Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Lượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{unreferenced}}
{{đang viết}}
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Đông Ngô Cối Kê Vương
Hàng 26 ⟶ 27:
}}
 
'''Tôn Lượng''' ([[chữ Hán]]: 孫亮, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Sun Liang ([[243]] - [[260]]) tự là '''Tử Minh''' (子明), là vị hoàng đế thứ hai của nhà [[Đông Ngô]] trong thời kỳ [[Tam Quốc]] của [[lịch sử Trung Quốc. Tôn Lượng là con trai út của [[Tôn Quyền]], người sáng lập ra nhà Đông Ngô với Nhan phu nhân. Tôn Lượng đã giành chiến thắng trong cuộc tranh đua lên [[ngai vàng]] với các anh em của mình và sau đó đã lên ngôi vào năm 252 cải niên hiệu là Ðại Hưng nguyên niên và suy tôn cho Tôn Quyền là hoàng đế. Trong Tam Quốc diễn nghĩa có kể, sau khi Tôn Lượng lên ngôi vua, quân Ngụy biết tin Tôn Quyền đã chết và Tôn Lượng thì còn trẻ nên đã lăm le đem quân đến đánh nhưng Tôn Lượng được sự phò tá của quần thần ở Đông Ngô nên đã bảo vệ được vùng đất này. Năm 258, Tôn Lượng bị thừa tướng Tôn Sâm phế làm Cối Kê Vương. Phẫn chí, Tôn Lượng liền tự tử
 
== Thân thế ==
 
Tôn Lượng là con trai út của Ngô Đại đế [[Tôn Quyền]], vua đầu tiên của nhà Đông Ngô. Trong số những người anh của ông thì [[Tôn Đăng]], [[Tôn Lự]] mất sớm, thái tử [[Tôn Hòa]] bị phế truất, hoàng tử thứ tư là [[Tôn Bá]] do có âm mưu tạo phản nên cũng bị ép tự tử, do đó Tôn Lượng được lập làm [[thái tử]]. Mẹ ông là Phan thị cũng được phong làm [[hoàng hậu]].
 
Năm [[252]], Phan hoàng hậu bị một ả cung nữ sát hại, ít lâu sau [[Tôn Quyền]] cũng qua đời. Tôn Lượng lúc đó mới 10 tuổi được lập làm hoàng đế.
 
== Hoàng đế Đông Ngô ==
=== Xử án mật mơ ===
 
Tục truyền có lần Tôn Lượng đi thưởng ngoạn trong vườn, muốn ăn một quả mơ xanh. Ông bèn sai viên hoàng môn đi lấy mật mơ. Khi hoàng môn đem mật đến, Tôn Lượng thấy trong chén mật có mấy viên phân chuột, bèn gọi quan giữ kho đến hỏi lí do. Quan giữ kho kiên quyết chối không nhận. Để tìm ra thủ phạm, Tôn Lượng hỏi
:''Hoàng môn có đến đòi mật ăn bao giờ không?''
 
Viên giữ kho trả lời rằng có, nhưng hắn không có cho. Tôn Lượng nghĩ rằng hoàng môn thù viên giữ kho không cho mật nên tìm cớ hãm hại, bèn sai cắt phân mật ra thì ở thấy trong khô ráo, biết là phân đã lâu ngày. Viên hoàng môn đành phải nhận tội.
 
=== Gia Cát Khác nắm quyền ===
 
Từ sau khi Tôn Lượng lên nối ngôi thì tuổi của ông vẫn còn nhỏ, quyền hành trong triều do các đại thần là [[Gia Cát Khác]], [[Đằng Dận]], [[Lã Đại]] phụ chính.
 
Những năm đầu tiên thời Tôn Lượng, Gia Cát Khác ra lệnh thủ tiêu chế độ giám sát dân, bỏ chức quan Giám sát, xóa bỏ thuế còn nợ của dân và xóa bỏ thuế quan. Do đó nhân dân trong nước Đông Ngô rất ca ngợi Gia Cát Khác.
 
Tháng chạp năm đó, nhân Tôn Quyền mới mất, đại thần nước Ngụy [[Tư Mã Sư]] chia quân thành ba cánh tiến công vào Đông Ngô. [[Gia Cát Khác]] nghe tin, bèn mang 4 vạn quân đi ngày đêm tới Đông Hưng cứu viện. Hồ Tôn lệnh cho quân sĩ làm cầu nổi vượt qua hồ, tiến gần vào đập, chia quân làm 2 đường. [[Gia Cát Khác]] bèn cắt đặt [[Đinh Phụng]] cùng Lã Cứ, [[Lưu Tán]] đi trước. [[Đinh Phụng]] hành quân khẩn cấp đến chiếm cứ Từ Đường, nhân lúc Hồ Tôn trễ nải canh phòng vì trời đang tuyết, phát lệnh tấn công. Quân tiên phong của Tào Ngụy bị đánh tan tành, cùng lúc cánh quân Lã Cứ tiến đến trợ chiến, quân Ngụy đại bại, rơi xuống sông chết rất nhiều.
 
Quân Ngô đại thắng, giết hơn 1 vạn quân Ngụy và thu nhiều xe cộ, trâu ngựa. Do chiến công này, Tôn Lượng phong cho Gia Cát Khác làm Dương Đô hầu, cai quản Kinh châu và Dương châu, nắm toàn quyền trong quân đội.
 
Đầu năm [[253]], [[Gia Cát Khác]] muốn thừa thắng diệt Ngụy, bèn hạ lệnh triệu tập toàn bộ thanh niên trai tráng trong nước, tiến hành bắc phạt, bất chấp sự phản đối của các triều thần khác. Tháng 3 năm đó, hơn 20 vạn quân Ngô tiến quân lên phía bắc, tiến đánh Tân Thành <ref>quận Hợp Phì, Dương châu</ref>. Tướng Ngụy là Trương Đặc cố thủ thành trì, khiến Gia Cát Khác đánh mãi không hạ được. Quân Ngô sinh ra mệt mỏi, chán nản, nhiều người mắc bệnh. Gia Cát Khác cho rằng họ lười biếng nên dọa giết, vì vậy từ đó không ai dám báo cáo về tình hình quân sĩ mang bệnh. Quân tướng bất mãn với Gia Cát Khác, nhiều người bỏ sang hàng Ngụy. Giữa lúc đó tướng Ngụy [[Vô Khâu Diệm]] và [[Văn Khâm]] phát động tấn công, quân Ngô thua tan tác, rút về Kiến Nghiệp<ref>Nay thuộc Nam Kinh</ref>.
 
Sau khi về kinh, Gia Cát Khác lại tiến hành thanh trừng và chém giết những người không phục mình và chuẩn bị đánh Ngụy lần nữa. Điều này khiến Gia Cát Khác mất lòng người dân Đông Ngô.
 
== Đảo chính cung đình ==
 
Thấy Gia Cát Khác ngang ngược, tông thất nước Ngô là [[Tôn Tuấn]] quyết định tiến hành đảo chính để lật đổ ông ta. Tôn Tuấn tâu với Tôn Lượng việc này và được ông đồng tình. Tháng 10 năm đó, [[Tôn Tuấn]] bày tiệc rượu trong cung và mời [[Gia Cát Khác]] đến. Gia Cát Khác không nghe lời [[Trương Ước]], tự mình vào cung mà không đề phòng gì
 
Khi [[Gia Cát Khác]] đang uống rượu, Tôn Lượng đi ra theo kế hoạch từ trước, [[Tôn Tuấn]] cũng lấy cớ ra nhà tiêu, thay bộ quần áo ngắn rồi bất ngờ ra lệnh cho quân đao phủ vào bắt [[Gia Cát Khác]] theo chiếu lệnh. Gia Cát Khác không kịp trở tay, bị [[Tôn Tuấn]] chém cùng với Trương Ước. Triều đình ra lệnh tru di toàn bộ họ Gia Cát.
 
== Tôn Lâm chuyên chính ==
== Bị phế và qua đời ==
== Chú thích ==
{{tham khảo}}
{{Nhân vật Tam Quốc}}