Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cù lao Phố”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → , → using AWB
Dòng 5:
Sông Đồng Nai chảy đến một khúc quanh thì tự chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất sa bồi. Dải đất đó chính là Cù lao Phố, nằm ở phía Đông-Nam của thành phố [[Biên Hòa]], tên hành chính hiện nay là xã [[Hiệp Hòa]] với tổng diện tích đất đai là 694,6495[[hecta|ha]].
 
Cù lao Phố còn được gọi là ''Đông Phố, Giản Phố'' <ref>Theo GS. Nghiêm Toản, thì: Đông Phố, thực ra là "Giản Phố", vì lẽ chữ "Giản" và chữ "Đông" viết theo [[chữ Hán]] nét gần giống nhau, chỉ khác hai chấm thay vì một nét. Truy thêm, "Giản Phố" do "Giản Phố Trại" mà ra, và "Giản Phố Trại" tức là "Cambodia" do người Tàu âm ra tiếng của họ và vẫn đọc "Kan-pou-tchai", tức "Cambodge" ([[Campuchia]]) ngày nay. Như vậy, nên gọi "Giản Phố" hơn là "Đông Phố", nhưng cái gì cũng không mạnh hơn thông tục. Theo</ref>, ''Cù Châu'' <ref>[[Trịnh Hoài Đức]] giải thích: "Cù Châu là nói địa thế khuất khúc hình như con rồng có sừng (Hoa Cù) uốn giỡn với nước nên nhân đó gọi tên" ''([[Gia Định thành thông chí]])''.</ref>, ''Nông Nại Đại Phố'' <ref>Nông Nại đại phố tức là "[[Chợ Lớn]] của xứ Đồng Nai". Đồng Nai âm theo tiếng [[Quảng Đông]] là Nông Nại, do họ không phát âm được chữ “Đ” trong địa danh [[Đồng Nai]].</ref>.
Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy có thể đi đến mọi miền.
 
==Xây dựng và phồn thịnh==
[[Tập tin:Đình Tân Lân.jpg|nhỏ|phải|200px|Đình Tân Lân, đánh dấu nơi định cư đầu tiên của nhóm Trần Thượng Xuyên ở vùng Đồng Nai.]]
Người có công lớn trong công cuộc phát triển vùng Cù lao Phố là [[Trần Thượng Xuyên]] (陳上川) tự Trần Thắng Tài (? – [[1720]]), nguyên là tổng binh ba châu [[Cao Châu|Cao]]-[[Lôi Châu|Lôi]]-[[Hợp Phố|Liêm]] dưới [[nhà Minh|triều Minh]], bởi không chịu làm tôi [[nhà Thanh]] nên đã dẫn thuộc hạ sang thần phục chúa [[Nguyễn Phúc Tần]] vào năm [[1679]] và được cho vào đây cư trú.
 
Ban đầu nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân <ref>Bàn Lân hay Bàng Lân, sau đổi thành Tân Lân, có nghĩa là "Xóm Mới". Theo nhà văn [[Sơn Nam (định hướng)|Sơn Nam]] thì Bàn Lân là tiếng [[bằng lăng]] (một loại cây bản địa, trổ bông tím đẹp) nói trại ra (''Cù lao Phố - Cảng biển đầu tiên ở [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]]'' trong sách "Nam Bộ xưa và nay", NXB. TP. HCM, 2005, tr. 121).</ref> (ngày nay thuộc [[Biên Hòa]]) lập nghiệp. Khi đó, vùng đất này còn là rừng rú. Vốn là người ở vùng [[Hướng Đông Nam|Đông Nam]] [[Trung Quốc]], thạo nghề mua bán và công nghệ, họ đã phát hiện ra Cù lao Phố, một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của [[sông Đồng Nai]]), trải dài trên 7 [[dặm Anh|dặm]], bề ngang bằng 2/3 bề dài. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy, có thể ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, và phía Nam có thể ra biển [[Cần Giờ]] hay sang tận [[Campuchia|Cao Miên]].