Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Duy Mật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lê Duy Mật''' (?-1770) là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại [[chúa Trịnh]] vào giữa [[thế kỷ 18]]. Cuộc khởi nghĩa được hình thành và phát triển cùng với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào [[khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài]] và được gộp chung vào phong trào này.
 
Ông là hoàng thân [[nhà Hậu Lê]], con thứ vua [[Lê Dụ Tông]] (1705-1729)
 
==Chính biến bất thành==
Thời [[Lê trung hưng]], họ Trịnh nắm hết quyền bính, vua Lê chỉ có hư vị. Một số vị vua có ý định chống lại đều bị chúa Trịnh sát hại. Thời vua cha của Duy Mật là [[Lê Dụ Tông]] ở ngôi, tuy chúa An Đô vương [[Trịnh Cương]] khá mềm mỏng nhưng vẫn giữ quyền sắp đặt và quyết định mọi sự.
 
Năm 1728, theo ý của Trịnh Cương, Dụ Tông lên làm [[thái thượng hoàng]], nhường ngôi cho con thứ là Duy Phường. Năm sau, Trịnh Cương đột ngột qua đời, [[Trịnh Giang]] lên thay, tức là Uy Nam vương. Trịnh Giang muốn tỏ rõ uy quyền nên sau khi thượng hoàng Dụ Tông mất (1731), Giang phế truất và giết Duy Phường (1732), lập người anh lớn nhất của Duy Mật, tức là con cả của Dụ Tông là Duy Tường lên ngôi, tức là [[Lê Thuần Tông]]. Được 4 năm, Thuần Tông mất sớm, Giang lập em Thuần Tông là Duy Thận nối ngôi, tức là [[Lê Ý Tông]].
 
Sau khi làm việc phế lập, Trịnh Giang không quan tâm tới triều chính, ăn chơi sa đọa. Giang bỏ và sát hại nhiều công thần đời Trịnh Cương như [[Nguyễn Công Hãng]], Lê Anh Tuấn. Xã hội rối ren, chính trị mất ổn định. Trong triều đình nhiều người bất bình với hành động của Giang.
Dòng 52:
Tháng 5 năm 1763, ông cho quân tiến vào Trấn Ninh và Cao Châu, nhanh chóng kiểm soát hai vùng này rồi sau đó tiếp tục đánh Quỳ Châu và Trà Lân. Ông xây dựng căn cứ mới ở núi Trình Quang (Trấn Ninh). Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, căn cứ gồm có 16 đồn lũy, thành cao hào sâu, có đài quan sát điếm canh từ xa để bảo vệ.
 
Từ Trấn Ninh, ông thường tổ chức tấn công xuống đồng bằng [[Thanh Hóa]] và [[Nghệ An]]. Trịnh Doanh bèn sai Bùi Thế Đạt vào Nghệ An làm Đốc suất, được tùy ý quyết định mọi việc. Tháng 7 năm 1764, Trịnh Doanh cử thêm Đàm Xuân Vực vào hỗ trợ cho Thế Đạt, kiêm quản cả [[Thanh Hóa]][[Nghệ An]].
 
Trước sự uy hiếp của quân Trịnh, Lê Duy Mật viết thư, sai người vào [[Thuận Hóa]] đưa cho [[chúa Nguyễn]] là [[Nguyễn Phúc Khoát]] đề nghị hỗ trợ “diệt Trịnh phù Lê” nhưng Khoát không muốn gây hấn với họ Trịnh nên không ra quân giúp.
 
Năm 1767, Trịnh Doanh chết, con là Sâm lên thay. Lê Duy Mật nhân lúc chúa Trịnh mới lên ngôi bèn tiến quân đánh chiếm [[Thanh Chương]] (Nghệ An) và [[Hương Sơn]] ([[Hà Tĩnh]]) vào tháng 4 năm đó. [[Trịnh Sâm]] vội sai [[Nguyễn Nghiễm]] mang quân vào Nghệ An tiếp viện cho Bùi Thế Đạt, đẩy lui quân khởi nghĩa về phía tây Nghệ An.
 
Tháng 8 năm 1769, [[Trịnh Sâm]] sai Tham nghị Nghệ An là Nguyễn Mậu Dinh dụ hàng ông nhưng không kết quả. Trịnh Sâm bèn huy động lực lượng lớn gồm 3 đạo quân Thanh Hóa, Hưng Hóa, Nghệ An do Bùi Thế Đạt, Nguyễn Phan và [[Hoàng Đình Thể]] chỉ huy vào đánh Duy Mật.
 
Lê Duy Mật chủ động điều quân ra phủ Ngoại đối phó với quân Trịnh. Tháng 1 năm 1770, quân Trịnh tiến đến phủ Ngoại. Lê Duy Mật giữ vững đồn lũy phòng thủ không đánh. Các tướng Trịnh cũng không dám tiến quân. Trịnh Sâm thấy chiến sự không thuận lợi phải điều danh tướng [[Hoàng Ngũ Phúc]] đến tây Nghệ An tăng viện.