Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kháng Cách”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (5), , → , using AWB
n clean up, replaced: giáo hoàng → Giáo hoàng (7) using AWB
Dòng 3:
Danh xưng '''Tin Lành''' thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào [[thế kỷ 16]] bởi [[Martin Luther]]. Là tu sĩ [[Dòng Augustine]], mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong [[giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội Công giáo La Mã]], về sau ông tách rời khỏi [[Công giáo]] và thành lập [[Giáo hội Luther]]. Trong khi đó tại [[Châu Âu|Âu châu]], nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới một tên chung là '''Kháng Cách''', hay '''Tân giáo''' (để phân biệt với cựu giáo là [[Công giáo]]). Kháng Cách được xem là một trong ba nhánh chính của [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]], cùng với [[Công giáo]] và [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo Đông phương]].
 
Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]] chấp nhận nền thần học của cuộc [[Cải cách Kháng Cách]]. Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền của giáoGiáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có [[Kinh Thánh]] (không phải truyền thống hoặc quyền giải thích Kinh Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội<ref>O'Gorman, Robert T. and Faulkner, Mary. ''The Complete Idiot's Guide to Understanding Catholicism''. 2003, page 317.</ref>) là nguồn chân lý duy nhất, và tin rằng chỉ bởi [[ân điển]] của [[Thiên Chúa]] mà con người được [[cứu rỗi]]. Những luận điểm chính của thần học Kháng Cách được tóm tắt trong [[Năm Tín lý Duy nhất]].
 
Thuật từ Kháng Cách có nguồn gốc từ [[latinh|tiếng Latin]] ''protestatio'', nghĩa là công bố, được dùng để chỉ thư kháng nghị của các vương hầu (hoặc tuyển đế hầu – ''elector'') và đại biểu các thành phố thuộc [[Đế quốc La Mã Thần thánh|Thánh chế La Mã]] chống lại nghị quyết của [[Nghị viện Speyer]] năm [[1529]], nghị quyết này khẳng định lập trường của Nghị viện Worm chống lại cuộc Cải cách Kháng Cách.<ref name="TECGlossary">[http://www.episcopalchurch.org/19625_15125_ENG_HTM.htm Definition of Protestantism at the Episcopal Church website]</ref> Lúc ấy, người ta gọi những người ủng hộ thư kháng nghị và lập trường cải cách là kẻ phản kháng. Từ đó, thuật từ Kháng Cách, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, được dùng để chỉ Cơ Đốc giáo phương Tây không công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng.<ref name="TECGlossary"/>
Dòng 13:
Phong trào cải cách bùng nổ đột ngột tại nhiều nơi ở [[Châu Âu|Âu Châu]], nhưng tìm thấy sức mạnh của mình tại [[Đức]], nơi cuộc cải cách đã gây ra sự phân hoá sâu sắc giữa các vương hầu đang cai trị các phần lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự bùng nổ nầy có thể giải thích bởi các biến động xảy ra trong suốt hai thế kỷ trước đó tại [[Tây Âu]].
 
Mầm mống của sự bất ổn âm ỉ bên trong giáo hội và đế quốc được đẩy lên đỉnh điểm khi xảy ra việc dời ngai giáoGiáo hoàng về [[Avignon]], [[Pháp]] ([[1308]]-[[1378]]) và sự tranh chấp giáo quyền giữa hai triều giáoGiáo hoàng tồn tại song song ([[1378]]-[[1416]]), gây ra chiến tranh giữa các vương hầu, các cuộc nổi dậy của nông dân và mối quan tâm về những thối nát trong lòng hệ thống các tu viện. Nó cũng giới thiệu chủ nghĩa quốc gia như là một nhân tố mới vào thế giới trung cổ. Phong trào phục hưng nhân văn khuyến khích giới khoa bảng quan tâm đến quyền tự do dành cho học thuật. Những cuộc tranh luận sôi nổi được tiến hành tại các viện đại học bàn đến các vấn đề như bản chất của giáo hội, nguồn gốc và giới hạn của thẩm quyền dành cho giáoGiáo hoàng, các công đồng và các vương hầu. Một trong những luận thuyết cấp tiến và gay gắt nhất đến từ [[John Wycliffe]] của [[Đại học Oxford]], và sau đó là từ [[Jan Hus]] của [[Đại học Praha]]. Trong nội bộ Giáo hội [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo La Mã]], cuộc tranh luận này bị khép lại bởi [[Công đồng Constance]] ([[1414]]-[[1418]]), xử tử Jan Hus và thiêu xác John Wycliffe như là kẻ dị giáo. Dù Công đồng Constance nỗ lực khẳng định và củng cố các khái niệm thời trung cổ về giáo hội và đế quốc, lại không thể giải quyết toàn diện các căng thẳng về ý thức quốc gia cũng như những phản kháng về thần học.
[[Tập tin:Ulrich Zwingli.jpg|trái|nhỏ|120px|[[Huldrych Zwingli]]]]
[[Martin Luther]], tu sĩ [[dòng Augustine]] và giáo sư tại Đại học [[Wittenberg]], chỉ muốn kêu gọi mở ra các cuộc tranh luận về [[phép giải tội]] (''indulgence''). Truyền thuyết cho rằng Luther đã treo 95 luận đề của mình trên cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg, nơi dành để treo các thông báo của viện đại học. Tuy nhiên, những phản đối của ông đã thổi bùng lên sự bất mãn âm ỉ từ lâu trong sự đè nén.
Dòng 19:
Xảy ra cùng lúc với những biến động lại Đức là một phong trào khởi phát tại [[Thụy Sĩ|Thuỵ Sĩ]] dưới sự lãnh đạo của [[Huldrych Zwingli|Huldreich Zwingli]]. Vẫn tồn tại một số bất đồng giữa hai phong trào này dù họ chia sẻ với nhau một mục tiêu chung và đồng ý với nhau về hầu hết các vấn đề liên quan.
[[Tập tin:John Calvin - best likeness.jpg|nhỏ|phải|110px|[[John Calvin]]]]
Sau khi giáoGiáo hoàng quyết định trục xuất Luther và lên án cuộc cải cách, các tác phẩm của [[John Calvin]] tạo nên nhiều ảnh hưởng trong việc thiết lập một sự đồng thuận tương đối giữa các nhóm cải cách khác nhau tại [[Thụy Sĩ|Thuỵ Sĩ]], [[Scotland|Tô Cách Lan]], [[Hungary|Hung Gia Lợi]], Đức và những nơi khác. Việc [[Anh giáo]] tách rời khỏi La Mã dưới thời trị vì của [[Henry VIII của Anh|Henry VIII]], khởi đầu từ năm [[1529]] và hoàn tất vào năm [[1536]], đem [[Vương quốc Anh]] đồng hành với cuộc cải cách. Dù vậy, những thay đổi tại Anh được tiến hành dè dặt hơn các nơi khác ở Âu châu và người Anh chọn con đường trung dung giữa cựu giáo và tân giáo. (Ngày nay, về thần học, nhiều người Anh vẫn xem mình là Công giáo cải cách hơn là Kháng cách). Như thế phương Tây đã vĩnh viễn bị chia cắt thành hai phần: Công giáo La mã và Kháng Cách.
 
Về học thuật, phong trào Kháng Cách – chịu ảnh hưởng [[phục Hưng|thời kỳ phục hưng]] và được hậu thuẫn bởi những viện đại học ở [[Tây Âu]] – thu hút giới trí thức, chính trị gia, giới chuyên môn, thương gia và thợ thủ công. Kỹ thuật in ấn đang phát triển giúp quảng bá tư tưởng Kháng Cách, cũng như trợ giúp hữu hiệu cho việc ấn hành những bản dịch [[Kinh Thánh]] sang các ngôn ngữ địa phương. Các khái niệm về sự tự do của lương tâm và quyền tự do cá nhân, nảy sinh từ thời kỳ sơ khai của phong trào Kháng Cách, được định hình và phát triển qua một thời gian dài liên tục đối kháng với thẩm quyền của Giám mục thành Rôma và hệ thống tăng lữ của Giáo hội Công giáo. Dần dà, phong trào Kháng Cách vượt qua những giới hạn truyền thống, tập chú vào các vấn đề như lương tâm cá nhân, gieo mầm cho sự phát triển của tiến trình dân chủ hóa, và cho phong trào [[Thời kỳ Khai sáng|Khai sáng]] (''Enlightenment''), xảy ra trong các thế kỷ sau.
Dòng 27:
Có bốn chữ [[Latinh|La tinh]] có thể miêu tả niềm xác tín thần học của người Kháng cách, dù không phải tất cả trong số họ đều tin như vậy:
* '''''Solus Christus''''' (Duy Chúa Cơ Đốc): Chỉ có Chúa Cơ Đốc là đấng hoà giải giữa [[Thiên Chúa]] và con người. (I Ti:2.5)
* '''''Sola Scriptura''''' (Duy Thánh Kinh): Tín hữu Kháng Cách tin rằng truyền thống tông đồ chỉ có thể xuất phát từ các tông đồ là những người được chọn bởi chính Chúa Giê-xu Cơ Đốc, và như thế các truyền thống này chỉ có thể tìm thấy trong [[Kinh Thánh]] được viết bởi các tông đồ (I Côr 11.2; Ga: 1.8; II Tês: 2.15), vì vậy [[Kinh Thánh|Thánh kinh]] là thẩm quyền duy nhất cho lời giáo huấn của các tông đồ. Tín đồ Kháng Cách tin rằng chỉ có Kinh Thánh là chân truyền từ các tông đồ, hợp pháp và là chuẩn mực cho [[đức tin Kitô giáo|đức tin]]. Tín hữu Kháng Cách bác bỏ đức tin Công giáo cho rằng Giám mục thành La Mã ([[Giáo hoàng]]) là [[Tông đồ]] của [[Giê-su|Chúa Giê-xu]] và giáo huấn của giáoGiáo hoàng có thẩm quyền tông đồ.
* '''''Sola Fide''''' (Duy đức tin): Trái với giáo lý Công giáo về [[công đức]] (Giacơ:2.24: ICôr: 13.2), về sự [[ăn năn]] và phép giải tội, [[lễ Misa]] cho người chết, công đức của các thánh và của người tử đạo và về ngục luyện tội, tín đồ Kháng Cách tin rằng mọi tín hữu đều là thầy tế lễ, được hoà giải với [[Thiên Chúa]] chỉ bởi đức tin vào Chúa Giê-xu mà thôi (Rô:3.28; Eph:2.8-9).
* '''''Sola Gratia''''' (Duy [[ân điển]]): Đối nghịch với giáo lý Công giáo cho rằng cả đức tin và công đức là cần thiết cho sự xưng công bình (Eph:2.8-9; Gal:5.6), các nhà cải cách tin rằng sự cứu rỗi hoàn toàn là sự ban cho từ Thiên Chúa, vận hành bởi [[Chúa Thánh Linh]], do sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu, chứ không bởi công đức của tín hữu (Xem [[Năm Tín lý Duy nhất]]).
Dòng 58:
[[Tập tin:PvSHoogeveen.jpg|nhỏ|250px|Lễ Thờ phượng trong một nhà thờ Kháng Cách tại [[Hà Lan]].]]
 
Một trong những kết quả trực tiếp của cuộc Cải cách Kháng Cách là sự hình thành các giáo hội cấp quốc gia. Song, trong quan điểm của các nhà cải cách, các giáo hội này cũng chỉ là một phần trong hội thánh chung. Như vậy, các giáo hội cải cách thuộc về hội thánh chung, lập nền trên [[Năm Tín lý Duy nhất]], và bác bỏ thẩm quyền của giáoGiáo hoàng.
 
Ít có sự khác biệt về thần học giữa các giáo phái, và các giáo phái được thành lập thường dựa trên các đặc thù về địa dư và bộ máy tổ chức, với sự tập chú đặc biệt vào sự hiệp nhất trong [[hội thánh vô hình]] – quy tụ những người được cứu bởi huyết của [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước|Chúa Giê-xu]], vượt lên trên ranh giới của các tổ chức giáo hội “hữu hình” trên trần thế.