Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bỉnh Khiêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: Thêm thể loại using AWB
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Dòng 3:
 
==Tiểu sử==
Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là '''Nguyễn Văn Đạt''', sinh năm Tân Hợi, niên hiệu [[Lê Thánh Tông|Hồng Đức]] thứ 22 dưới triều [[Lê Thánh Tông]] (1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]]. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn [[Hải Dương]] (nay thuộc xã Lý Học, huyện [[Vĩnh Bảo]], thành phố [[Hải Phòng]]). Thân phụ của ông là giám sinh [[Nguyễn Văn Định]], đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Thân mẫuMẹ của ông là bà [[Nhữ Thị Thục]], con gái út của quan [[Tiến sĩ]] [[Thượng thư]] bộ Hộ [[Nhữ Văn Lan]] triều [[Lê Thánh Tông]], bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên [[hoàng đế|đế nghiệp]] sau này<ref>Vào đầu thế kỷ XVI, khi nhà [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]] bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái, trong dân gian xuất hiện câu sấm “Phương Đông có khí sắc thiên tử” (phương Đông ở đây là muốn ám chỉ [[xứ Đông]], tức là trấn Hải Dương vào thời Lê) nhưng không biết câu sấm đó ứng nghiệm vào ai. Nhà Lê sơ lo sợ không biết phải làm thế nào nên đã cho thuật sĩ về [[Đồ Sơn]] trấn yểm. Sau này người đã phế bỏ ngôi vị của nhà [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]] để lập ra [[nhà Mạc]] là [[Mạc Đăng Dung]] chính là người huyện Nghi Dương thuộc trấn Hải Dương (nay là huyện [[Kiến Thụy]] của thành phố [[Hải Phòng]]). Bởi vậy xét về mặt quê quán, Mạc Đăng Dung và Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể coi là đồng hương vì cả hai đều là người [[xứ Đông]] hay trấn [[Hải Dương]] (nay thuộc địa phận [[Hải Phòng]]).</ref>, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử.
 
Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ [[Nam Sách]], trấn [[Hải Dương]] (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện [[Tiên Lãng]], thành phố [[Hải Phòng]]). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con [[sông]] Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.
Dòng 9:
Về hành trạng của bà [[Nhữ Thị Thục]], các tài liệu nghiên cứu đến nay vẫn chưa thống nhất về tính xác thực của những giai thoại trong dân gian kể rằng bà chê ông Nguyễn Văn Định không biết cách dạy con nên đã bỏ về nhà cha mẹ đẻ ở làng An Tử Hạ (bởi với biệt tài lý số của mình, bà Nhữ Thị Thục đã tiên đoán nhà [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]] 40 năm sau thời thịnh trị của [[Lê Thánh Tông]] sẽ đi vào suy tàn nên bà muốn dạy Nguyễn Văn Đạt học cách làm [[vua]] để có thể giành được ngôi vị đế vương về sau, điều này trái với ý muốn của ông Nguyễn Văn Định). Nhiều nguồn sử liệu trước đây khẳng định rằng sau khi bỏ về nhà cha mẹ đẻ, bà đã vượt qua lễ giáo phong kiến mà đi bước nữa để rồi sinh ra Trạng Bùng [[Phùng Khắc Khoan]] (người làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện [[Thạch Thất]], trấn [[Sơn Tây]] thuộc tỉnh [[Hà Tây]] cũ). Nhưng nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng điều này rất khó xảy ra bởi bà Nhữ Thị Thục sinh ra Nguyễn Văn Đạt khi đã luống tuổi (ngoài 20 tuổi) trong khi [[Phùng Khắc Khoan]] sinh sau Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyễn Văn Đạt) tới 37 năm. Một điều nữa là bà [[Nhữ Thị Thục]] sau khi qua đời lại được an táng bên nhà cha mẹ đẻ ở làng An Tử Hạ mà không phải tại làng Trung Am bên nhà chồng như quan niệm truyền thống xưa nay.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong [[gia phả]] của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, qua đó cho thấy thân mẫumẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ.
 
Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng [[Bảng nhãn]] [[Lương Đắc Bằng]] ở làng Lạch Triều (thuộc huyện [[Hoằng Hóa]], tỉnh [[Thanh Hóa]] ngày nay) nổi danh trong giới [[sĩ phu]] đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận [[thanh Hóa|xứ Thanh]] để tầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức [[Thượng thư]] dưới triều Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ [[sách]] quý về [[Dịch học]] ([[Chu Dịch]]) là ''[[Thái Ất|Thái Ất thần kinh]]'' đồng thời ủy thác người con trai [[Lương Hữu Khánh]] của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.
Dòng 23:
Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “... Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng”. Bấy giờ vua [[Mạc Mậu Hợp]] cử Phụ chính đại thần Ứng vương [[Mạc Đôn Nhượng]] cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước [[đền|đền thờ]] là “[[Nhà Mạc|Mạc Triều]] Trạng Nguyên [[Tể tướng|Tể Tướng]] Từ”.
 
Theo bản ''Phả ký'' (''Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký'') do Ôn Đình hầu [[Vũ Khâm Lân]] soạn năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba người vợ và 12 người con, trong đó có 7 người con trai. Cũng giống như cha, hầu hết các con trai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều theo phò tá [[nhà Mạc]]. Bởi vậy sau khi nhà Mạc bị thất thủ dưới tay nhà [[Nhà Lê trung hưng|Lê-Trịnh]] (1592), con cháu ông đều phải thay tên đổi họ, li tán thập phương. Một chi họ do người con trai cả của ông là Hàn Giang hầu Nguyễn Văn Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên thuộc đất [[Hoa Lư]], [[Ninh Bình]] ngày nay và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang nhằm tránh sự trả thù của nhà Lê-Trịnh. Lúc sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cử người con trai thứ 7 (con trai út) dẫn người cháu đội bát hương sang sinh cơ lập nghiệp ở làng An Tử Hạ, xã Kiến Thiết bên quê ngoại để trông coi phần mộ và thờ phụng ông bà ngoại [[Nhữ Văn Lan]] cùng thân mẫumẹ [[Nhữ Thị Thục]] rồi về sau tạo thành một chi họ Nguyễn hậu duệ của Trạng Trình trên đất [[Tiên Lãng]] ngày nay.
 
==Những đóng góp cho Phật giáo==
Dòng 161:
Cuối năm [[2000]], nhân kỷ niệm 415 năm ngày mất của Trạng Trình, [[Ủy ban nhân dân]] Thành phố Hải Phòng cho khởi công xây dựng dự án nâng cấp tạo dựng cả một vùng rộng lớn thành quần thể "Khu di tích danh nhân [[văn hóa]] Nguyễn Bỉnh Khiêm" tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện [[Vĩnh Bảo]] với nhiều hạng mục công trình: [[Đền|Đền thờ]] Nguyễn Bỉnh Khiêm với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai [[hồ]] nước tượng trưng cho [[trời]] và [[đất]], bức [[hoành phi]] trong đền ghi 4 chữ “[[An Nam]] Lý Học”; Khu vực hồ Thái Nhâm phía trước đền thờ, trên khoảng đất nhỏ giữa hồ có [[cầu (định hướng)|cầu]] bắc qua còn lưu giữ tấm [[bia đá]] làm năm Vĩnh Hựu thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê Trung Hưng]] (1736) ghi lại việc làm [[đền|đền thờ]] Trạng và tên những người đã đóng góp xây dựng đền; Ngôi nhà ba gian lợp [[cói]] dựng phía sau đền, mô phỏng [[aM|am]] Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan về dạy học; Quần thể [[vườn]] [[tượng]], với kích thước tương đương người thật, diễn tả lại cuộc đời, cảnh dạy học khi xưa của Trạng Trình, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động với du khách; Phần [[mộ]] cụ Nguyễn Văn Định, thân phụ của Trạng Trình (riêng phần mộ của Trạng Trình đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về địa điểm cụ thể); Nhà [[trưng bày]] về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “Chí Trung Chí Thiện”; Khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá granit cao 5,7m, nặng 8,5 tấn cùng hai bức [[phù điêu]] diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình và lịch sử của địa phương, phía trước tượng đài là hồ bán nguyệt rộng 1.000m²; [[Chùa]] Song Mai, Nhà thờ tổ là nơi thờ bà Minh Nguyệt, người vợ thứ ba của Trạng Trình đã từng tu hành tại đây; [[Tháp]] [[Bút]] Kình Thiên với ngụ ý ca ngợi công đức Trạng Trình như cột trụ chống trời. Khu [[di tích]] được xây dựng khang trang đã trở thành điểm [[du lịch]] [[văn hóa]] lớn của TP. Hải Phòng.
 
Trên quê ngoại ông ở thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện [[Tiên Lãng]], Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được thờ cùng với thân mẫumẹ [[Nhữ Thị Thục]] và ông ngoại [[Nhữ Văn Lan]] tại Từ đường họ Nhữ - Nguyễn trong quần thể di tích có lăng mộ của vợ chồng [[Tiến sĩ]] [[Thượng thư]] [[Nhữ Văn Lan]] cùng con gái Nhữ Thị Thục (thân mẫumẹ của Trạng Trình).
 
[[Văn miếu Mao Điền]] ở [[Hải Dương]] và [[Văn miếu Trấn Biên]] ở [[Đồng Nai]] đều có tượng và [[bài vị]] thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.