trương Tượng dẫn 1 vạn quân chống trả. Khi thấy quân Tấn hùng mạnh kéo đến, Trương Tượng sợ hãi xin hàng. Cùng lúc, cánh quân của Đỗ Dự cũng hạ được thành Thạch Đầu, đánh vỡ tuyến phòng ngự phía tây của nước Ngô. Tôn Hạo thấy quân Tấn mạnh mẽ không thể chống nổi, bèn theo lời Hồ Sung ra hàng.
 
Tháng 3 năm 280, Vương Tuấn tiến vào Kiến Nghiệp, thu ấn, kho tàng và sổ sách của Tôn Hạo và sai giải Hạo về kinh. Tấn Vũ Đế sai sứ khao thưởng quân lính dưới quyền ông.
 
===[[Đỗ Dự]]===
 
====Phản gián nước Ngô====
 
Tấn Vũ Đế lên ngôi cuối thời Tam Quốc, khi nước Thục Hán đã bị diệt. Phía nam chỉ còn lại nước Đông Ngô nhỏ yếu hơn nước Tấn. Vua nước Ngô là Tôn Hạo tàn bạo rất mất lòng người; tuy nhiên, Đông Ngô có sông Trường Giang hiểm trở. Vì thế, trong triều đình, ngoài một số ít người có ý tưởng đánh Ngô như Dương Hộ, Đỗ Dự và Trương Hoa, phần đông đều ngại tranh chiến và không tán thành.
Đại tướng Dương Hộ cầm binh quyền trong triều mấy lần đề nghị đánh Ngô nhưng Tấn Vũ Đế chần chừ không xuất trận. Qua mấy năm, Dương Hộ già yếu, trước khi mất Dương Hộ tiến cử Đỗ Dự với Tấn Vũ Đế. Vũ Đế nghe theo, phong ông làm Bình đông tướng quân. Tới khi Dương Hộ mất, ông được phong làm Trấn nam đại tướng quân, đô đốc Kinh châu chư quân sư, được ban xe truy phong.
Đỗ Dự đi tới biên ải, tập trung thao luyện quân sĩ, tuyển thêm quân tinh nhuệ. Sau đó Đỗ Dự ra quân trận đầu, lợi dụng tướng Ngô là Trương Chính lơ là phòng bị, đánh thắng quân Ngô.
Trương Chính là danh tướng Đông Ngô, bị thua trận đó rất xấu hổ, bèn giấu tin thua trận không dám báo với vua Ngô Tôn Hạo. Đỗ Dự dò biết việc đó, bèn sai người mang chiến lợi phẩm lấy được của Trương Chính dâng cho Tôn Hạo. Tôn Hạo tức giận bèn bãi chức của Chính, cho Lâm Hựu Hiền ở Vũ Xương ra thay.
Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị, Đỗ Dự dâng thư lên Tấn Vũ Đế xin khởi đại quân đánh Ngô để thống nhất Trung Quốc. Ông phân tích rõ:
”…Hiện quân địch chỉ tập trung phòng thủ hạ du (sông Trường Giang) mà bỏ vùng thượng du… thế giặc đã cùng, không còn giữ trọn vẹn được cả hai vùng. Họ không cò khả năng tăng binh cho phía tay nên đành để kinh đô bỏ trống. Đây là cơ hội tốt để phá Ngô…”
Tấn Vũ Đế phê chuẩn bản tấu của Đỗ Dự. Tuy nhiên, vua Tấn không để ông hay một đại tướng khác là Vương Tuấn làm tổng chỉ huy mà lại sai sủng thần Giả Sung làm đại đô đốc.
 
====Tiêu diệt Đông Ngô====
 
Tháng 11 năm 279, 20 vạn quân Tấn chia 6 đường thuỷ, bộ tiến đánh Đông Ngô. Đỗ Dự cầm cánh quân từ Tương Dương xuôi về nam đến Giang Lăng.
Tháng giêng năm 280, Đỗ Dự dàn quân ở Giang Lăng. Ông chia quân bao vây chứ không tấn công, chặn đường rút lui của quân Ngô từ thượng du và chặn đường quân Ngô từ hạ du tiến lên. Mặt khác, ông cử tham quân Phàn Hiển và Doãn Lâm cùng tướng Chu Kỳ dẫn quân dọc bờ sông phía tây, đánh vào Thành Ấp, chiếm được thành.
Sau đó Đỗ Dự sai Chu Chỉ, Ngũ Sào nửa đêm mang quân phối hợp với Vương Tuấn đánh thành Lạc Hương. Đô đốc nước Ngô là Tôn Hâm lo sợ, tinh thần rối loạn. Hâm mang quân ra đánh nhau với Vương Tuấn bị bại trận, vội quay về. Chu Chỉ bố trí phục binh, trà trộn vào quân Ngô thua chạy về thành, xâm nhập thành Lạc Hương, đến tận dưới trướng của Tôn Hâm, bắt sống Tôn Hâm.
Chủ tướng vùng Giang Lăng bị bắt, quân Ngô rối loạn. Đỗ Dự hạ lệnh siết chặt thêm vòng vây Giang Lăng. Tướng Ngô là Ngũ Diên sai người trá hàng, bí mật bố trí quân trên thành để đánh úp quân Tấn nhưng không được. Đỗ Dự thúc quân Tấn đánh dữ dội vào thành, tiêu diệt quân Ngô, chiếm cứ Giang Lăng.
Tuyến phòng thủ thượng du của Đông Ngô bị mất, các vùng từ Trường Giang đến Tương Giang, Quảng Châu đều lần lượt bị quân Tấn đánh vỡ. Đạo quân của tướng Vương Tuấn tiến vào Kiến Nghiệp, bắt sống Tôn Hạo. Tuy nhiên, Vương Tuấn tham công, lại tâu lên triều đình rằng mình còn lấy được đầu đô đốc Tôn Hâm nữa. Sau này Đỗ Dự giải Tôn Hâm về, mọi người mới biết chuyện. Người ở kinh thành Lạc Dương cười mãi về chuyện này.
Đỗ Dự sai đưa tướng sĩ người Ngô và gia quyến họ lên Giang Bắc bổ sung vào nhân khẩu ở đó. Ông còn cắt đặt người làm trưởng sử ở Nam quận để trông coi việc địa phương. Vùng đất mới về tay nước Tấn nhanh chóng được ổn định trở lại.
 
==Sự phòng thủ yếu ớt của một số rất ít tướng trung thành nhà [[Đông Ngô]]==
Hàng 79 ⟶ 37:
Là [[Đô đốc]] Đông Ngô chỉ huy quân chống quân Tấn. Nhưng chỉ mình ông là còn trung thành với nhà Ngô, các tướng quân chỉ lo tham nhũng, nhũng nhiễu dân chúng, còn hoàng đế hiện tại là [[Tôn Hạo]] một tên hôn quân hoang dâm vô độ, ăn chơi xa xỉ không lo cứu giúp quân của Lục Cảnh. Lục Cảnh tử trận đầu năm 280, quân đội Đông Ngô sụp đổ. [[Tôn Hạo]] đầu hàng Tây Tấn, sự phòng thủ yếu ớt của quân đội Đông Ngô do Lục Cảnh làm đô đốc kết thúc. [[Tam Quốc]] kết thúc, quốc gia cuối cùng của Tam Quốc sụp đổ từ đây (năm 280).
 
{{sơ khai}}
 
[[Thể loại:Trận chiến thời Tam Quốc]]