Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Ngụy Tiết Mẫn Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 36:
 
== Bối cảnh ==
Nguyên Cung sinh năm 498, tức trong thời trị vì của [[Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế|Hiếu Văn Đế]]. Phụ thân của ông là Quảng Lăng vương Nguyên Vũ (元羽), Nguyên Vũ là con trai của [[Bắc Ngụy Hiến Văn Đế|Hiến Văn Đế]] và là hoàngem đệ củatrai Hiếu Văn Đế. Mẫu thân của Nguyên Cung là Vương thị. Năm 501, dưới thời trị vì của [[Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế|Tuyên Vũ Đế]], Nguyên Vũ đã chết vì vết thương do phu quân của người tình của ông gây ra, người này là một quan cấp thấp tên là Phùng Tuấn Hưng (馮俊興). Nguyên Cung được thừa kế tước hiệu của Nguyên Vũ mặc dù trên Nguyên Cung vẫn còn một người anh khác tên là Nguyên Hân (元欣), và cả ông lẫn Nguyên Hân đều không phải là con trai của Trịnh Vương phi. Nguyên Cung cũng có một người em trai tên là Nguyên Vĩnh Nghiệp (元永業).
 
Nguyên Cung được mô tả là người tự tin và có ý chí mạnh mẽ, và cũng hiếu thảo với bà nội (truy Mạnh Thái hậu) và chính thất của phụ thân (truy Trịnh Thái hậu). Trong thời gian [[Nguyên Xoa]] (元叉) nhiếp chính cho [[Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế|Hiếu Minh Đế]] (tức từ 520 đến 525), ông ta có xu hướng tham nhũng và bạo lực, vì thế Nguyên Cung đã giả vờ bị bệnh và không thể nói, sống trong Long Hoa tự (龍花寺). Dưới thời trị vì của [[Bắc Ngụy Hiếu Trang Đế|Hiếu Trang Đế]], có người đã tố cáo với Hiếu Trang Đế rằng Nguyên Cung chỉ giả vờ không thể nói được, và có ý phản nghịch. Khi Nguyên Cung được thông báo về tin này, ông trở nên sợ hãi và chạy trốn đến Thượng Lạc sơn (上洛山, nay thuộc [[Thương Châu, Thương Lạc|Thương Châu]], [[Thiểm Tây]]), song đã bị bắt và đưa về Lạc Dương. Tuy nhiên, qua thẩm vấn và điều tra, triều đình đã không có bằng chứng rằng Nguyên Cung âm mưu phản nghịch và do vậy đã thả tự do cho ông.