Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Karl Popper”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 18:
Karl Popper sinh tại [[Viên]] năm [[1902]], là con một [[luật sư]] giàu có. Thân mẫu ông là người Do Thái cải đạo theo [[Tin Lành]]. Popper lớn lên trong một gia đình mà sách và âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng. Ngay từ khi còn trẻ Popper đã chú ý đến những câu hỏi về triết học. Năm [[1918]] Popper rời trường trung học đến nghe giảng tại trường Đại học Wien (''Universität Wien'') về các bộ môn toán, lịch sử, tâm lý học, vật lý lý thuyết và triết học.
 
Từ [[1920]] đến [[1922]] ông học tại Trường Âm nhạc Wien (''Wiener Konservatorium''), khoa nhạc nhà thờ, thế nhưng chẳng bao lâu lại hủy bỏ ý định trở thành nhạc sĩ.
 
Khi Poper bắt đầu học đại học vào năm [[1924]], phái cánh tả chiếm ưu thế về chính trị. Thời gian này là giai đoạn cao trào của thời kỳ [[Wien Đỏ]] ([[1918]]-[[1934]]). Popper đã hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên xã hội chủ nghĩa. Sau khi chứng kiến 8 người bị giết chết trong các xung đột đầy bạo lực giữa những người cộng sản và cảnh sát Wien, ông rời bỏ [[Chủ nghĩa Marx]] và trở thành một người phê phán chủ nghĩa này một cách cương quyết.
 
Ông tốt nghiệp khóa đào tạo sư phạm vào năm 1924, thế nhưng do không có nơi nhận làm thầy giáo nên ông đã làm việc trong một cơ sở xã hội giáo dục trẻ em. Năm 1925 ông theo học tại Viện sư phạm. Năm [1928 ông bảo vệ luận án phó tiến sĩ tại nhà tâm lý học và ngôn ngữ học [[Karl Bühler]]. Thông qua những năm học tập này Popper đã làm quen với thuyết tâm lý học của [[Oswald Külpe]] và "[[trường phái Würzburg]]", những việc đã có ảnh hưởng quyết định đến quan điểm về sư phạm và sau này là đến thuyết nhận thức của ông.
 
Năm [[1930]] Popper được nhận vào làm thầy giáo tại một trường trung học ở Wien. Ông dạy tại trường này cho đến năm [[1935]] và cũng trong năm này ông kết hôn với người nữ đồng nghiệp là bà Josefine Anna Henninger.
Dòng 28:
Khi bắt đầu tiếp xúc với "[[Nhóm Wien]]" chung quanh [[Moritz Schlick]], [[Rudolf Carnap]] và [[Otto Neurath]], Karl Popper bắt đầu đặt bút viết những dòng tư tưởng về triết học của ông. Thế nhưng đặc biệt là Schlick đã tách ly khỏi Popper, người đã phê phán quan điểm thực chứng lôgic và chỉ trích thái độ nóng nảy của ông. Vì thế Popper không còn được mời dự các cuộc họp của Nhóm Wien nữa.
 
[[Herbert Feigl]] đã động viên ông tiếp tục viết, việc Popper bắt đầu sau một thời gian lưỡng lự. Trong khoảng thời gian ba năm ông viết một bản thảo mà ngày nay chỉ còn tồn tại một phần. Phần còn lại của bản thảo này được ấn hành năm [[1934]] dưới dạng rút ngắn với tựa đề ''Logik der Forschung'' (Lôgic của việc nghiên cứu) và mãi đến năm [[1979]] mới được xuất bản dưới tựa đề ''Die beiden Grundprobleme der Erkenntnistheorie'' (Hai vấn đề cơ bản của nhận thức luận). Trong thời gian này ông đã tiếp xúc với [[Werner Heisenberg]] và [[Alfred Tarski]].
 
Tác phẩm chính về triết học của khoa học "Lôgíc của nghiên cứu" cuối cùng đã được phát hành trong các tập san của "Nhóm Wien" mặc dù trong đó Popper đã phê phán chủ nghĩa thực chứng của nhóm này. Luận bản của Popper đã được thành viên của Nhóm Wien đánh giá như là một tác phẩm thành hình từ các thảo luận của nhóm. Ngày nay, tính khả phản bác được trình bày trong tác phẩm của Popper được xem như là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học hiện đại.