Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Friedrich I của Thánh chế La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (26), . → . , : → : , ; → ; using AWB
n clean up, replaced: giáo hoàng → Giáo hoàng (13) using AWB
Dòng 44:
 
== Thời trẻ ==
Friedrich chào đời năm 1122, năm 1147 ông trở thành Quận công xứ Schwaben, rồi chỉ một thời gian ngắn sau, tháp tùng chú của mình là vua Konrad III của Đức, tiến hành cuộc [[Thập tự chinh thứ hai]]. Cuộc thập tự chinh thất bại thảm hại, nhưng Friedrich lại nổi bật lên, và giành được sự tin tưởng tuyệt đối từ người chú của mình. Khi vua Konrad qua đời vào [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1152]], chỉ có Friedrich và Giám mục [[Bamberg]] có mặt tại giường bệnh của ông, và chứng thực rằng Konrad trao vương hiệu lại cho Friedrich, để nối nghiệp mình. Friedrich Barbarossa theo đuổi ngai vàng một cách đầy nhiệt tình, và tới ngày [[4 tháng 3]], các Tuyển hầu tước bầu ông làm vua nước Đức. Ông lên ngôi tại [[Aachen]] vài ngày sau, khi đó ông 28 tuổi.<ref>Harold Joseph Berman, [http://books.google.com.vn/books?id=9-8fIBVgCQYC&pg=PA488&dq=%22Frederick+Barbarossa%22&hl=vi&ei=CX81TPH4GI_BcaOTmdQE&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=9&ved=0CEoQ6AEwCA#v=onepage&q=%22Frederick%20Barbarossa%22&f=false "Law and revolution: the formation of the Western legal tradition"], Harvard University Press, 1983, tr. 488</ref> Khi đó, có sự phân biệt giữa việc được chọn lên làm "vua người La Mã", nhưng lên ngôi tại Đức, và với việc đăng quang tại [[Roma|Rôma]], và chính thức nhận tước vị hoàng đế. Ông nhận vương miện Hoàng đế Đế quốc La Mã thần thánh từ giáoGiáo hoàng, tại Rôma ngày 18 tháng 6 năm 1155.<ref>Le Goff, J. ''Medieval Civilization, 400-1500'', Barnes and Noble, New York, 2000, p. 266.</ref> Friedrich I là người nhà Hohenstaufen theo phía cha, và là người nhà Welf theo phía mẹ, tức là hai dòng họ hùng mạnh nhất nước Đức khi đó.
[[Tập tin:Friedrich I. Barbarossa (Christian Siedentopf, 1847).jpg|nhỏ|trái|210px|Friedrich I. Barbarossa]]
 
Dòng 53:
== Trỗi dậy ==
[[Tập tin:Armoiries empereurs Hohenstaufen.svg|nhỏ|trái|150px|Gia huy nhà Hohenstaufen]]
Mong muốn khôi phục Đế quốc trở lại thời hoàng kim dưới thời [[Charlemagne]] và [[Otto I của đế quốc La Mã Thần thánh|Otto I Đại đế]], vị tân hoàng đế nhận rõ rằng tái lập trật tự tại Đức là điều kiện tiên quyết để thiết lập vương quyền trên đất Ý. Bằng cách ra các chỉ dụ hòa bình, ông ban cho giới quí tộc nhiều nhân nhượng rộng rãi. Đối ngoại, Friedrich I can thiệp vào cuộc nội chiến tại [[Đan Mạch]] và bắt đầu đàm phán với Hoàng đế [[Đế quốc Đông La Mã|Đông La Mã]] là [[Manuel I Comnenus]]. Có lẽ cũng thời gian này, ông được phép của Giáo hoàng hủy bỏ cuộc hôn nhân của ông với [[Adelheid xứ Vohburg]], với lý do họ hàng gần (ông tổ 5 đời của ông là anh trai của bà tổ 5 đời của Adelheid). Ông tiếp đó cố gắng tiến hành một cuộc hôn nhân với triều đình [[Constantinopolis]], nhưng không thành công. Khi lên ngôi, ông báo tin cho Giáo hoàng [[Giáo hoàng Êugêniô III|Êugêniô III]], nhưng sao lãng không yêu cầu Giáo hoàng chuẩn y. [[Tháng ba|Tháng 3]] năm 1153, Friedrich ký kết hiệp ước với Giáo hoàng, theo đó để đổi lại việc chấp thuận để ông lên ngôi, ông hứa sẽ bảo vệ Giáo Hoànghoàng, không chấp thuận hòa ước với vua Roger II xứ [[Sicilia]] hay các đối thủ khác của Giáo hội mà không có sự chấp thuận của Giáo hoàng, và giúp Giáo hoàng duy trì kiểm soát kinh thành [[Roma|Rôma]].<ref>Falco, G. ''The Holy Roman Republic'', Barnes and Co., New York, 1964, p. 218 et seq.</ref>
 
== Cai trị và chiến tranh ở Ý ==
Dòng 63:
Tình hình hỗn loạn lúc đó lan tràn tại Đức, đặc biệt là tại xứ Bayern, nhưng hòa bình đã được vãn hồi bởi các hoạt động mạnh mẽ, nhưng có tính xoa dịu của Frederick. Đất quận công Bayern được chuyển từ tay bá tước Áo là [[Henry II Jasomirgott]], cho người bà con đáng gờm của Friedrich là Heinrich Sư tử, quận công xứ [[Sachsen]], thuộc nhà [[Guelph]], cha ông này vốn kiểm soát cả hai vùng. Henry II Jasomirgott được phong làm quận công [[Áo]], để bù lại việc mất Bayern. Với chính sách thỏa hiệp với các lực lượng chính của các thân vương Đức và chấm dứt nội chiến trong vương quốc, Friedrich ve vãn Henry của Áo bằng cách ban cho Henry chỉ dụ [[Privilegium Minus]], phong Henry từ bá tước thành quận công Áo, việc chưa từng xảy ra. Đây được xem là cột mốc quan trọng, đánh dấu việc tách Áo khỏi Bayern, mở đầu cho việc thành lập nước Áo độc lập. Đây cũng là một sự nhân nhượng lớn từ phía Friedrich, vì ông hiểu rằng ông phải hòa giải với Heinrich Sư tử, thậm chí phải chia sẻ quyền lực nếu cần. Ông không thể ra mặt đối đầu với Heinrich ngay được.<ref>Davis, R. H. C., ''A History of Medieval Europe'', Longmans, 1957, p. 319.</ref> Ngày [[9 tháng 6]] năm 1156 tại [[Würzburg]], Friedrich cưới Beatrice I, quận chúa [[Bourgogne|Burgundy]], con gái và là người thừa kế của bá tước [[Renaud III xứ Burgundy]], và như vậy thêm vào lãnh địa của mình vùng đất rộng lớn Burgundy.
 
[[Tháng sáu|Tháng 6]] năm [[1158]], Friedrich tiến hành cuộc viễn chinh Ý lần thứ hai, được hỗ trợ bởi Heinrich Sư tử và quân Sachsen của ông ta. Kết quả của cuộc viễn chinh là ông thiết lập các tướng lãnh Hoàng gia tại các thành phố bắc Ý, thành [[Milano|Milan]] nổi dậy và bị chinh phục, và ông bắt đầu cuộc đấu tranh dai dẳng với giáoGiáo hoàng [[Giáo hoàng Alexanđê III|Alexanđê III]]. Để đối lại việc ông bị rút phép thông công bởi giáoGiáo hoàng năm 1160, Friedrich tuyên bố ủng hộ địch thủ của giáoGiáo hoàng là Victor IV (1159-1164).<ref>Dahmus, J., ''The Middle Ages, A Popular History'', Doubleday & Co. Garden City, New York, 1969, p. 295.</ref> Friedrich muốn triệu tập một hội đồng cùng với vua Louis của Pháp năm 1162 để quyết định ai sẽ là giáoGiáo hoàng. Vua Louis đã đến gần nơi diễn ra hội nghị, thì biết rằng Friedrich đã dồn phiếu chống Giáo hoàng Alexanđê III, nên vua Louis quyết định không đến nữa. Kết quả là vấn đề này không được giải quyết xong khi đó.<ref>Munz, Peter. ''Frederick Barbarossa: A Study in Medieval Politics''. Cornell University Press, Ithaca and London, 1969, p. 228.</ref>
 
[[Tập tin:Hochzeit friedrich I. tiepolo.jpg|nhỏ|phải|220px|Lễ cưới giữa Friedrich và Beatrice xứ Burgundy]]
Sự tranh chấp giữa ông và Giáo hoàng Alexanđê dẫn đến kết quả là vương quốc Sicilia của các vương tôn Norman và giáoGiáo hoàng thành lập một liên minh chống lại Friedrich<ref>Davis, R. H. C., p. 326-7, ibid.</ref>. Trở về Đức vào cuối năm 1162, Friedrich ngăn ngừa sự leo thang xung đột giữa Heinrich Sư tử xứ Sachsen và một số các vương hầu lân bang, những người ngày càng tỏ ra lo ngại trước sự bành trướng thế lực, ảnh hưởng và lãnh thổ của Heinrich. Ông cũng trừng phạt dân chúng thành [[Mainz]] một cách khắc nghiệt vì tội nổi loạn chống lại Tổng giám mục Arnold. Trong cuộc viễn hành tới Ý năm 1163, kế hoạch chinh phục [[Sicilia]] của ông đổ vỡ vì một liên minh hùng mạnh đã thành lập để chống lại ông, nguyên nhân chính là để phản kháng lại việc đóng thuế cho vương quyền.
 
Friedrich sau đó quay sang tái lập hòa bình cho vùng [[Rhineland]], nơi ông tổ chức một đại tiệc mừng lễ phong thánh cho Charles Đại đế (tức [[Charlemagne]]) tại Aachen. [[Tháng mười|Tháng 10]] năm [[1166]], ông lại tiến vào Ý để hỗ trợ cho [[Giáo hoàng đối lập Pascalê IIII]], và để đăng quang cho vợ ông là Beatrice là hoàng hậu của Đế quốc La Mã thần thánh. Lần này, Heinrich Sư tử từ chối không đi Ý cùng ông, thay vào đó tập trung vào cuộc tranh giành với các lân bang và bành trướng vào lãnh thổ của người [[Người Slav|Slavơ]] ở đông bắc Đức. Quân của Friedrich đánh bại quân Rôma trong [[trận Monte Porzio]], nhưng chiến dịch này phải ngưng lại vì bệnh dịch bùng phát, đe dọa tiêu hủy quân đội Hoàng gia, khiến ông phải chạy về Đức và ở lại đó trong 6 năm tiếp đó. Trong thời gian này, Friedrich phải ra các phán quyết phân định các lãnh địa giám mục thuộc về ai, áp đặt vương quyền lên các xứ [[Čechy|Bohemia]], [[Ba Lan]], [[Hungary]], thiết lập quan hệ hữu hảo với hoàng đế Đông La Mã là [[Manuel I Comnenus]], và cải thiện mối liên lạc giữa các đối thủ [[Henry II của Anh]] và [[Louis VII của Pháp]]. Nhiều bá tước xứ Schwaben, bao gồm cả người bà con của ông là vị Quận công xứ Schwaben trẻ tuổi, Friedrich IV, chết năm 1167, khiến ông có thể tập trung các vùng đất này thành lãnh địa Quận công Schwaben, đặt dưới tay ông. Đứa con nhỏ của ông, Friedrich V, trở thành tân Quận công Schwaben.
 
== Những năm cuối đời ==
Năm 1174, vua Friedrich Barbarossa tiến hành cuộc viễn chinh Ý lần thứ năm, nhưng bị Liên minh [[Lombard]] (giờ có thêm [[Venezia]], [[Sicilia]] và [[Constantinopolis]]) theo phe giáoGiáo hoàng chống lại.<ref name="Kampers 6252b">Kampers, Franz. [http://www.newadvent.org/cathen/06252b.htm "Frederick I (Barbarossa)"]. ''The Catholic Encyclopedia''. Vol. 6. New York: Robert Appleton Company, 1909. 21 tháng 5 năm 2009.</ref> Các thành phố miền bắc Ý đã trở nên hết sức thịnh vượng nhờ thương mại, và đại diện cho một bước ngoặt trong bước chuyển từ trật tự [[phong kiến]] [[Trung Cổ]]. Khi Friedrich Barbarossa bị liên minh các thành phố bắc Ý đánh bại, cả châu Âu bị sốc vì không tưởng tượng được việc đó có thể xảy ra.<ref>Le Goff, J. ''Medieval Civilization 400-1500''. Barnes and Noble, New York, 2000, p. 104; reprint of B. Arthaud. ''La civilization de l'Occident medieval'', Paris, 1964.</ref>
 
Cùng việc Heinrich Sư tử từ chối đưa viện quân vào Ý, cuộc viễn chinh thất bại thảm hại. Friedrich Barbarossa có thể hành binh vượt miền bắc Ý, chiếm Rôma, và đưa [[Giáo hoàng đối lập Pascalê III]] lên ngôi, nhưng người Lombard nổi dậy ở sau lưng ông, trong khi bệnh dịch làm quân đội của ông bị suy yếu nghiêm trọng.<ref name="Kampers 6252b" /> Friedrich tiếp đó bị đánh bại trong trận Legnano gần [[Milano|Milan]] ngày [[29 tháng 5]] năm [[1176]]. Ông bị thương, và có lúc người ta tưởng là ông đã chết. Trận chiến này là bước ngoặt trong cuộc đấu tranh giành quyền làm chủ đế quốc của ông.<ref>Davis, R. H. C., p. 332 et seq., ibid.</ref> Ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải thương lượng với giáoGiáo hoàng Alexanđê III và Liên minh Lombard. Theo hòa ước Anagni 1176, Friedrich công nhận Alexanđê III là Giáo hoàng, và với hiệp ước Venezia 1177, Friedrich và Giáo hoàng Alexanđê III chính thức hòa giải.<ref>Brown, R. A., p. 164-5 "The Origins of Modern Europe", Boydell, 1972</ref> Friedrich phải chịu khuất phục trước giáoGiáo hoàng tại Venezia. Ông công nhận quyền lực của giáoGiáo hoàng tại Quốc gia Giáo hoàng (tức Rôma và vùng phụ cận), đổi lại Giáo hoàng Alexanđê III thừa nhận quyền chủ tể của Hoàng đế với Giáo hội Đế quốc. Cũng theo hòa ước Venezia, hòa bình được thiết lập với Liên minh các thành phố Lombard từ [[tháng tám|tháng 8]] năm [[1178]].<ref>online in the Yale Avalon project</ref> Tiếp đó, hòa bình vĩnh viễn được thiết lập với hòa ước Constance, Friedrich thừa nhận quyền của các thành phố này được tự bầu thị trưởng thành phố. Như vậy Friedrich giành lại quyền cai trị trên danh nghĩa trên đất Ý, đó là cách chủ yếu mà ông áp đặt sức ép lên giáoGiáo hoàng<ref>Le Goff, J., ibid. p. 96-97</ref>
 
[[Tập tin:Foltz - 'Kaiser Friedrich Barbarossa und Herzog Heinrich der Löwe in Chiavenna.jpg|nhỏ|phải|230px|Barbarossa và Heinrich Sư tử]]
Dòng 80:
Tiếp đó, ông đưa quân đội Đế quốc tiến đánh Sachsen. Heinrich bị các đồng minh bỏ rơi, và cuối cùng Heinrich phải chấp nhận đầu hàng vào [[tháng mười một|tháng 11]] năm [[1181]]. Heinrich phải chịu lưu vong trong 3 năm tại triều đình cha vợ mình là [[Henry II của Anh]] tại [[Normandie|Normandy]], trước khi được phép trở lại Đức. Heinrich sống những ngày cuối đời mình tại Đức với danh vị Quận công Brunswick trong một lãnh thổ nhỏ hẹp hơn rất nhiều. Khát vọng báo thù của Friedrich như vậy đã hoàn tất, Heinrich Sư tử giờ sống một cuộc đời bình lặng, bảo trợ nghệ thuật và kiến trúc.
 
Dù đã hạ bệ được Heinrich Sư tử, Friedrich không thể nào du nhập được hệ thống phong kiến tập quyền kiểu [[Anh]] vào Đức được.<ref>Cantor, N. F., ibid. pp. 433-434.</ref> Ông phải đối diện với thực trạng hỗn loạn tại các tiểu quốc Đức, với nội chiến diễn ra liên miên giữa các công vương giành giật ngôi vị và đất đai. Sự thống nhất nước Ý dưới quyền lãnh đạo của hoàng đế Đức cũng chỉ là hư danh. Dù rằng đã tuyên bố quyền bá chủ của hoàng đế Đức, nhưng thực quyền trên đất Ý nằm trong tay giáoGiáo hoàng.<ref>Le Goff, J. ibid. pp. 102-3.</ref> Trở về Đức sau thất bại tại bắc Ý, Frederick phải ngậm bồ hòn làm ngọt, hoàn toàn kiệt lực. Các công vương Đức, thay vì phục tùng dưới trướng hoàng đế, lại thu thập của cải, quyền lực, củng cố thế lực của mình. Bắt đầu xuất hiện khuynh hướng trong xã hội nhằm "thiết lập [[đế quốc Đức|nước Đại Đức]]" bằng cách chinh phục [[người Slav]]ơ ở phía đông.<ref>Cantor, N. F., ibid. p. 429.</ref>
 
== Thập tự chinh và cái chết ==