Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đàm Dĩ Mông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32:
Tháng 8 năm 1207, [[Đoàn Thượng]] và Đoàn Chủ nổi dậy ở Hồng châu chống triều đình. Lý Cao Tông sai đem đại binh đi đánh. Đàm Dĩ Mông đem quân đạo Đại Thông (miền Hà Đông cũ dọc sông Đáy), [[Phạm Bỉnh Di]] đem quân đạo Khả Liễu, Trần Hinh đem quân đạo Phù Đái (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Bảo Trinh hầu đem quân đạo Nam Sách (Nam Sách, Hải Dương), cùng họp nhau đánh Đoàn Thượng. Đoàn Thượng ngầm sai người đem của cải đút lót cho [[Phạm Du]], vì vậy Phạm Du cố xin với Cao Tông tha cho Thượng. Lý Cao Tông nghe lời Phạm Du bèn triệu Dĩ Mông và Bỉnh Di về. Từ đó ông cùng Phạm Bỉnh Di có hiềm khích với Phạm Du.
 
Tháng 7 năm 1209, Lý Cao Tông nghe theo gian thần [[Phạm Du]], giết tướng hoạn quan [[Phạm Bỉnh Di]]. Bộ tướng của Bỉnh Di là [[Quách Bốc]] đánh vào kinh thành, vua Cao Tông bỏ chạy lên Quy Hóa cùng Phạm Du, còn thái tử Sảm chạy về Hải Ấp. Quách Bốc lập hoàng tử [[Lý ThầmThẩm]] (em thái tử Sảm) lên ngôi. Đàm Dĩ Mông ở lại [[Thăng Long]] thờ vua mới Lý Thầm, được phong chức Thái úy.
 
Thái tử Sảm ở Hải Ấp không có lệnh vua cha, tự phong chức cho những người họ Trần làm vây cánh. Cuối năm [[1209]], họ Trần ở Hải Ấp nhân danh giúp thái tử Sảm đánh vào [[Thăng Long]] diệt Quách Bốc, lật đổ Lý ThầmThẩm để khôi phục nhà Lý. Vua Cao Tông trở về [[Thăng Long]]. Đàm Dĩ Mông sợ bị tội theo Lý Thầm, bèn sai thủ hạ đi bắt 28 người nhận chức do thái tử Sảm phong khi còn ở Hải Ấp để lập công chuộc tội, và mang đến cửa nộp cho Đỗ Anh Doãn. Nhưng ông bị Đỗ Anh Doãn kể tội theo Lý Thầm là phản nghịch. Đàm Dĩ Mông rất hổ thẹn. Tuy nhiên cuối cùng ông vẫn không bị Lý Cao Tông trị tội, cho giữ chức Thái sư như cũ<ref>Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển 5</ref>.
 
Năm [[1210]], [[Lý Cao Tông]] mất, thái tử Sảm lên nối ngôi, tức là [[Lý Huệ Tông]]. Họ Trần và [[Tô Trung Từ]] bắt đầu nắm quyền trong triều, nhưng thế lực cũ của các cựu thần trong đó có Đàm Dĩ Mông vẫn còn. Ông được Lý Huệ Tông phong làm Thái úy, giữ chức phụ chính thay cho Đỗ Kính Tu vừa bị Tô Trung Từ sát hại. Ít lâu sau Huệ Tông lại phong cho ông tước vương.
 
Sau đó Tô Trung Từ cũng bị giết trong cuộc tranh chấp quyền lực. Trong nước hỗn loạn chia làm nhiều phe phái đánh lẫn nhau. [[Lý Huệ Tông]] khi dựa vào họ Trần, khi dựa vào họ Đoàn và họ Nguyễn chống họ Trần. Năm [[1213]], Lý Huệ Tông sai Đàm Dĩ Mông liên kết với [[Đoàn Thượng]] ở Hồng châu chống lại [[Trần Tự Khánh]] (cháu [[Tô Trung Từ]]). Sau đó ông lại được lệnh Huệ Tông đi đến vùng sông Tam Đái tập hợp lực lượng chống họ Trần.
 
Năm [[1214]], Lý Huệ Tông cùng thái sư Đàm Dĩ Mông tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân đạo Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên ([[Thường Tín]], [[Hà Tây]] cũ) thì bị quân của [[Trần Thừa]] tiến đánh.
Dòng 44:
Lý Huệ Tông thất thế, muốn chạy lên Lạng Châu. Đàm Dĩ Mông ra sức can ngăn, đề nghị Huệ Tông đóng lại Đại Thất thuộc phủ Thiên Đức ([[Bắc Ninh]]) để gọi lực lượng của họ Đoàn. Huệ Tông nghe theo, nhưng vì mãi lực lượng họ Đoàn vùng Hồng không đến trợ chiến nên Huệ Tông phải chạy lên Lạng châu.
 
Trần Tự Khánh không mời được Huệ Tông trở về kinh bèn lập con vua Anh Tông (chú Huệ Tông) là Huệ[[Lý VănNguyên vương]] lên làm vua mới, rồi bắt người trong gia quyến Đàm Dĩ Mông là Đàm Kinh Bang trói bằng dây thép giam ở Mỹ Lộc. Cuối năm đó Trần Tự Khánh thả Đàm Kinh Bang, sai đi cùng bộ tướng Nguyễn Ngạnh đến thuyết phục Lý Huệ Tông trở về kinh. Cuối cùng Huệ Tông đồng ý trở lại kinh thành Thăng Long dưới quyền khống chế của Trần Tự Khánh.
 
Từ sau thất bại trước họ Trần, Đàm Dĩ Mông không được sử sách nhắc đến nữa. Không rõ ông có cùng vua Huệ Tông lên Lạng châu hay không và không rõ cuối cùng ông mất năm nào, tại đâu trong bối cảnh loạn lạc khi đó. Đàm Dĩ Mông có thời gian hoạt động trong triều đình nhà Lý khoảng 25 năm trong 2 đời vua Cao Tông và Huệ Tông.