Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cam Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 25:
:''Khí số nhà Hán đã hết. Tào Tháo sớm muộn cũng cướp ngôi. Kinh châu địa thế thuận lợi, sông ngòi thuận tiện, là vùng đất có thể xưng bá. Lưu Biểu không có mưu kế gì, con cái kém cỏi không làm nên việc. Ngài nên sớm lấy Kinh châu, không nên để Tào Tháo ra tay trước. Muốn lấy Kinh châu trước hết phải đánh Hoàng Tổ. Nay Hoàng Tổ đã già, thiếu lương thực, thuộc hạ tham lam, kỷ cương lỏng lẻo. Sau khi đánh bại Hoàng Tổ, hãy chiếm lấy đất Sở, rồi đánh thẳng xuống Ba quận, Thục quận''
 
Kế sách này của Cam Ninh được xem là có những điểm tương đồng với kế sách phát triển cơ nghiệp cho Tôn Quyền của [[Lỗ Túc]], nhưng cụ thể hơn và là phương án thi hành mưu kế của Lỗ Túc<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 316</ref>.
 
[[Tôn Quyền]] rất tán đồng ý kiến của Cam Ninh. Tuy nhiên người đứng đầu ban văn là [[Trương Chiêu]] lại phản đối kế hoạch này, dẫn tới việc tranh cãi gay gắt với Cam Ninh. Tôn Quyền phải đứng ra giảng hòa.
 
Năm [[208]], Tôn Quyền sai Cam Ninh mang quân đánh Giang Hạ, kết quả bắt giết được [[Hoàng Tổ]]. Cam Ninh nhớ ơn Tô Phi giúp mình, bèn khẩn khoản xin Tôn Quyền tha chết cho Tô Phi. Tôn Quyền đồng ý.
 
Cuối năm 208, Cam Ninh theo [[Chu Du]] đánh [[trận Xích Bích]] đại phá [[Tào Tháo]]. Nhân đà thắng lợi, quân Đông Ngô tiến lên [[trận Giang Lăng|vây hãm Giang Lăng]] (Nam quận) do [[Tào Nhân]] trấn thủ. Tào Nhân cố thủ khiến Chu Du không hạ được thành. Cam Ninh hiến kế đánh thành Di Lăng bên cạnh để cô lập Nam quận. Chu Du sai ông mang quân đi đánh, chiếm được thành Di Lăng.
 
[[Tào Nhân]] phái 5000 quân tới đánh chiếm lại Di Lăng. Cam Ninh chỉ có vài trăm quân và 1000 dân trong thành. Quân Tào dựng lên nhiều chòi cao bắn vào thành. Quân Ngô sợ hãi, chỉ có Cam Ninh vẫn bình tĩnh chống trả, và sai người đi cầu cứu [[Chu Du]]. Chu Du điều quân tới giải vây được thành Di Lăng.
 
Năm [[214]], Tôn Quyền tấn công Kinh châu trong tay [[Quan Vũ]], sai [[Lỗ Túc]] ra đối trận với Quan Vũ. Cam Ninh được lệnh mang quân tiếp viện cho Lỗ Túc. Lúc đó Quan Vũ có 3 vạn quân, khí thế rất mạnh, dự định vượt sông sang giao chiến. Quân Ngô ít hơn, Lỗ Túc hội các tướng bàn bạc. Cam Ninh có trong tay 300 quân, ông xin thêm 500 quân và thề sẽ chặn được Quan Vũ nếu Quan Vũ qua sông.
 
Lỗ Túc cấp cho Cam Ninh thêm 1000 quân. Ông hành quân ngày đêm tới bờ sông, phát quân canh phòng. Quan Vũ nghe tin Cam Ninh đã ra án ngữ bên kia sông không dám vượt sông nữa<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 802</ref>.
Dòng 41:
Tôn Quyền khen ngợi Cam Ninh, phong ông làm Thái thú Tây Lăng, thống lĩnh 2 huyện Dương Tân và Hạ Trĩ. Sau đó nhờ lập công ở huyện Hoàn, ông được phong làm Thiết trung tướng quân.
 
[[Tào Tháo]] tiến đánh Nhu Tu, phao tin có 40 vạn quân bộ. Tôn Quyền mang 7 vạn quân ra địch, sai Cam Ninh mang 3000 quân làm tiên phong. Tôn Quyền lệnh cho Cam Ninh nhân lúc quân Tào mới đến hãy cướp trại để giảm nhuệ khí địch. Cam Ninh chọn ra 100 quân tinh nhuệ, đến canh hai lặng lẽ kéo đến trại Tào, nhổ hết cọc rào xông vào chém giết. Quân Tào hoảng loạn chạy xuôi ngược. Cam Ninh loạn đả một trận rồi lui về, 100 quân sĩ còn nguyên vẹn không ai bị chết hay bị thương<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 803</ref>. Tôn Quyền rất mừng, cấp cho ông thêm 2000 binh sĩ.
 
Cam Ninh yêu sĩ tốt, quân dưới quyền ông toàn người khỏe mạnh. Năm [[215]], [[Tôn Quyền]] đi đánh Hợp Phì, quân Ngô bị bệnh dịch hoành hành, nhiều người không thể chiến đấu. Chỉ còn Cam Ninh cùng [[Tưởng Khâm]], [[Lã Mông]], [[Lăng Thống]] và hơn 1000 quân khỏe mạnh bảo vệ Tôn Quyền. Tướng Tào là [[Trương Liêu]] bèn mang quân đánh úp. Cam Ninh và Lăng Thống liều chết bảo vệ được Tôn Quyền.
 
Cam Ninh khi theo Hoàng Tổ đã bắn chết Lăng Tháo cha của Lăng Thống. Do đó Lăng Thống rất thù ông. Tôn Quyền bèn sai ông mang quân ra đóng ở Bán châu.