Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền tệ Việt Nam thời Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
So với các triều đại trước, tiền tệ [[nhà Nguyễn]] rất phong phú. Nhờ sự phát triển của thương mại, kinh tế hàng hóa trong nước sôi động. Ngoài những đồng tiền căn bản là tiền đồng và tiền kẽm, còn có cả vàng và bạc dùng trong lưu thông. Nhà Nguyễn không đủ nguyên liệu làm tiền đồng lưu thông trên toàn quốc nên phải phát hành cả tiền kẽm làm đồng tiền cơ bản<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 82</ref>.
 
Việc đúc tiền được [[Gia Long]] giao cho thương nhân người [[Trung Quốc]] thực hiện và trả công cho họ<ref> name="ldt83">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 83</ref>.
 
Sau khi đúc xong, tỷ giá đổi giữa tiền đồng và tiền kẽm qua các đời là<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 89-90</ref>:
Dòng 34:
* Ly = 10 hào
 
So với hệ thống đo lường phương Tây, mỗi học giả/tổ chức khi đó quy đổi 1 lạng ta ra số gram khác nhau, dao động từ 37,75 gram đến 39,05 gram<ref> name="ldt84">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 84</ref>.
 
=== Tiền đồng ===
Dòng 40:
 
Tiền đồng nhà Nguyễn chia 3 loại:
#Loại tiền ghi rõ tỉ giá với tiền kẽm như lục văn, thập văn, các tiền ''Tự Đức bảo sao''. Khi trị giá đồng tiền được đúc trên mặt gây những bất tiện về sau, đồng tiền sẽ được dân chúng ưa chuộng hoặc bị loại bỏ. Đây là đặc điểm chỉ bắt đầu có trong lịch sử tiền tệ Việt Nam từ thời [[Tự Đức]]<ref> name="ldt84">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 8784</ref>.
#Tiền có ghi trọng lượng của đồng tiền như thất phân
#Tiền không ghi gì cả, nhưng dựa vào trọng lượng để xác định giá trị
 
=== Tiền kẽm ===
Tiền kẽm là tiền cơ bản, có đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ nhà Nguyễn. Chỉ có tiền kẽm thời Gia Long có ghi chữ “thất phân” để chỉ trọng lượng, còn các tiền kẽm đời sau không ghi gì và thường chỉ nặng khoảng 6 phân<ref> name="ldt88">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 88</ref>.
 
Tiền kẽm chủ yếu đúc trong thời độc lập, gồm 4 triều vua đầu tiên là [[Gia Long]], [[Minh Mạng]], [[Thiệu Trị]] và [[Tự Đức]]<ref> name="ldt88">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 88</ref>.
 
=== Tiền cấm ===
Dòng 55:
#Tiền đồng, do thương nhân người Hoa đúc trộm là dị dạng tiền. Sau khi quân Pháp chiếm [[Nam Kỳ]], tình hình càng hỗn loạn, thương nhân người Thanh lợi dụng làm tiền kém phẩm chất. Tự Đức ra lệnh khám xét các tàu buôn [[nhà Thanh]], chặn các đồn ải để kiểm soát và cấm thương nhân di chuyển với số tiền quá lớn. Tới năm [[1879]], triều đình đành phải chấp nhận cho lưu hành dị dạng tiền (tiền đồng) ăn 3 tiền kẽm, với điều kiện đồng tiền đó khá giống đồng tiền Việt về phẩm lượng.
 
Thời [[Kiến Phúc]], phụ chính [[Nguyễn Văn Tường]] nhận hối lộ của người Hoa, cho thương nhân nhà Thanh mang “tiền sềnh” [[niên hiệu]] Tự Đức của họ đúc sang, bắt nhân dân phải tiêu, ai không tiêu thì bắt tội<ref>Việt Nam sử lược, tr 223-224</ref>. Tiền này rất xấu, quá mỏng và nhẹ (chỉ trên dưới 1 gram), có thể nổi trên mặt nước<ref> name="ldt19103">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 19, 103</ref>. Các giáo sĩ Công giáo nhân chuyện đồng tiền xấu đã tuyên truyền thêm trong dân về sự suy sụp của triều đình nhà Nguyễn<ref> name="ldt19">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 19</ref>. Một số người đã lầm đây là tiền gián của thế kỷ 17-18 như tiền Thiên Thánh hay An Pháp nguyên bảo, nhưng các nhà nghiên cứu khẳng định tiền gián thế kỷ 17-18 vẫn còn nặng hơn, không nổi trên mặt nước như tiền sềnh mà [[người Hoa]] mang sang cuối [[thế kỷ 19]]<ref> name="ldt103">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 103</ref>.
 
== Tiền nhà Nguyễn thời Pháp thuộc ==
Dòng 62:
Vua Đồng Khánh cho lập ra Cục Thông bảo để đúc tiền. Tiền [[Đồng Khánh]] lớn bằng đồng ăn 10 đồng tiền kẽm, 1 đồng tiền nhỏ ăn 6 đồng tiền kẽm.
 
Sang thời [[Khải Định]], 1 đồng Khải Định ăn 6 đồng tiền kẽm. Tiền Khải Định được đúc nhiều đợt, trọng lượng không đều, có đồng nặng 6 phân, có đồng tới 7-8 phân. Ngoài ra người Pháp còn cho đúc tiền xu Khải Định bằng máy rập do Ngân hàng Đông Dương đảm nhận, được gọi nôm na là “đồng trinh”, có giá trị bằng 1/200 đồng bạc Piastre của Ngân hàng Đông Dương, tức là nửa xu<ref> name="ldt94">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 94</ref>.
 
Đồng tiền cuối cùng của nhà Nguyễn là ''Bảo Đại thông bảo'' bằng đồng, 1 đồng ăn 10 đồng tiền kẽm. Cũng như thời Khải Định, thời Bảo Đại cũng có tiền trinh Bảo Đại thông bảo, là đồng tiền duy nhất của chế độ phong kiến không phải là tiền đúc mà được dập bằng máy do [[Ngân hàng Đông Dương]] làm<ref> name="ldt94">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 94</ref>. So với tiền Khải Định thông bảo, tiền Bảo Đại thông bảo nhỏ hơn, chỉ có giá trị từ 1/600 tới 1/400 của 1 xu Đông Dương nên chỉ là tượng trưng, không có chức năng kinh tế nào cả<ref> name="ldt94">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 94</ref>.
 
== Đơn vị tiền tệ ==