Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Giao Quảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
Dòng 7:
Cuối thời Đông Hán, đất nước Trung Quốc phát sinh nội loạn do sự tranh giành lãnh thổ của các lãnh chúa quân phiệt, cuối cùng hình thành ba quốc gia là Ngụy ở miền bắc, Thục ở miền tây nam và Ngô ở miền đông nam, tạo thành thế chân vạc. Vùng đất Giao Châu (thuộc miền nam Trung Quốc và bắc Việt Nam hiện nay) nằm dưới sự quản lý của nhà [[Đông Ngô]]. Năm [[226]], vua Ngô Đại Đế [[Tôn Quyền]] chia cắt Giao châu thành hai châu nhỏ: Giao châu ở phía nam và Quảng châu ở phía bắc. Sau cái chết của thái thú Giao Chỉ [[Sĩ Nhiếp]], Đông Ngô phong cho [[Sĩ Huy]], con [[Sĩ Nhiếp]] làm thái thú quận Cửu Chân, nhưng Sĩ Huy không tuân lệnh mà dấy binh chiếm giữ Giao Chỉ. Thứ sử Giao Châu là Đái Lương và thứ sử Quảng Châu là [[Lã Đại]] cùng hợp binh tiến đánh và giết chết cả nhà họ Sĩ. Do họ Sĩ nhanh chóng bị dẹp, triều đình Đông Ngô quyết định sáp nhập lại Giao châu và Quảng châu thành Giao châu gồm 7 quận như cũ, phong Lã Đại làm thứ sử.
 
Năm [[248]] ở Giao châu nổ ra cuộc nổi dậy của bà Triệu nhưng nhanh chóng bị dẹp tan.
 
=== Lã Hưng hàng Tấn ===
Dòng 22:
=== Quân Tấn thắng thế ===
 
Nghe tin đã mất Giao Châu, vua Ngô [[Tôn Hạo]] tính chuyện đối phó. Năm [[268]], Tôn Hạo phong cho [[Lưu Tuấn]] làm thứ sử Giao Châu, cùng với Tu Tắc làm Đại đô đốc, cùng tướng quân Cố Dung, đem quân tiến xuống phía nam hòng lấy lại Giao châu. Quân của Tuấn đến nơi, bị quân Tấn đánh bại tới ba lần, phải rút chạy. Dương Tắc thừa thắng sai Mao Linh và Đổng Nguyên tiến công lên Quảng châu, lấy được quận Uất Lâm, giết chết Lưu Tuấn và Tu Tắc. [[Nhà Tấn]] sai Mao Linh đến làm thái thú Uất Lâm<ref>[[Tấn thư]], [http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7057 quyển 57]</ref><ref name="vi.wikisource.org">[[Đại Việt sử kí toàn thư]], [http://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_s%E1%BB%AD_k%C3%BD_to%C3%A0n_th%C6%B0/T%E1%BA%ADp_II/Cu%E1%BB%91n_th%E1%BB%A9_t%C6%B0/%C4%90%E1%BB%9Di_thu%E1%BB%99c_v%E1%BB%81_Ng%C3%B4,_T%E1%BA%A5n,_T%E1%BB%91ng,_T%E1%BB%81,_L%C6%B0%C6%A1ng Đời thuộc về Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương]</ref>.
 
Tháng 10 năm [[269]], Tôn Hạo lại cử Ngu Dĩ làm Giám quân, Tiết Vũ làm Uy Nam tướng quân, cùng với [[Đào Hoàng]], người Đơn Dương làm Uy Nam tướng quân đưa quân trở lại Giao châu theo đường Kinh châu, lại cử Giám quân là Lý Đỉnh, Đốc quân là Từ Tồn đi theo đường biển qua vùng Kiến An, sau đó hội Hợp Phố để đánh Dương Tắc.
 
Sang năm [[271]], quân Ngô tiến vào Giao châu, [[Đào Hoàng]] bại trận ở sông Phần phải lui về giữ Hợp Phố, hai tướng tử trận. Tiết Vũ giận lắm, trách mắng Đào Hoàng
Dòng 38:
Đào Hoàng đi theo đường biển, tiến thẳng vào Giao châu, giao chiến với quân của [[Đổng Nguyên]]. Các tướng muốn ra giao chiến. Bấy giờ Đào Hoàng thấy có chiếc cầu gãy, cho rằng trong chiếc cầu đó có mai phục, bèn sắp riêng quân cầm kích dài cho ở lại phía sau để tập hậu rồi mới tiến binh. Khi ra giáp trận, Đổng Nguyên dùng kế rút lui để nhử. [[Đào Hoàng]] thúc quân đuổi theo thì quả nhiên gặp quân Tấn mai phục. Do có sự chuẩn bị trước quân của Đào Hoàng không náo núng, đội quân cầm kích dài lúc đó lại ra đón đánh, quân Ngô trong ứng ngoài hiệp, phá tan quân Tấn, giết chết Đổng Nguyên.
 
Đào Hoàng sai đem thuyền của báu vừa lấy của quân Tấn cùng vài nghìn tấm gấm bản thổ, đưa cho Lương Tề ở Phù Nghiễm. Tề biết chuyện bèn đem hơn vạn người giúp Đào Hoàng.
 
=== Đào Hoàng lấy lại Giao châu ===
 
Sau khi Đổng Nguyên đã chết, Dương Tắc sai Vương Tố ra thay, cùng với tướng Giải Hệ cố thủ trong thành. Đào Hoàng dùng kế sai em Giải Hệ là Tượng viết thư cho Hệ, rồi sai Tượng cưỡi xe bốn bánh đi chơi, có phường nhạc và lính hầu theo sau . Người của Vương Tố cho rằng Tượng làm thế tất Hệ có ý muốn phản Tấn, bèn giết chết Hệ.
Dòng 49:
:''Cậu vẫn là tướng bên Ngô, còn Tộ vẫn là tôi bên Tấn! Ta cứ trông vào sức mình mà thôi !
 
Rồi cố sức giữ thành. Quân Ngô đánh rất lâu, cuối cùng mới hạ được<ref>[[Đại Việt sử kí toàn thư]], [http://name="vi.wikisource.org"/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_s%E1%BB%AD_k%C3%BD_to%C3%A0n_th%C6%B0/T%E1%BA%ADp_II/Cu%E1%BB%91n_th%E1%BB%A9_t%C6%B0/%C4%90%E1%BB%9Di_thu%E1%BB%99c_v%E1%BB%81_Ng%C3%B4,_T%E1%BA%A5n,_T%E1%BB%91ng,_T%E1%BB%81,_L%C6%B0%C6%A1ng Đời thuộc về Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương]</ref>. Toàn bộ đất Giao châu trở về tay nhà Ngô. Về sau, Đào Hoàng còn được phong làm Giao châu mục, Đô đốc Giao châu chư quân sự, Tiền tướng quân.
 
== Kết quả và ý nghĩa ==
Dòng 67:
*[[Tư trị thông giám]], quyển 82
== Chú thích ==
{{tham khảo|2}}
 
[[Thể loại:Trận chiến thời Tam Quốc]]