Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 102:
 
 
==Lịch Cai trị sử==
===Sự thành lập nhà nước Minh===
===Tuyên bố Thiên Mệnh===
===Thời kỳ cường thịnh của triều Minh===
[[Hình:Xu Da.jpg|nhỏ|280px|[[Từ Đạt]]]]
Khi nhà [[Minh]] mới thành lập, do hậu quả của chính sách cai trị của triều [[Nguyên]] và gần 20 năm chiến tranh, nền kinh tế [[Trung Quốc]] bị phá hoại nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ.
Trước tình hình ấy, mặc dầu từ lâu không còn là đại biểu của giai cấp nông dân nữa, nhưng Minh Thái tổ (Chu Nguyên Chương) vẫn thông cảm được các nổi khổ của nhân dân đồng thời cũng hiểu rỏ sức mạnh của quần chúng. Vì vậy ông nói: "Thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới trồng không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng...". Quán triệt tư tưởng đó, Minh Thái tổ đã thi hành những chính sách sau đây:
*Trả tự do cho những người bị biến thành nô tì trong thời gian loạn lạc, đồng thời cấm cưỡng bức hoặc mua bán dân tự do làm nô tì.
*Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp như kêu gọi nhân dân khai khẩn đất hoang, cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh thuế; kêu gọi dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang đồng thời cấp bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để gíup họ vượt qua những khó khăn ban đầu. Nhà nước còn chú ý đến vấn đề thủy lợi, giảm nhẹ thuế khóa, cứu tế cho dân những nơi bị mất mùa.
*Bỏ những hình phạt tàn khốc thời Nguyên như thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến...đồng thời dùng nguyên tắc khoan hồng trong xét xử.
*Nghiêm trị bọn quan lại tham ô bằng các cực hình như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ... Nhờ những chính sách nói trên, trong vòng 30 năm đầu đời Minh, kinh tế được khôi phục nhanh chóng và bước đầu phát triển, tình hình chính trị được ổn định, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện.
===Các Hoàng đế Thái Tổ và Thành Tổ===
 
===Khám phá và cô lập===
<!-- Unsourced image removed: [[Hình:Ming_1433_AD.jpg|nhỏ|300px|phải|Nhà Minh (màu vàng) và các nước lân cận, 1433]] -->
[[Hình:MingLacquerTable1.jpg|nhỏ|300px|Đây là mảnh duy nhất còn lại trên thế giới của một đồ vật [[sơn mài]] lớn được chế tạo tại "Xưởng sơn mài Hoàng gia" tại [[Bắc Kinh]] ở đầu thời nhà Minh. Với trang trí [[rồng]] và [[phượng hoàng|phượng]], nó được chế tạo để sử dụng trong hoàng cung. Có lẽ ở khoảng thời [[Minh Tuyên Tông]] ([[1426]]-[[1435]]). Hiện được trưng bày tại [[Bảo tàng Victoria và Albert]] ở [[Luân Đôn]].<br /><p align="center">(''' [[media:MingLacquerTable2..jpg|Xem bản lớn]] ''')</p>]]
Người Trung Quốc đã có được ảnh hưởng trên toàn vùng [[Turkestan]]. Các quốc gia [[châu Á]] ven biển đã gửi các phái bộ mang theo đồ [[nộp cống]] tới Hoàng đế Trung Quốc. Bên trong nước, [[Đại Vận Hà]] được mở rộng ra đến giới hạn xa nhất chứng minh tác dụng kích thích của nó đối với thương mại.
Tuy nhiên, cuộc thám hiểm đáng ngạc nhiên nhất thời kỳ này là chuyến ra khơi trên 317 chiếc tàu thủy của [[Trịnh Hoà]], đi ngang qua [[Ấn Độ Dương]] và các quần đảo tại [[Đông Nam Á]]. Là một [[hoạn quan]] [[Hồi giáo]] đầy tham vọng, một nhân vật tài trí không xuất thân từ tầng lớp trí thức Khổng giáo, Trịnh Hòa đã chỉ huy bảy chuyến thám hiểm từ năm [[1405]] tới [[1433]], sáu chuyến trong số đó diễn ra ở thời Vĩnh Lạc. Có lẽ ông đã đi tới tận [[Mũi Hảo Vọng]] và có thể cả [[châu Mỹ]] theo [[giả thuyết 1421]]. Chuyến đi năm [[1403]] của Trịnh Hòa với một đội ngũ
tàu biển là một thắng lợi trong việc tìm kiếm những con đường trên biển cho mục đích thúc đẩy thương mại, chứ không phải để [[chủ nghĩa trọng thương|kiếm lợi nhuận]].
Những lợi ích của các con đường thương mại và lợi ích của những con đường tôn giáo cũng gắn kết với nhau. Cả hai đều mang lại cảm giác bất an cho tầng lớp trí thức Khổng giáo mới: Các con đường tôn giáo thúc đẩy thương mại và khám phá và những lợi ích do chúng mang lại sẽ khiến nguồn vốn của nhà nước được đầu tư vào đó chứ không phải vào những nỗ lực chống lại giới tăng lữ của giới trí thức nho giáo. Chuyến thám hiểm đầu tiên năm [[1405]] gồm 317 chiếc thuyền và 28,000 người --thời ấy là hạm đội thám hiểm lớn nhất trên thế giới. Những chiếc tàu nhiều lớp boong của Trịnh Hòa chở tới 500 quân và cả hàng hóa xuất khẩu, đa số là hàng [[tơ]] và đồ [[sứ]], và chở về nước những đồ xa xỉ nước ngoài như [[gia vị]] và các loại gỗ nhiệt đới.
Động cơ kinh tế của những chuyến thám hiểm vĩ đại này có thể chiếm phần quan trọng, và nhiều chiếc tàu có những cabin riêng lớn dành cho các thương gia. Nhưng mục đích tối cao có lẽ vẫn là chính trị; nhằm khám phá thêm các quốc gia khác và đưa họ vào [[danh sách chư hầu nộp cống cho Trung Quốc]] cũng như đánh dấu sự thống trị của [[Đế quốc Trung Hoa]]. Tính chất chính trị của những cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa cho thấy ảnh hưởng to lớn của tầng lớp quan lại cấp cao. Dù có sức mạnh to lớn và chưa từng có, nhưng những chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa không giống với những thám hiểm của Châu Âu diễn ra sau đó trong thế kỷ 15, chúng không được thực hiện với ý định mở rộng chủ quyền của Trung Quốc ra bên ngoài. Biểu thị sự cạnh tranh bên trong tầng lớp quan lại cao cấp, những cuộc thám hiểm đó cũng đã ngày càng trở thành những vấn đề tranh chấp chính trị. Trịnh Hòa được các hoạn quan cấp thấp trong triều ủng hộ nhưng lại bị phản đối mạnh mẽ từ phía các quan lại theo Khổng giáo. Sự phản kháng lớn tới mức trên thực tế họ đã tìm cách tịch thu bất kỳ một văn bản sử nào của triều đình có ghi chép về các chuyến viễn du đó. Và cũng phải công nhận rằng, những cuộc tấn công của người [[Mông Cổ]] diễn ra đã khiến cán cân nghiêng về phía các quan lại Khổng giáo.
[[Hình:Ceramic planter from the Ming Dynasty.jpg|nhỏ|phải|300px|Chậu hoa thời nhà Minh này là một ví dụ về [đồ gốm] [[men ngọc Long Tuyền]] (龙泉青瓷). Nó được trưng bày tại [[Viện Smithsonian]] ở Washington, D.C.]]
Tới cuối thế kỷ 15, các thần dân của đế quốc bị cấm chế tạo các con thuyền có thể đi biển hay rời khỏi đất nước. Một số nhà sử học cho rằng biện pháp này được đưa ra để chống lại [[cướp biển]]. Nhưng ở giai đoạn giữa thế kỷ 16, thương mại đã được tái khởi động lại khi bạc thay thế vị trí tiền giấy. Giá trị của bạc tăng lên nhanh chóng so với các loại hàng hóa khác trên toàn thế giới, và cả thương mại và lạm phát đều tăng lên khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu bạc.
Các nhà sử học ở thế kỷ 17 như [[John Fairbank III]] và [[Joseph Levinson]] đã cho rằng sự phát triển thương mại này một lần nữa lại rơi vào tình trạng đình trệ, và rằng khoa học và triết học bị hạn chế trong những khuôn khổ truyền thống chặt chẽ ngăn chặn mọi nỗ lực phát kiến cái mời. Các nhà sử học tán thành giả thuyết này cho rằng trong thế kỷ 15, theo nghị định của triều đình các tàu đi biển loại lớn đã bị giải giới; việc chế tạo các tàu đi biển cũng bị ngăn cấm; công nghiệp [[sắt]] dần tàn lụi.
 
===Chinh phuc quân sự===
[[Hình:Ming foreign relations 1580.jpg|nhỏ|280px|Quan hệ nước ngoài của nhà Minh năm 1580]]
Sự khởi đầu của nhà Minh được đánh dấu bởi [[những chiến dịch quân sự của nhà Minh|những chiến dịch quân sự]] khi họ tìm cách củng cố và mở rộng quyền lực.
Trong những năm cầm quyền đầu tiên của mình, vị vua đầu tiên nhà Minh, [[Chu Nguyên Chương]], đã đưa ra những chỉ dẫn như những huấn thị cho các thế hệ sau này. Chúng gồm những lời khuyên cho rằng các nước ở phương bắc là rất nguy hiểm và là một mối đe dọa đối với chính thể nhà Minh. Trái lại, ông cho rằng các nước phương nam không phải là một mối đe doạ, vì thế cũng không phải là một mục tiêu cần tấn công. Đúng vậy, dù tuân theo hay không tuân theo những chỉ dẫn này, chính các nước phương nam là [[mục tiêu xâm lấn và mở rộng của nhà Minh]] trong những thế kỷ tiếp sau. Sự dính líu tới các nước phương nam như [[Đại Việt]], [[Miến Điện]] mà không mang lại lợi ích cụ thể nào rõ ràng đã làm nhà Minh suy yếu.
 
===Xây dựng Vạn lý trướng thành===
 
Sau khi quân đội nhà Minh bị đánh bại tại [[trận Thổ Mộc]] và phải chịu đựng những cuộc cướp phá do người Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của vị hãn mới, [[Altan Khan]] (Yêm Đáp Hãn), tiến hành nhà Minh đã phải chấp nhận một chiến lược mới để đối phó với những [[kị sĩ phương bắc]] đó: một bức tường thành vĩ đại và không thể xâm nhập.
Hầu như khoảng 100 năm trước (1368) nhà Minh đã bắt đầu xây dựng một pháo đài mới với kỹ thuật tiên tiến mà ngày nay chúng ta gọi là [[Vạn lý trường thành]]. Được xây dựng với một chi phí khổng lồ, bức tường chạy dọc theo các biên giới của [[đế chế Minh]]. Phải chấp nhận lùi bước tránh vùng đất thuộc quyền kiểm soát của người [[Ordos]] Mông Cổ, phía nam [[Hoàng Hà]], bức thành chạy dọc theo biên giới phía bắc hiện nay của các tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] và [[Thiểm Tây]] hiện nay. Chi phí cho việc xây dựng vượt quá rất nhiều so với các chiến dịch quân sự chống lại người Mông Cổ trong vòng 80 năm trước đó của nhà Mình và tiếp tục tăng lên tới tận khi hoàn thành (năm 1644).
 
===Triều đình nhà Minh và xã hội===
====Chính trị====
 
=====Binh chế=====
[[Hình:Ming musketeers.jpg|thumb|right|250px|[[Ming Dynasty]] (1368-1644) [[musketeer]]s in drill formation.]]
Khi Minh triều thành lập, Chu Nguyên Chương đã xây dựng quân đội theo một hệ thống tổ chức quân sự được gọi là "[[Vệ Sở]]" (衛所, Wei-so) (tương tự như hệ thống "[[Phủ Binh]]" (Fu-ping) của [[nhà Đường]]). Theo đó, Cơ sở của quân đội được tổ chức thành các vệ, mỗi vệ có 5..600 người. Dưới vệ tổ chức thành các sở nhỏ hơn ([[Thiên hộ sở]], [[Bách hộ sở]]). Các vệ thuộc quyền thống suất của [[Đô đốc phủ]], nhưng quyền điều động lại thuộc Binh bộ. Theo [[Ming Shih Gao]], ý đồ của người sáng lập nhà Minh là nhằm có được một quân đội mạnh mẽ trong khi vẫn tránh được những liên kết giữa các chỉ huy và quân lính.
 
=====Hình pháp=====
[[Image:Guangwu.jpg||nhỏ|trái|200px| Hán Quang Vũ Đế.]]
Luật pháp ra đời ở thời Hồng Vũ được coi là một trong những thành tựu lớn nhất thời đại. Míng shih cho rằng ngay từ đầu năm 1364, triều đình đã bắt đầu soạn thảo các văn bản luật được gọi là [[Đại Minh Luật]]. Chu Nguyên Chương rất quan tâm tới dự án này và ông đã yêu cầu các vị quan phụ trách làm luật phải đưa ra được một bộ luật dễ hiểu và bao hàm toàn diện cuộc sống, không để lại những kẽ hở khiến các vị quan lại cấp dưới lợi dụng nhằm diễn giải sai ý nghĩa ngôn từ. Luật pháp triều Minh đã có bước tiến lớn so với nhà Đường trong cách đối xử với nô lệ. Theo [[luật nhà Đường]], nô lệ hầu như bị coi ngang hàng với [[súc vật]]. Nếu họ bị một công dân tự do giết, luật pháp không hề trừng phạt kẻ giết người. Luật mới bảo vệ những người nô lệ cũng như các công dân tự do, một ý tưởng muốn quay lại với thời cai trị của vua [[Hán Quang Vũ|Quang Vũ]] [[nhà Hán]] đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Luật pháp nhà Minh cũng nhấn mạnh trên các mối quan hệ gia đình. Đại Minh Luật dựa trên [[các ý tưởng Khổng giáo]] và các ý tưởng này luôn là một trong những nhân tố chính trong luật pháp Trung Quốc cho tới cuối thế kỷ XIX.
 
=====Giáo dục và thi cử=====
 
=====Canh nông và thuế=====
 
====Quan liêu====
Để cho vương triều Đại Minh của họ Chu kế tục lâu dài, [[Minh Thái Tổ]] trước mắt tăng cường chế độ trung ương tập quyền. Năm '''Hồng Vũ''' thứ 9 ([[1376]]) bãi bỏ [[Hành trung thư tỉnh]], thiết lập [[Bố chính sứ ty]], [[Đề hình Án át sứ ty]], [[Đô chỉ huy sứ ty]] phân ra để quản lý hành chính tư pháp, [[quân sự]]. Năm '''Hồng Vũ''' thứ 13 ([[1380]]) hủy bỏ chức [[Trung thư tỉnh]] ở trung ương, bãi bỏ chế độ [[Tể tướng]], phân quyền cho sáu bộ ''[[Lại]]'', ''[[Hộ]]'', ''[[Lễ]]'', ''[[Binh]]'', ''[[Hình]]'', ''[[Công]]''. Thiết lập [[Đô sát viện]] giám sát trăm quan, lập [[Cẩm y vệ]] là những cơ cấu đặc vụ có nhiệm vụ khống chế thần dân.
[[Image:Ming-Imperial-Court.jpg|nhỏ|phải|200px|Nghệ thuật hội họa đời Minh miêu tả những [[phụ nữ]]- Khoảng năm 1580]]
Nhiều người cho rằng Chu Nguyên Chương muốn tập trung quyền lực tuyệt đối trong tay mình, bãi bỏ chức vụ [[Tể tướng]] và vì thế cũng triệt tiêu sự chống đối có thể đối với các vị hoàng đế bất tài. Tuy nhiên, vị trí Tể tướng bị bãi bỏ này lại được thay thế bởi một chức vụ mới, gọi là [["Đại học sĩ".]] Ray Huang, Giáo sư Sate University cho rằng các Đại học sĩ, bên ngoài có vẻ không quyền hành gì, nhưng thực tế nắm nhiều ảnh hưởng phía sau ngai vàng.. Vì uy tín và sự tin cậy của dân chúng giành cho họ, các Đại học sĩ có thể đóng vai trò trung gian giữa hoàng đế và các quan lại, nhờ vậy làm cân bằng và ổn định các lực lượng trong triều đình.
[[Hình:jinyiwei.jpg|nhỏ|trái|442×600|Lệnh bài của Cẩm Y vệ]]
Ở thời Minh, các mạng lưới [[cảnh sát chìm]] phát triển rộng rãi trong quân đội. Vì quá khứ hèn mọn của Chu Nguyên Chương trước khi trở thành hoàng đế, ông rất căm ghét các quan lại tham nhũng và hiểu rõ các nguy cơ có thể dẫn tới các cuộc nổi loạn. Ông đã tạo ra [[Cẩm y vệ]], để bảo vệ cẩn mật riêng cho mình và hoạt động như một đội cảnh sát chìm trong khắp đế chế. Dù có được rất ít thành công trong thời gian tồn tại, đội ngũ này nổi tiếng vì sự tàn bạo trong việc xử lý các vụ phạm tội hơn là một lực lượng cảnh sát thật sự. Trên thực tế, nhiều người dân bị họ bắt giữ là người lương thiện. Cẩm y vệ đã reo rắc nỗi sợ hãi trên khắp đất nước, nhưng quyền lực của họ đã bị giảm sút khi ảnh hưởng của các hoạn quan trong triều ngày càng tăng lên. Các hoạn quan đã tạo ra ba nhóm mật vụ phục vụ cho lợi ích của họ: [[Đông xưởng]], [[Tây xưởng]] và [[Nội xưởng]]. Cả ba nhóm đều không kém Cẩm y vệ về mặt tàn bạo và có lẽ còn ở mức cao hơn, bởi vì họ chính thức là một công cụ của hoạn quan nhằm loại trừ các đối thủ chính trị chứ không còn mang một chức năng nào khác.
 
====Quân sự====
 
====Ngoại giao====
 
Bảy lần đi sứ và thám hiểm của của Trịnh Hoà.Chúng ta đã biết Chu Nguyên Chương quyết dẹp nạn Mông Cổ ở phương Bắc và mở mang bờ cỏi ở phương Nam, nhưng thực hiện chưa xong, Thành Tổ tiếp tục chính sách đó, có hùng khí hơn: Không như cha, khép cửa biên giới, không cho ngoại nhân vô, mà trái lại muốn vuợt biển, tới khắp các nước Đông Nam Á, Trung Á, khoa trương uy quyền của ông, bắt các nước đó phải thần phục Trung Quốc, cống hiến những vật lạ. Ông Ta rất cương quyết bất chấp khó khăn gian nguy, ngay từ năm 1405, hai năm sau khi lên ngôi, vừa tấn công Mông Cổ, vừa cho đóng một hạm đội mạnh nhất đương thời, giao cho một viên thái giám ([[hoạn quan]]) tên là Trịnh Hòa, chỉ huy để đi sứ Tây Dương, tức là Nam Dương và Ấn Độ ngày nay ( Có thể Trịnh Hòa còn được phái đi để dò xem Huệ Đế có trốn ra nước ngoài không vì không có bằng chứng gì chứng tỏ rằng ông đã chết.
Hạm đội gồm 62 chiếc thuyền buồm lớn; mỗi chiếc dài 44 trượng, rộng 18 trượng, cjở 38.000 hải quân, riêng chiếc của viên chỉ huy chở 1.000 hải quân , mỗi trượng là 10 thước, mỗi thước là 20, 30cm). Trịnh Hòa là con một người Ả rập, theo đạo Hồi, chính ông ta cũng có tên [[Ả Rập]] là Hadji. Sinh trưởng ở Vân Nam, vóc cao lớn, sức mạnh phi thường, mặt mũi thanh tú, có tướng đi uyển chuyển như cọp, tiếng nói như sấm.
 
Chuyến đi đầu tiên xuất phát tháng 6 năm 1405 từ một hải cảng ở Tô Châu đem theo nhiều vàng lụa, ghé Phúc Kiên, đến nước ta, Chiêm Thành rồi tới [[Java]] (Oa Qua). Ông ta cho mời vua Palembang ở Java tới thuyền ông nói chuyện. Ông vua đó làm bộ nghe lời, dẩn tàu chiến tới và cuộc hải chiến xảy ra. Vua Palembang thua, bị bắt đưa về Trung Hoa. Tháng 9 năm 1407, Trịnh hòa về tới Bắc Kinh với nhiều chiến lợi phẩm.
 
Chưa kịp nghỉ ngơi thì Trịnh lại được lệnh đi chuyến thứ nhì (1407). Lần này ông tới Nam Việt. [[Xiêm]], Java và Calcutta ([[Ấn độ]]). Khi trở về ông ghé đảo Tích Lan - Sử Từ Quốc - và nhân danh vua Minh, ông tặng một ngôi chùa Phật, nhiều vật bằng vàng, bạc, nhiều cây cờ thêu kim tuyến, rồi xây dựng một cái bia ghi lại việc đó. Bia đó này còn giữ trong viện Bảo Cổ Tích Lan. Tháng 2 năm 1409, ông trở về Trung Quốc.
 
Nghỉ ngơi 7 tháng rồi ông lại qua Tích Lan một lần nữa, lần này đoàn được tăng cường: 48 chiếc tàu . Vua Tịch Lan đưa một đạo quân gồm năm vạn quân đánh hạm đội Trung Hoa không còn quân bảo vệ, thủy quân Trung Hoa quay về tàu thì bị nghẽn. Trịnh hòa ra lịnh cho hải quân phải chiến đấu và cầm cự với bất kì giá nào, còn ông thì cầm đầu hai ngàn quân ở trên bờ, cả gan tiến thẳng về kinh đô Tích Lan
Ông thành công mĩ mãn, vì quân Tích Lan bị tấn công bất ngờ, thua. Vua và hoàng tộc bị bắt. Đạo quân Tích Lan đương tấn công hạm đội Trung Hoa vội vàng trở về vây Trịnh Hòa, nhưng mặc dầu 1 người chống với 25 quân (theo Minh sử) Trịnh Hòa lại thắng nữa, trở về nước,thuyền nào cũng đầy nhóc tù binh.
 
Ông nghỉ ngơi ba năm, năm 1413 đi chcuyến thứ 4, tới Omuz ở Ba Tư, tiếc rằng ông không chép cho ta biết Ba Tư thời đó ra sao, mà lại chép rằng trên đường về, ông ghé Sumatra, giúp Hoàng hậu nước đó diệt được một cuộc phản loạn nhỏ.
 
Chuyến đi thứ 5, năm 1417, ông chở rất nhiều gấm vóc để tặng các vua bản xứ và được họ tặng lại vua Trung Hoa sư tử, báo, ngựa Omuz, đà điểu, lạc đà và vô số vật lạ khác. Chuyến này chỉ có tánh cách hòa hảo nhất. Hai năm sau ông về.
Năm 1421 ông đi chuyến thứ 6, tiến xa hơn nữa, tới tận Madagascar ở gần bờ biển phía Đông Nam Phi. Ông chưa về thì Thành Tổ chết ( 1424).
 
Ông thích mạo hiểm, thích biển, nên năm 1430, đời Tuyên Tôn, lại đi chuyến nữa, cầm đầu 28.000 người, gồm sĩ quan, lính thủy thủ, thông ngôn, thư ký, y sĩ, kũ sư, thợ thủ công đủ nghề để các nước phương xa biết sức mạnh và văn minh Trung Quốc. Cuộc hành trình được tổ chức chu đáo, ba năm mới trở về. Ông thăm Ba Tư, rất tiếc phái đoàn cũng vẩn không chép gì nhiều về Ba Tư.
 
Chuyến đó là chuyến cuối cùng. Năm trăm năm sau khi ông mất, ông vẫn được dân tộc Trung Hoa và các nước ông dđã ghé ngưỡng mộ, người Java thờ ông như một vị thần. Không có nhà vượt biển nào mạo hiểm như ông. Khoảng năm sáu chục năm sau, người Bồ Đào Nhamới dùng thuyền buồm, đi vòng Hảo vọng giác ở cuối Châu Phi tới Ấn Độ Dương. Nghệ thuật hàng hải của Trung Hoa thời đó đứng đầu thế giới. Tàu của họ có tới bốn tầng lầu, các phòng trong tàu, nước đều vào không lọt (Watertight), nếu thuận gió thì đi được khoảng 10 cây số một giờ. Cũng như người Ả Rập, họ theo gió mùa mà đi.
 
Sau những cuộc thám hiểm bằng đường biển đó không tiếp tục nữa, một phần vì tốn tiền quá, những vật lạ chở về đầu có thể mua được của thương nhân Ả Rập ở Quảng Châu, một phần vì mục đích tuyên dương oai đức của Trung Hoa đã được rồi, và sau khi Tuyên Tôn chết, nhà Minh bắt đầu suy.
 
=====Người Trung Hoa Ra Hải Ngoại Làm Ăn=====
 
Từ đời Đường, đã có nhiều người Trung Hoa ra hải ngoại làm ăn, đều ở trong khu vực Nam Dương, nên người ở Nam Dương, thường gọi họ là người Đường. Qua đời Ngũ Đại, Tống, số di dân càng đông. Đời Nguyên đem binh đánh Mã Lai, Java, tuy không chiếm được nhưng cũng có một số người Trung Hoa ở lại những đảo đó để lập nghiệp. Chính vào thời đó, một số người ở Mân (Phúc Kiến) vuợt biển đến Phi Luật Tân, chỉ cho thổ dân cách làm ruộng, nhờ vậy người Phi tiến lần từ thời du mục lên thời kỳ nông nghiệp. Từ đó trung tâm di dân của Trung Hoa ở Nam Dương.
 
Đời Minh, nhờ bảy lần đi sứ, và thám hiểm của Trịnh Hòa, cơ hồ không có nước nào ở Nam Dương không triều cống Trung Quốc mà phong trào di dân ra hải ngoại làm ăn càng phồn thịnh.Họ tới bán đảo Mã Lai, tới Sumatra (vào khoảng 1370). Bornéo, Java, Phi Luật Tân, quần đảo Moluques.....
Ngoài ra họ còn tới Xiêm, Miến Điện, Việt Nàm ta. Ngày nay số Hoa kiều ở mấy nước đó rất đông, trên ba chục triệu là ít. Phong trào đó bắt đầu thịnh từ đời Minh.
 
Phần đông Hoa Kiều là người miền Nam: Phúc Kiến, Quảng Đông, họ giỏi b về thương mãi, chịu cần kiệm, cực khổ, biết giúp đỡ lẫn nhau, lập hội, lập bang (tổ chức của Hoa Kiều gốc ở cùng một tỉnh, như bang Triều Châu, Bang Quảng Đông, bang Hải Nam....) mở ngân hàng, thương hội, trường học, giữ được ngôn ngữ, phong tục, y phục, rất đoàn kết với nhau, dư tín thì gởi về quê hương, hợp thành một sức mạnh về kinh tế , lũng đoạn thi trường, kinh tế của nước họ ở nhờ.
Đó là một đặc điểm của người Trung Hoa, không dân tộc nào bàng họ.
 
=====Người Châu Âu đến Trung Quốc=====
 
Từ đời Đường, Cảnh giáo (Nestorianisme) đã vào Trung Quốc, được Thái Tôn cho dựng giáo đường ở Tràng An như ta đã biết, nhưng khoảng hai thế kỷ sau, đạo đó suy lắm.
Đời Nguyên, vô uy và sự thịnh vượng của Trung Quốc vang khắp châu u nhưng Âu và Trung Hoa chưa liên lạc nhiều với nhau.
 
Tới thế kỷ XV, đời Minh Hiến Tông, người Bồ đào Nha tìm đường biển qua Ấn Độ, mới sang buôn bán và truyền giáo ở Trung Quốc càng ngày càng đông. Sau họ tới người Hòa Lan, Anh Cát Lợi, Tây Ban Nha.
 
Đời Minh Thế Tông, vào khoảng 1535, miền duyên hải Quảng Đông là nơi người Bồ Đào Nha buôn bán đông nhất, họ bỏ tiền ra thuê đất Áo Môn ( Ma cao) mỗi năm nộp thuế hai vạn lạng vàng ở cửa sông Châu Giang ( Quảng Đông) đấp thành lũy, đặt quan lại, lập căn cứ buôn bán; Áo Môn thành tô tá địa đầu tiên của người Âu ở Trung Hoa.
 
Bấy giờ người Tây Ban Nha tìm được Châu Mỹ, do Mỹ Châu qua Thái Bình Dương, chiếm Phi Luật Tân, và tranh nhau buôn bán với người Hoa Kiều.
 
Vào khoảng 1602, người Hà Lan lập công ty Đông Ấn Độ để buôn bán, sau chiếm các đảo Nam Dương rồi đến Trung Quốc, muốn dành Áo Môn của người Bồ người Bồ được cảm tình của triều đình Minh, giữ được vị trí, và người Hoà Lan bỏ Áo Môn mà sang kinh doanh ở Đài Loan.
Thấy người Hòa Lan làm ăn được, người Anh Cát Lợi cũng lập công ty Đông Ấn Độ để cạnh tranh, giành được ưu thế ở Ấn rồi tiến qua Trung Hoa, năm 1637( đời Tư Tôn), đem hạm đội vào Áo Môn, cũng muốn dành nơi đó nữa. Hai bên kịch chiến , nhưng người Bồ cũng lại nhờ cảm tình của triều đình Minh, giữ được Áo Môn. Tuy nhiên, nhà Minh cũng cho người Anh được vào buôn bán.
 
Như vậy là cuối đời Minh, đã có bốn nước Châu Âu tranh giành nhau thị trường Trung Hoa. Qua đời Thanh họ còn tới đông hơn nữa. Giai cấp tư bản và con buôn phương Tây đã bắt đầu vươn tới Đông Á, lần lần tạo nên phong trào thực dân mà cái họa ngày nay vẫn chưa chấm dứt.
 
Người Bồ Đào Nha sở dĩ được cảm tình của triều đình Minh, vì họ tới trước và giúp cho Trung Hoa được vài việc. Năm 1517, (đời Vũ Tông), người Bồ Đào Nha Fernand Férez d Andrade tới Quảng Châu. Ông là , người Âu thứ nhất tới thị trấn đó. Chiếc tàu chở ôngđem theo nhiều súng ống. Từ thế kỷ thứ X trở về trước, Trung Hoa chỉ có những kiểu súng bắn đá(catapulte), thứ mạnh nhất bắn được những phiến đá nặng 100ký lô, xa 400 thước. Từ thế kỷ XI ho5 đã có một thứ đại bác dùng thuốc súng. Năm 1519 vua Minh Võ Tôn tới Nam Kinh, người Bồ Đào Nha xin được triều yết ông, ông cho họ ở Nam Kinh gần một năm. Trong thời gian đó, hoạn quan Lu7u Ca65n bỏa họ gỡ các súng đại bác ra, rồi ông sai người chép lại kiểu súng cho cho đại thần Vương Dương Minh. Nhờ vậy Vương chế tạo một kiểu súng của Bồ Đào Nha mà dẹp được mấy đám nổi loạn trong nước.
[[Hình:Ricciportrait.jpg|thumb|191px|Bức họa của Matteo Ricci trong đó ông đang khoác một bộ áo choàng của Trung Quốc, năm 1611.]]
Năm 1580, đời Thần Tông, một tu sĩ Ý theo Giòng Tên (Jésuite) đạo KiTô, tên là Matteo Ricci, theo một đoàn thương nhân tới Áo Môn, lúc đó đã là nhượng địa của Bồ rồi. Chú ý của ông là truyền giáo, nhưng thấy người Trung Hoa còn nhiều ác cảm với người Âu nên chưa thực hiện ngay mục đích của ông. Mà họ bị người Trung Hoa ghét là phải. Họ tàn bạo không thừa nhận một luật pháp nào cả, coi tất cả người phương Đông như những con mồi ngon, họ quả là bọn ăn cướp. Năm 1557, khi được tự do ở Áo Môn, họ xây cất ở đó nhiều xưởng lớn, nấu thuốc phiện, chỉ một trong những xưởng ấy mà đã phải nộp cho chính quyền Bồ Đào Nha ở Áo Môn một số thuế mỗi năm gần bằng ba chục triệu quan cũ (Histoire de la civilisation - Will Durant).
 
Biết vậy nên Matteo Ricci khôn khéo bỏ hết các thói quen Châu Âu, sống như người Trung Hoa, mặc y phục Trung Hoa, học nói tiếng Trung Hoa, đọc sách Trung Hoa, theo các tục lệ Trung Hoa, cũng uống trà như người Trung Hoa, lại dùng một tên Trung Hoa nữa, Lợi Mã Đậu. Mà thực tình ông cũng quý văn minh rất cổ của Trung Hoa. Nhờ vậy ông được dân chúng mến.
 
Ông không đem kinh thánh ra giảng ngay, mà dạy cho người Trung Hoa những khoa học của phương Tây: số học, hình học, địa lý, thiên văn. Ông chỉ cho người Trung Hoa thấy thuyết " Trời tròn đất vuông" của họ sai. Ông trị bịnh, lập một dưỡng đường ở Nam Kinh. Lần lần người Trung Hoa thấy người Âu không phải là mọi rợ nữa, mà tò mò muốn biết tôn giáo của họ.
 
Matteo Ricci được giới thượng lưu Trung Hoa mến, sau cùng được vào triều yết vua Minh, xin xho đạo Ki Tô được chấp nhận. Ông dâng lên nhà vua hình Chúa Ki Tô, một bản Cựu Ước, một cây thánh giá, hai đồng hồ quả lắc, một bản đồ thế giới. Vua Thần Tôn nhận và cho phép ông dựng giáo đường ở Bắc Kinh và mỗi năm có khoảng vài trăm người Trung Hoa xin theo đạo, trong số đó có viên Thượng Thư bộ Lễ, ông dịch một số sách khoa học ra tiếng Trung Hoa, lại viết vài cuốn bằng chữ Hán nữa.
 
Nhưng khi ông mất, những người nối sự nghiệp của ông không sáng suốt, giỏi như ông và dân chúng Trung Hoa lại nổi lên đả đảo họ. Còn triều đình thì không cấm hẳn đạo Ki Tô, nhưng cũng không ưa, và chỉ muốn theo kỹ thuật của Âu thôi, phong chức cho bốn bác họcu ở Áo Môn để họ chế tạo cho súng ống.
 
Lại nhờ một thiên văn học Đức, Adam Schall soạn cho một cuốn sách về Thiên Văn và sửa lại lịch cho. Vì trong đời Nguyên, Trung Hoa dùng lịch Á Rập, và cuối đời Minh thấy ngày đó tính sai ngay nhật thực, năm 1610, Adam Schall sửa lại và y tính được đúng ngày nhật thực năm 1629.
 
====Văn hóa, xã hội và kinh tế===
=====Văn nghệ=====
Sử gia đời Minh thiếu một quan niệm rõ rệt về sử, gặp việc gì cũng chép, bất kì lớn nhỏ, thành thử vụn vặt, tài liệu để lại đòi sau rất nhiều mà không dùng được.
Vài nhà có giá trị là [[Vương Thế Trinh]], [[Dương Thận]], và [[Hổ Ứng Dâm]].
 
Văn đàn đời Minh bị hai phong trào chi phối.
 
Trong hai thế kỷ đầu là phong trào phục cổ: đời Nguyên, cựu học bị đàn áp bao nhiêu thì bây giờ nó lại phát lên mạnh bấy nhiêu.
 
Nhưng phong trào ấy không giống phong trào phục cổ ở đời Đường ,Tống; văn nhân đời Minh chỉ mô phỏng cổ nhân mà thiếu tinh thần sáng tác.
[[Image:Wang Shoujen.jpg|thumb|200px|Tranh vẽ Vương Dương Minh]]
Hồi đầu còn khá, có ít bài sánh được với cổ văn các đời trước, như bài "[[Tống Thiên Thai Trần Đinh Học]]" tử của [[Tống Liêm]], " [[Mại Cam Giả Ngôn]] " của [[Lưu Cơ]], " [[Thâm Tự Luận]] " của [[Phương Hiếu Nhụ]], "[[Tượng Tử Kí]] " của [[Vương Dương Minh|Vương Thủ Nhân]] ( Vương Dương Minh), "[[Trương Lương Đình Ký]] " của [[Qui Hữu Quang]]. Cảm động nhất là bài " [[Ế Lữ Văn]] " của Vương Thủ Nhân.
 
Về sau văn nhân chỉ tranh biện nhau về chủ trương nên bắt chước đời nào: [[nhà Tần|Tần]], [[nhà Hán|Hán]] hay [[Nhà Đường|Đường]], [[nhà Tống|Tống]].
 
Trong đời Minh thịnh nhất là lối [[văn bát cổ]] (tám vế: Mỗi vế bài có tám đoạn (phá đề,thừa đề,khởi giảng,đề tỉ,hư tỉ,hậu tỉ đãi kết) và lối đó dùng để tuyển nhân tài trong các kỳ thi, mới đầu không dùng thể biền ngẫu, sau bắt buộc phải dùng thể đó, bó buộc ngưòi viết, lưu hại đến ba, bốn thế kỷ sau.
 
Đến giữa đời Minh, một phong trào lãng mạn xuất hiện, cầm đầu là [[Đường Dần]] , [[Chúc Doãn Minh]] và vợ chồng [[Dương Thận]]. Họ phóng túng, đắm đuối trong thi tửu đến thành cuồng , và tận lực dùng lối văn tài tử để phụng sự cái mỷ. Người ta cho rằng cái hại dó do họ hiểu lầm triết lý của [[Lý Trí]] (tự Trác Ngô) , một môn đồ của Vương. Lý chủ trương thuyết tự nhiên, cứ theo lòng mình, không chịu một sự bó buộc nào. Sử chép có hằng chục triệu theo Lý như mê cuống, song họ không biết theo cái hay của Lý; đả đảo lối văn tám vế, mà chỉ mượn tư tưởng của Lý để biện hộ cho những hành vi quá lãng mạn của họ thôi
======Thơ======
Thơ chia làm ba thời kỳ:
* Minh sơ, thi sĩ tuy mô phỏng cổ nhân mà còn có đặc sắc , biết biến hóa. [[Tống Liêm]] có giọng hồn nhiên, Lưu Cơ thì hào phóng, Phương Hiếu Phụ thì hùng tráng. Đa tài hơn ccả Cao Khải, sở trưòng mà củng là sở đoản của ông ở điểm ông có đủ giọng của cổ nhân.
* Khoảng giữa đời Minh, bọn phục cổ xuất hiện , chủ trường lời phải cổ nhã, ý phải hùng, phải dùng nhiều thực từ (nay ta gọi là danh từ, động từ, trái với hư từ).
[[Lý Phàn Long]] ngày đêm đọc cổ thư, trên tường dán đầy kiệt tác của cổ nhân, rất khổ tâm với thơ mà thơ không hay.
* Cuối đời Minh, phái lãng mạn, có [[Chúc Doãn Minh]], [[Dương thận]], [[Dương thoa phấn]], tô son, cải trang thành một ả liểu hoàn, cùng các kì nữ nhởn nhơ ngoài phố, say say ca hát. Lời đẹp, song toàn là ngâm hoa, vịnh nguyệt, nội dung kém.
======Tuồng======
Tuồng và tiểu thuyết là hai loại văn mới làm vẻ vang cho văn học đời Minh.
 
Đời Nguyên tuồng đã chia ra Bắc khúc theo âm nhạc phương Bắc và Nam khúc, dùng nhiều điệu nhạc hơn, do sáng kiến của Ngụy Lương Phụ ở Côn Sơn, cho nên gọi là Côn Khúc. Côn Khúc là khởi nguyên của hi kịch đời sau.
 
Tuồng đời Minh còn truyền lại được 2-3 trăm vở, giai tác được vài chục, như " Tì bà Ký " của Cao Minh, văn rất thanh nhã, lâm ly; " [[Kinh thoa Ký]] " " [[Bái Nguyệt Đình]] " của [[Lưu Trí Viễn]], là những tuồng tình cảm có ý răn đời
 
Nổi danh nhất là tuồng " [[Mẫu Đơn Đinh]] " của [[Thang Hiển Tổ]] ở giữa đời Minh, lãng mạn hơn Tây Sương Ký hơn cả René của Chateau Briand, Werther của Goethe và Tyuết Hồng Lệ Sử của Từ Trẩm Á.
 
Một thiếu nữ họ Đỗ, nhân học thiên "Quan quan thư cưủ trong Kinh Thi mà mơ mộng hoài xuân, tâm tình u uất. Bữa nọ nàng dạo chơi trong vườn hoa, mệt quá, về phòng thiêm thiếp , mộng thấy một thanh niên tên là Liễu Mộng Mai, hai người yêu nhau, kết hôn cùng nhau. Khi tỉnh mộng, nàng ngo ngẩn, phát bệnh tương tư, tự vẽ hình mình rồi chết, chôn trong vườn hoa, Liễu Mộng Mai lại là người có thực. Một hôm tránh gió, tuyết vào trú chân trong vườn, thấy bức chân dung của nàng, quyết chí ở lại, ngày đêm tháp hương khấn vái. Hồn nàng hiện về, người và ma quyến luyến tư thông với nhau. Sau này được tái sinh, chàng thi đậu Trạng và hai bên kết hôn.
Truyện đã li kỳ mà lời văn như gấm, nên ảnh hưởng lớn đến thanh niên đương thời. Tương truyền một thiếu nữ đọc rồi, đau lòng quá , đứt ruột mà chết. Một thiếu nữ khác khi lâm chung đặn cha mẹ liệm vở tuồng đó với nàng. Đủ biết thanh niên thời dó ủy mị tới bực nào!
Thang Hiển Tổ còn 3 tuồng nữa cũng nổi danh và lãng mạn là " Nam Kinh Ký ", " Tử Hoa Ký ", "Hàm Đan Ký ".
 
[[Chu Duy Chi]] trong cuốn " [[Trung Quốc văn nghệ tư trào sử học]] " ví Thang với Shakespeare. Cả hai cùng sống một thời (Thang : 1550 - 1617, Shakespeare: 1564- 1616 ) đều đa tài, lãng mạn, bất chấp luật cổ điển : Shakespeare thì phá luật tam nhất trí, còn Thang thì bất chấp cả âm luật của tuồng: Ý ta tới đâu, ta theo tới đó, không kể lời chê bai của mọi người.
Đến cuối đời Minh, tuồng bắt đầu suy: nội dung kém, vừa xa quần chúng, vừa mất tự nhiên
======Tiểu thuyết======
Trong các thời đại trước, tiểu thuyết Trung Quốc chỉ mới phôi thai, qua đời Minh nó mới phát triển đầy đủkỷ thuật cao, tưởng tượng phong phú, mô tả khéo léo, tình tiết chi li. Bốn kì thư là [[Thủy Hử]], [[Kim Bình Mai]] , [[Tam Quốc diễn nghĩa]] và [[Tây Du Ký]].
 
Đại loại tiểu thuyết thời ấy có đặc điểm này là không biết soạn vào năm nào không kê rõ tên tác giả. Hầu hết là những chucyện được truyền khẩu trong dân gian. Khi kể thì mỗi người tùy tài riêng của mình thêm bớt ít nhiều, sau đó có người yêu văn chép lại. Vì thời đó tiểu thuyết chỉ được coi là một loại văn du hí, nên người chép thường dấu tên mà những người sau lại tự ý sửa đổi, có khi tới 5 hay 7 lượt, làm mất hẳn bản sắc của nguyên cảo, thành thử mỗi tiểu thuyết không còn là công trình của một cây bút nữa, văn không đều, có đoạn hay, có đoạn kém, mà sự nghiên cứu tác giả là một việc rất khó khăn. Hiện nay có người cho Tam Quốc Chí , Thủy Hử, Tây Du Ký xuất hiện ở đời Nguyên, có người lại sắp nó vào đời Minh.
Thủy Hử được sắp vào loại tiểu thuyết anh hùng. Nguyên cảo có thể là của Thị Nại Am. Tác giả tả cảnh loạn lạc, quan lại tham nhũng, triều đình bất lực ở cuối nhà Tống, và những hành vi " thế thiên hành đạo "của bọn thảo dã anh hùng Lương Sơn Bạc ỏ Sơn Đông chống lại triều đinh để cứu dân, mà người cầm đầu là [[Tống Giang]].
 
Tam Quốc Chí diễn nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử của La Quán Trung bị người đời sau sửa đổi. Tác giả dựa vào sự thực trong lịch sử, nhưng tưởng tưọng thêm nhiều, có thể là theo thị hiếu của dân cho Tào Tháo là một tên gian hùng mà rất đề cao Khổng Minh. Kết cấu vụng về, nhưng được dân chúng rất mê, còn hơn người Pháp mê những tiểu thuyết hiệp sĩ (romans de la chevalèrie ) nữa.
 
Tác phẩm vĩ đại nhất là Kim Bình Mai tương truyền của [[Vương Thế Trinh]], nhưng không chắc. truyện tả chân xã hội quan lại, sĩ phu , thương nhân sa đọa, những đồi phong bại tục của họ bằng một ngọn bút bình tĩnh mà sắc bén. tình dục và nhục cảm được ghi lại chi li, táo bạo lạ lùng, có người chê là dâm thư, và đời Thanh có lúc cấm bộ ấy, ai đọc lén thì bị đánh 100 trượng. Những bản lưu hành ngày nay đều cắt hết những đoạn thô bạo quá. Có người sắp nó vào loại tiểu thuyết diễm tình, thực ra nó là loại tả chân xã hội.
 
Dân tộc Trung Hoa cũng lạ thật, đề cao đức Trung dung thì không dân tộc nào bằng họ, mà hành động quá khích thì họ cũng đứng đầu: lãng mạn thì khắp thế giới không có kịch, truyện nào hơn Mẫu Đơn Đình, tả chân thì Kim Bình Mai ăn đứt các tiểu thuyết loại đó của phương tây, dâm dục thì vua chúa của họ có tới 6.000 mỹ nữ, vua nước nào bì nổi
 
Dâm thư thì truyện [[Nhục Bì Đoản]] (không biết của ai, có lẽ xuất hiện cùng đời Minh) cũng là độc nhất vô nhị; bảo thủ không dân tộc nào bằng mà [[Tần Thủy Hoàng]] và [[Mao Trạch Đông]] lại muốn hủy hết di sản tinh thần của nòi giống; ba ngàn năm trước đã tôn trọng ý dân ( dân muốn là trời muốn ), vậy mà dân thời nào cũng bị ức hiếp hơn hết.
 
Bốn tiểu thuyết giớI thiệu ở trên: Thủu Hử, Tam Quốc Chí, Tây Du Ký, Kim Bình Mai đều được coi là những tác phẩm bất hủ của nhân loạI và đều được phưong Tây dịch đi dịch lại.
*Đoản thiên tiểu thuyết tới đờI nhà Minh cũng bắt đầu thịnh.
*Bảo Ủng đại nhân lựa những truyện hay nhất của nhiều tác giả , gom lại thành bộ Kim Cổ Kỳ quan mà hồi nhỏ chúng ta đều say mê đọc . Nghệ thuật cao hơn bộ Ngàn lẻ một đêm của Á Rập.
*Chính những tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết đời Minh cho ta biết về xã hộI , phong tục dân tộc Trung Hoa hơn là những bộ sử của họ.
======Mỹ thuật======
*'''Họa''' : Kỹ thuật không thay đổi. Không có phảí nào mới.
Hai họa sĩ có danh là Đưòng Dần, và Đổng Kì Xương vẽ sơn thủy, cây, đá, mây, khói. Nét vẽ của Đổng nho nhã, phong lư, đáng là bực thầy, nhưng thiếu cốt khí.
*'''Kiến trúc''': Có nhiều công trình lớn tôi đã giớI thiệu ở trên: cung điện Bắc Kinh, Trường thành. Và kể thêm [[Thiên Đàn]] (đàn thờ Trời) xây bằng cẩm thạch trắng, lợp ngói có men màu.
*'''Đồ sứ''': Sản xuất nhiều và thêm được vài loại: như men trắng trang trí bằng màu lam, gọi là đồ''' Giang Tây'''. Từ thế kỷ XVI, dùng màu lam cobalty của Samatra, kém màu lam của Tiểu Á ( Asia mincure ). Tìm ra được loại men đỏ rực sáng chế được những đồ nhiều men màu (ba , năm , màu ). Nhưng đồ Long tuyền suy.
*'''Đồ Sơn''': Đẹp, xuất cảng qua Nhật, được người Nhật bắt chước.
======Khoa học======
Thiên văn và địa lý tiến bộ nhờ học của Châu Âu. Lịch pháp được cải tiến, đúng hơn trước.
'''La Niệm An''' tăng bổ một địa đồ đời Nguyên, gọi là [[Quảng hưng đồ]].
*'''Y dược'''
Nhà Minh trọng y học nên có nhiều y gia giỏi, phát minh được nhiều y thuật. Đời Thần Tông có [[Lý Thời Trân]] tác giả bộ [[Bản thảo Cương mục]], tập dài thành các dược vật và cách chế dược các đời trước. Tới nay bộ đó vẫn còn được dùng.
 
===Suy vong===
====Nội loạn====
* Họa cốt nhục tương tàn, sau loạn tĩnh nạn,xuất hiện thêm ba bốn lần nữa, một lần dưới triều Tuyên Tông: Hán Vương là [[Cao Hú]] chiếm đất làm phản, Tuyên Tông bắt giam rồi giết cùng với nhiều đồng đảng, một lần khác dưới triều Cảnh Tông.
* Nạn hoạn quan: Một cái xấu xa của chế độ quân chủ Trung Hoa là dùng hoạn quan, rất nhiều hoạn quan. Ông vua nào cũng có tam cung lục viện, hầu hết ông nào cũng hiếu sắc, từ đời Thượng Cổ hễ lên ngôi rồi là cho người đi tìm trong khắp nước những cô gái đẹp, bắt gia đình có cô gái đẹp phải dâng nữa, để tuyển dụng làm phi tần, cung nữ. Các hoàng tử , công chúa phải có người hầu hạ, cũng là [[mỹ nữ]] , tất nhiên không thể dùng toàn đàn bà được, có những công việc phải giao cho đàn ông, như giữ các cửa cung, canh gác, thông báo, quét tứơc làm vườn ... mà vườn ngự thì mênh mông cả chục cây số vuông. Muốn tránh cảnh dâm loạn trong cung, nhất là giữ cho dòng dõi của vua được thuần, không pha bậy với bọn bách tính, thì phải dụng hoạn quan. có thời trong cung có tới cả vạn cung phi và ba ngàn hoạn quan hoặc hơn nữa.
Tối, các cửa cung điện đóng hết, ngay các đại thần, thân vương nếu không có lệnh cũng không được vào. Vậy là ngoài vua ra, trong cung không còn ai là đàn ông cả. Các hoàng tử đã lớn tuổi đều ra ở cung riêng. Vua thui thủi một mình, biết chuyện trò với ai? Bọn hoạn quan đều xuất thân trong giới ti tiện, vô học, bày trò để vua giải sầu, nhất là các trò tửu sắc. Nhưng nhiều quá và dễ dàng quá thì đâm ra mau chán, cho nên có ông vua đêm đêm giả trang, theo mt tên hoạn quan ra ngoài thành, nếm các thú vui của dân chúng. Như vậy hoạn quan thành bọn tay chân của vua, nói gì vua cũng nghe, nhất là những tên đẹp trai, khéo nịnh bợ, lần lần lấn quyền của [[hoàng hậu]], [[thái hậu]] , các [[thân vương]] và [[đại thần]] đều phải nể chúng; chúng lập phe đảng, chỉ huy quân đi, cả triều đình không ai chống lại nối, và họ tự ý phế vua này, lâp vua khác như ở cuối [[Nhà Đường|đời Đường]]. Vua nào được họ lập lên sợ họ một phép, nếu không thì họ lại phế. CHọ vơ vét bảo ngọc, vàng, kim cương nhiều hơn nhà vua và làm nhiều chuyện dơ dáy, tàn bạo ức hiếp nhân dân.
Nạn đó triều đình nào cũng có, Chu Nguyên Chương biết rõ, nên ra lệnh cấm không cho hoạn quan xen vào việc nước, hạn chế hoạn quan, phẩm trật chức tước của chúng, trừng trị những tên nào phê bình chính trị, và cấm chúng học chữ. Ông bảo các đại thần : Kẻ nào dùng hoạn quan , coi như tai mắt thì kẻ đó hóa đui và điếc. Chì có mt cách xư sử với chúng là ,làm cho chúng sợ phép nước, đừng thường khen chúng.
 
Nhưng chỉ đến đời con ông, Thành Tổ, là hoạn quan lại được trọng dụng rồi vì khi Thành Tổ tấn công Huệ Đế thì họ làm nội ứng, biết tình hình Kinh đô, triều đình ra sao? Để thưởng công cho chúng,Thành Tổ bỏ hết những cấm lệnh của cha, cho hoạn quan được bẩm phục của công, hầu lãnh những chức lớn " chẳng hạn " Thái Giám Trịnh Hoà được cử đi sứ; ông lại lập một cơ quan ở trong cung gọi là " Đông Xứớng " để dò la tìm bắt kẻ gian thần phản nghịch, cơ quan đó được giao cho một hoạn quan điều kiển, từ đó uy thế hoạn quan rất lớn.
ĐờiTiền Tôn mở một thư đường trong nội phủ , dùng các quan Hàn Lâm để dạy học các hoạn quan , chúng được kết giao với các đại thần ở triều và đa số ,càng có học, càng gian xảo. Trái hẳn với ý của Chu Nguyên Chương. Triều đình thành hoàng kim thời đại của bọn hoạn. Nhiều thanh niên tự hoạn , nhiều cha mẹ hoạn con từ khi chúng mới vài tuổi để gây dựng tương lai cho chúng, mà mong sau này chúng làm vẻ vang cho cả nhà, cả họ được nhờ, vì vậy cái họa hoạn quan đời Minh hơn cả các thời khác.
 
Hoạn quan [[Vương Chấn]] được Anh Tông (1436 -1449) tín nhiệm , y nói gì vua cũng nghe, xỏ mũi vua, ngược đãi đại thần, làm mưa làm gió ở triều đình, các công khanh đều sợ quyền thế của y, tới mức gọi y là ông phụ (ông bố). Thời đó quân Mông Cổ mạnh lên, bắt Minh phải cóng tiền của, bảo vật, rồi cử binh đánh Trung Hoa, hạ được nhiều đồn ải. Vương Chấn muốn lập công, khuyên Anh Tôn thân chinh, quần thần can vua, vua không nghe, rốt cuộc vua tôi nhà Minh bị vây ở đổi Thổ Mộc ([[Tỉnh Sát Cáp Nhỉ]]) Vương Chấn cùng nhiều đại thần bị giết, còn Anh Tông thì bị bắt đưa qua [[Mông Cổ]]. Triều đình lập vua Cảnh Tông lên thay, tôn Anh Tông làm [[Thái Thượng Hoàng]]. Thấy vậy, biết có giữ Anh Tông cũng vô ích. Mông Cổ đưa ông ta trả về Trung Hoa, để triều đình Minh chia rẽ vì sự tranh ngôi.
 
Sau sinh loạn thật. Một Đại Tướng [[Thạch Hanh]], mưu với hoạn quan là [[Tào Cát Tường]] đem binh vào phá cửa cung.Phế Cảnh Tông, đưa Anh Tông trở lên ngôi, sau Thạch Hanh tha hồ làm bậy, mưu phản trở lại bị giết với tất cả đồng đảng.
 
Hiến Tông kế vị Anh Tông, hoạn quan là [[Uông Trực]] gốc gác là một giống rợ, rất xảo quyệt, được vua tin dùng Vua lập thêm [[Tây Xưởng]] , một cơ quan mật vụ nữa, chuyên dò xét quan lại ở ngoài , giao cho Uông Trực điều khiển. Bọn tay sai của Trực hà hiếp nhân dân, quan dân đều oán. Vua ham mê tửu sắc, cung phi tới số vạn , mà hoạn quan tới ba ngàn, có sách là cũng gần số vạn nữa.
 
Đời sau, Hiến Tôn tạm yên, rồi tới đời Vũ Tông thì hoạn quan [[Lưu Cận]] chuyên hoành lại càng mạnh, lập thêm Nội Xưởng, hễ ai nghịch ý hắn thì hắn vu hãm, triều đình rối loạn, đạo tặc nổi khắp nơi. Một người trình cho Cận một phong thư nặc danh ném ở lề đường, trong kể tội ác của Cận, cận làm giả tờ chiếu đòi hơn ba trăm quan lớn nhỏ đến quỳ ở ngoài cửa Ngọ Môn nửa ngày. Hắn mắng một hồi rồi đem bỏ ngục hết. Vua An Hóa (tỉnh cam túc) cử binh ở Ninh Hạ, nói là để về triều giết Lưu Cận, Vũ Tông sai viên Đô Ngự Sử là [[Dương Nhất Thanh]] đi dẹp được. Về triều, Dương tâu hết các tội ác của Cận, vua tỉnh ngộ, giết Cận và đuổi hết đồng đảng. Khi tịch thu tài sản của hắn, người ta thấy 57.800 đồng tiền vàng, 240.000 lượng vàng, mỗi lượng bằng mười đồng, 1.583.600 thẻ bạc, mỗi thẻ được nữa lượng, và năm triệu thỏi bạc, mỗi thỏi bằng 5 lượng, hai thùng bảo ngọc, nhiều áo giáp bằng vàng, 3000 chiếc nhẩn vàng , và nhiều bảo vật khác mà giá trị lớn hơn ngân sách quốc gia trong một cuộc phản loạn hầu cướp chính quyền.
[[Hình:Elite Chinese Imperial Guards of Ming Emperor Jiajing (1522-1567). Notice the distinctive armour plates along the entire length of the sleeves, similar to later examples of Qing armour shown above.jpg|nhỏ|280px|Tranh vẽ thời Minh mô tả những binh sĩ cận vệ của Hoàng đế [[Gia Tĩnh]] (1522-1567)]]
Vua Thế Tông kế vị Vũ Tông trị được bọn [[hoạn quan]] nhưng mê chuyện thần tiên, xao lãng việc nước để cho nịnh thần [[Nghiêm Tung]] trộm quyền làm bậy.
 
====Đảng Đồng Lâm====
[[Hình:Wanli1.gif|nhỏ|trái|250×288|Minh Thần Tông (1572-1620)]]
Đời vua Thần Tông cuồi thế Kỷ XVI, nhờ có [[Trương Cư Chính]] cầm quyền chính quyền mà trong nước được yên trị. Trương chết rồi (năm 1582) , nhà vua bỏ bê việc nước, tránh gặp các đại thần, mà xa xỉ vô độ, khi lập Hoàng Hậu, tiêu 90 triệu lạng bạc, phân phát 12 triệu lạng cho một số thân vương, hoàng tử, và trên 9 triệu nữa để xây cung điện. Vì vậy, mả phải tăng thuế và nạn tham nhũng lan tràn.
Một viên đại thần là Cổ Hiến Thành vì đăng lời thẳng mà bị bải chức, về vườn cùng với [[Cao Phan Long]] Giảng học ở thư viện Đồng Lâm : thư viện này lập từ đời Tống ở miền hạ du sông [[Dương Tử]], ông sửa sang lại làm chổ hội hộp đề nghị luận việc triều chính, phê bình các nhân vật; sĩ phu ở thôn dã và quan lại ở triều đình nhiều người phụ họa, thành một đãng rất nổi danh.
 
Ở triều đình thời đó, có bốn đảng công kích lẫn nhau, tranh giành nhau địa vị. Bị [[đảng Đông Lâm]] bài xíxh, họ liên kết với nhau để đánh lại.
 
Năm [[1620]] Quang Tông lên nối ngôi Thần Tông, chỉ ham mê nghề thợ mộc (như vua Pháp [[Louis XVI]] ham sửa chìa khóa) việc nước giao phó cả cho tên Thái Giám [[Ngụy Trung Hiền]], vốn là tên đầu bếp của Thái Hậu và là bạn thân của vú nuôi nhà vua.
 
Tới hắn, cái họa hoạn quan của nhà Minh lên tới tột bực. Hắn hách dịch, tàn nhẩn vô cùng. Hắn nắm trong tay Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội Xưởng, đâu đâu cũng có mật vụ, tố cáo những người chống đối hắn để hắn hảm hại; bọn đó còn cướp bốc của dân đem về hạp cho hắn nữa. Hắn bắt dân xây sinh tử để thờ sống hắn ở khắp nơi, như thờ Khổng Tử.
Đảng Đông Lâm vạch 24 tội nặng của hắn , trong số đó có tội giết người và bắt Hoàng Hậu phải phá thai. Ngụy vận động các đảng khác chống đảng Đông Lâm. Những người cầm đầu bị đem ra xử, cất chức, bỏ tù, tra tấn đánh tới chết, trong số người bị hắn hại có 6 vị được dân gian gọi là " [[Lục quân Tử]]" Sau vụ đó (1627) đảng tan rả và [[lịch sử Trung Hoa]] ghi một thất bại đau xót của sỹ phu Trung Hoa trong việc chống đối với bọn gian tà.
 
Đến khi Tư Tông lên ngôi, giết Ngụy Trung Hiền, rửa oan cho các người bị hắn hại thì chính trị đã đổ nát và nhà Minh sụp đổ.
 
====Kinh tế lâm nguy====
Kinh tế nhà Minh chỉ thịnh vượng trong mấy mươi năm đầu, rồi suy lần lần vì tiêu quá nhiều mà thu vào không đủ.
 
Việc xây kinh dô [[Bắc Kinh]], cất các cung điện tráng lệ, xây trường thành tốn kém.
 
Chính sách của Minh đối với vác rợ phương Bắc là vừa dùng cả uy lẫn ân, hễ nước nào chịu phục tùng thì vua Minh tỏ ra rất rộng rãi. Theo sữ thì có tới 38 thuộc quốc. Mỗi lần xứ thần của họ tới boiên giới thì được viên quan ở đó tiếp đãi trong khi chờ đợi, có khi cả tháng lệnh của triều đình, rồi đưa họ tới kinh đô, họ ở kinh cũng cả tháng nữa. Họ thường cống những sản phẫm của nước họ như ngựa, da lông, vua Minh ban cho họ gấm vóc, trà, lại cho thêm mỗi người trong phái đoàn lụa, mão áo, hài, nhiều ít tùy phẩm trật. Có nước lợi dụng lòng rộng rãi đó, gởi những phái đààn gòm 3.000 người, trong đó xen một số con buôn, bắt Trung Quốc nuôi hàng tháng, mỗi tháng 3.000 con cừu, 3.000 vại rượu , 100 hộc lúa, ấy là chưa kể gà vịt, bánh trái... Khi vể, họ được tặng 26.000 tấm gấm vóc, 90.000 tấm lụa và không biết bao nhiêu vật khác như đàn, sáo, dao, nồi đồng , đồ nữ trang... Ta thử tưởng tượng 38 nước triều cống mà như vậy tốn cho triều đình biết bao, còn hơn là vua [[nhà Tống|Tống]] phải đóng "thuế " hàng năm cho nước [[nhà Kim|Kim]], nước [[nhà Liêu|Liêu]] thời trước , mà mục đích cũng chỉ là để họ khỏi quấy rối biên giới.
 
Những nước không chịu thuần phục như [[Miến Điện]], [[An Nam]] thì nhà Minh đem quân đi dẹp, thị uy, thường là thắng một vài trận , rồi thua, phải rút quân về, cũng rất tốn kém, mà chẳng có kết quả gì cả.
 
====Họa Nhật Bản====
 
Làm cho Trung Hoa điêu đứng nhất là [[Nhật Bản]] và [[Triều Tiên]]. Bọn [[giặc Nhật]] thường đột xuất đánh phá, cướp bóc các khu bờ biển từ miền Bắc tới Chiết Giang, Phúc Kiến, rồi rút lui ; thủy quân và lục quân Trung Hoa không sao đề phòng , ngăn cản được, có thời phải bắt dân bỏ nhà cửa, rút vào sâu trong nội địa để tránh chúng. Từ khoảng 1550 trở đi, bọn "giặc lùn " đó hoành hành ngày càng dữ, đánh sâu vào nội địa Chiết Giang, ngược dòng sông Dương Tủ , cướp phá làng mạc hai bên bờ , gần như uy hiếp [[Nam Kinh]]. Năm 1560, một bọn giặc Nhật đông tới 6.000 cướp phá bờ biển [[Phúc Kiến]], [[Quảng Đông]], lập căn cứ ở [[Đài Loan]].
 
Cuối thế kỷ XVI, Nhật lại đem quân qua xâm chiếm Triều Tiên. Triều Tiên là một thuộc quốc của Trung Hoa, che chở phía Đông Bắc Trung Hoa, khỏi bị Nhật quấy phá. Thời đó, Triều Tiên suy nhược, vua mê tửu sắc, quân lính không luyện tập, thấy quân Nhật là bỏ chạy không chống cự, để cho họ qua sông [[Áp Lục]]. Vua Triều Tiên vội sai sứ sang Trung Hoa cáo cấp. Vua Thần Tông phái 5.000 quân sang cứu, thua to ở [[Bình Nhưỡng]] (1592), phái một viên tướng khác với 43.000 quân vượt sông Áp Lục bất thần tấn công quân Nhật, đuổi họ ra khỏi Bình Nhưỡng, nhưng vì khinh địch, nên bị Nhật phục kích mà đại bại. Hai bên hòa rồi lại chiến , chiến rồi hòa, mãi đến năm 1598, Nhật mới rút lui hẳn. Trong chiến tranh đó, trước sau nhà Minh phải hao trên 200.000 quân , phí tổn chừng 20 triệu lạng vàng bạc, làm cho tài nguyên của nhà Minh đã sút rất nhiều vì những nguyên nhân kể trên, bấy giờ gần hóa ra kiệt quệ, do đó mà qua đầu thế kỷ XVI, loạn trong nước xảy ra, rợ ở ngoài dòm ngó.
 
Thiếu tiền, triều đình phải tăng thuế, nhưng thu vào vẫn không được bao nhiêu. Trông cậy nhiều nhất vào thuế ruộng, nhưng thuế ruộng nặng quá trên 50% số thu hoạch mà lại trả bằng bạc, nhiều nông dân không đủ sức đóng, phải bỏ ruộng trốn đi nơi khácf, thành bọn lưu vong, bọn ăn cướp. Ở Chiết Giang, chỉ có một phần mười số dân là có ruộng, như vậy thu được bao nhiêu đâu. Nhất là nhiều nơi tay chân của bọn hoạn quan được lãnh việc trưng thuế, chúng gian trá, thu của dân nhiều, nộp triều đình ít còn thì bỏ túi một phần, một phần mang về cho chủ.
 
Sau chiến tranh với Nhật, triều đình ra lệnh tỉnh b nào cũng phải tìm mõ để khai thác, hể tìm được mạch đồng, bạc, thiếc thì thưởng. Nhân dịp đó bọn quan lại cấu kết với hoạn quan bóc lột, ức hiếp dân nữa; nhà nào có máu mặt thì chúng vu là ăn cắp khoáng sản, nơi nào có ruộng tốt nhà cao, cửa đẹp thì chcúng bảo ở dưới có mạch khoáng sản, sai lính bao vây rồi đào, bới, làm tiền.
====Nạn tham nhũng====
[[Chu Nguyên Chương]] rất nghiêm khắc với quan lại, kẻ nào không liêm khiết thì trừng trị nặng, nhưng không diệt nổi nạn tham nhũng vì lương bổng củà họ ít quá không đủ sống. Nhưng tới cuối Minh, tệ đó lan tràn hơn tất cả các đời trước. [[Eberhard]] đưa ra nguyên nhân này, tôi tuy không tin lắm nhưng cũng chép lại.
 
Ông cho là tại nghề in phát đạt, sổ sách in tăng lên, giá rẻ, nhiều người mua được. Mới đầu là kinh Phật, sau in tới [[Tứ Thư]], [[Ngũ Kinh]] của đạo Nho. Nhiều người có sách để học, mà hể học thuộc lòng được nhiều rồi, học cách làm thơ, làm phú, nghiền ngẫm những tập in các đề thi, các bài phú, kinh sách kiểu mẫu, là có hy vọng thì thi đậu được. Do đó, trước chỉ những con quan hoặc con đại điện chủ mới đi thi, bây giờ con tiểu nông , tiểu công, tiểu thương, nghèo mà có chí cũng đi thi. Học thì không tốn tiền mấy, đi thi mới tốn nhiều; từ quê phải lên tỉnh ở trọ cả mấy tháng, muốn đậu thì phải hối lộ quan trường, đậu rồi mà muốn được bổ dụng thì phải đút lót nhà quyền quý. Thi Hội phải lên Kinh sư, tốn kém gấp mười nữa, và khi được bổ dụngrồi thì no ngập đầu, phải gỡ gạc để trả nợ cho mau, làm giàu cho mau. Những kẻ nào có tham vọng được gần " mặt trời " tức thiên tử thì phải đút lót cho hoạn quan, có kẻ thi đậu rồi, tự thiến để xin làm hoạn quan. Nhà Minh ưa họ và những [[Đông Xưởng]], [[Tây Xưởng]], [[Nội Xưởng]] ở trong cung đều là những cơ quan của bọn hoạn quan biết chũ nghĩa.
 
Cuối Minh bọn họ khá đông, thành một giai cấp trung lưu mới mà Eberhard ví với giai cấp [[bourgeois]] của [[Châu Âu]], họ đóng một vai trò xã hội và chính trị quan trọng, nhưng không tiến bộ như bọn bourgeois thời cận đại phương Tây, mà trái lại có hại cho quốc gia dân tộc vì họ sa đọa hủ bại.
 
Không biết đời Minh, sự thi cử gian lận tới mức nàovà sự gian lận mà thi đậu rồi đút lót để làm quan cổ động tới thành một giai cấp như giai cấp bourgeois ở Châu Âu như Eberhard nói không. Tôi nghĩ triều đình mà loạn thì xã hội sa đọa, chẳng phải tìm nguyên nhân từ sự phát triển của nghề in.
 
Tình trạng xã hội nhu vậy; vua thì sa đọa phóng túng hoạn quan nắm hết triều đình, bóc lột nhân dân, quan lại tham nhũng, nên loạn nổi lên ở Giang tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Lớn nhất là loạn Thần Hào. [[Thần Hào]] là một người trong hoàng tộc được phong vương, thấy Vũ Tông không có con muốn cướp ngôi, gây vây cánh ở ngoài lẫn ở trong triều, dấy binh ở [[Nam Xương]] (Giang tây ) khi thế rất mạnh. [[Vương Dương Minh]], một nho tướng kiêm văn hào và triết gia, dẹp được. Sau Vương lại diệt được giặc Tư Ân ở Quảng Tây năm 1528, trong trận này ông dùng súng đại bác chế tạo theo kiểu của Bồ đào Nha.
 
=== Nhà Minh sụp đổ===
[[Hình:Emperor Huang Taiji.jpg|nhỏ|trái|300×477|Hoàng Thái Cực]]
Sự sụp đổ của nhà Minh xảy ra trong một thời gian dài và nó khởi nguồn ngay từ năm [[1600]] với sự xuất hiện của [[Mãn Châu]] dưới sự lãnh đạo của [[Nurhaci]] ([[Nỗ Nhĩ Cáp Xích]]). Với ưu thế pháo binh của mình, nhà Minh liên tục đẩy lùi người Mãn Châu, đặc biệt trong các năm [[1623]] và [[1628]]. Tuy nhiên, họ không thể chiếm lại được quyền kiểm soát của mình đối với người Mãn Châu và cả vùng đất đó. Từ năm [[1629]] về sau này, nhà Minh kiệt sức với những vụ tranh giành quyền lực bên trong và những vụ tấn công ở miền bắc từ phía người Mãn Châu; họ đã chuyển sang [[chiến thuật đột kích]] nhằm tránh đối mặt với [[quân đội Minh]] trong những trận chiến lớn.
 
 
Không thể tấn công trực tiếp vào đầu não nhà Minh, người Mãn Châu chờ đợi cơ hội của mình, phát triển pháo binh của riêng họ và thành lập các liên minh. Họ có được các quan chức trong triều nhà Minh làm [[quân sư]] cho mình. Năm [[1633]] họ hoàn thành việc chinh phục [[Nội Mông]], dẫn tới việc tuyển được một số lượng lớn lính Mông Cổ dưới cờ Mãn Châu và chiếm được một con đường nữa dẫn tới trung tâm đế chế Minh.
 
Tới năm [[1636]] vua Mãn Châu là [[Hoàng Thái Cực]] đã đủ tự tin để tuyên bố thành lập đế quốc [[nhà Thanh]] tại [[Thẩm Dương]], vùng đất đã bị người Mãn Châu chiếm từ năm [[1621]], và lấy đế hiệu là Sùng Đức. Cuối năm [[1637]] [[đồng minh truyền thống của nhà Minh]] là [[Triều Tiên]] bị đánh bại và chinh phục bởi đội quân mạnh mẽ với 10 vạn người của Mãn Châu, và Triều Tiên chấm dứt công nhận nhà Minh.
 
Ngày [[26 tháng 5]], [[1644]], Bắc Kinh rơi vào tay quân khởi nghĩa do [[Lý Tự Thành]] lãnh đạo. Nắm lấy cơ hội này, người Mãn Châu vượt qua [[Vạn lý trường thành]] sau khi viên tướng giữ [[biên giới của nhà Minh]] là [[Ngô Tam Quế]] mở cổng thành tại [[Sơn Hải quan]], và nhanh chóng đánh bại, lật đổ triều đình [[Đại Thuận]] với thời gian tồn tại ngắn ngủi 40 ngày của Lý Tự Thành.Dù đã mất Bắc Kinh (nơi Chu Nguyên Chương từng cho là không nên lựa chọn làm thủ đô đế chế) và hoàng đế qua đời, quyền lực của nhà Minh vẫn chưa bị tiêu diệt hẳn. [[Nam Kinh]], [[Phúc Kiến]], [[Quảng Đông]], [[Sơn Tây]] và [[Vân Nam]] trên thực tế đều là những [[pháo đài]] mạnh cho sự chống cự của nhà Minh. Tuy nhiên, việc mất chính quyền trung ương khiến nhiều kẻ ngấp nghé ngôi báu và vì vậy họ không thể liên kết với nhau. Tới năm [[1662]], từng pháo đài một bị người Thanh đánh bại, và những hy vọng cuối cùng cho [[sự hồi phục của nhà Minh]] mất đi cùng với hoàng đế Vĩnh Lịch [[Chu Do Lang]].
====Mãn Châu tấn công ở biên giới,nội loạn ở trong====
 
[[Mãn Châu]] ngày nay là một miền đất rộng ỏ phía đông Bắc Trường Thành, từ [[Triều Tiên]] tới phía Bắc [[Hắc Long Giang]]. Thời Minh người Mãn Châu chỉ chiếm phía Bắc Mãn Châu ngày nay, còn phía Nam về Trung Hoa
 
Người Mãn vốn là người Kim làm chủ một phần Hoa Bắc đời Tống (thế kỷ XII, XIII). Khi [[Mông Cổ]] chiếm Trung Hoa, người Kim bị dồn về phía [[Hắc Long Giang]], tới khi nhà Minh lên, họ lần lần lan xuống phương Nam, phía Đông và Tây. Nhờ sống chung với người Trung Hoa trên một thế kỷ, họ đã Hoa hóa ít nhiều có một triều đình như triều đình Trung Hoa, năm 1616, họ lấy quốc hiệu là Thanh, vua của họ xưng đế, đóng đô ở [[Phụng Thiên]].
 
Dân số của họ chỉ trên 1 triệu, mà nhà Minh thời đó ít nhất cũng có 100 triệu , nhưng họ liên kết với Mông Cổ, lại được một số Hán gianlàm cố vấn, nên năm [[1619]] thừa lúc nhà Minh suy, giặc cướp nổi lên khắp nơi, họ dám tấn công Trung Hoa, thắng 10 vạn quân Minh, lần lần họ chiếm được hết miền Liêu Đông. Quân Minh nhờ súng đại bác của Bò Đào Nha chặn họ lại được ở dưới đó, họ quay sang phía tây, miền [[Nhiệt Hà]], Minh Hạ ngày nay.
 
Năm [[1635]], miền Tây Bắc Trung Hoa đói kém. Dân chúng phải ăn rể và vỏ cây. Khi hết cây cỏ họ phải ăn đất, vậy mà vua Minh ([[Minh Tư Tông|Tư Tông]])vẫn bắt họ đóng thuế để có tiền nuôi binh đánh Mãn Thanh. Thuế tăng lên gấp 16 lần, 60 lần thời bình thường. Bị dồn vào thế cùng, dân phải họp nhau làm giặc. Ngàn đồng 1 lít gạo, họ chịu sao nổi. Trong khi đó thì bọn quý tộc vẫn phè phởn, có kẻ làm chủ 1 triệu mẫu (50.000 hécta, bắt nông dân nộp thuế đều đều).
 
Loạn nổi lên từ miền Tây , tiếp theo là miền Đông ở [[Sơn Đông]], hội kín Bạch Liên giáo gần hằng vạn tín đồ kéo nhau đi cướp bóc, chem giết các quan lại. Phía Đông Nam, một tên cướp cũng chiếm đảo [[Đài Loan]].Tóm lại, là từ 1610 đến 1640 không nơi nào yên.Đã tới thời nhà Minh phải sụp đổ.
 
Hai viên tướng được nông dân theo là [[Trương Hiến Trung]] và [[Lý Tự Thành]].
 
Năm 1642 Lý Tự Thành bao vây [[khai phong]] trong 4 tháng, đánh tan quân triều đình tới để giải vây, danh vang dậy, dân chúng càng theo nhiều, uy tín hơn hẳn Trương Hiến Trung. Lý cũng chỉ là một nông dân vô học, một tướng cướp tàn bạo , nhưng can đảm, có tài cầm quân , thông minh, có óc làm chính trị. Khi chiếm được Khai Phong rồi, thị trấn đó ở giữa đường từ Bắc Kinh tới Nam Kinh, một viên tường của ông đề nghị nên chiếm ngay Bắc Kinh, một viên khác khuyên nên chiếm Nam Kinh , một người thứ ba bảo nên chiếm Thiểm Tây trước đã, tổ chức lại quân đội, nắm chắc tỉnh đó, rồi sẽ chiếm Sơn Tây, sau cùng tiến về Bắc Kinh không phải để cướp bóc như trước mà để chiếm ngôi báu. Ông nghe lời người thứ ba, đổi hẳn chính sách , muốn lật đổ triều đình nhà Minh. Ông đem quân qua chiếm Thiểm Tây, vô Tây An, thủ phủ của tỉnh , cho quân cướp bóc trong ba ngày rồi lập lại trật tự, tháng 2 năm 1644 lên ngôi vua, phong tước công hầu cho thuộc hạ, lập một triều đình có đủ lụp bộ. Quân đội của ông lúc đó được 1 trệu gồm 600.000 kỵ binh và 400.000 bộ binh. Tháng 3 ông vuợt Hoàng Hà , chiếm Sơn Tây, như vào chỗ không người.
 
Triều Đình hoảng hốt, bàn tán xôn xao, mỗi người một ý. Nguy nhất là quốc khố rỗng không, tiền đâu mà phát cho quân lình. sau cùng, chỉ còn một giải pháp là triệu tướng Ngô Tam Quế đương chống với Mãn Thanh ở biên giới về cứu nguy.
 
[[Ngô Tam Quế]] lúc đó ở cách Bắc Kinh 400 cây số, mà quân của Lý Tự Thành ở Sơn tây, gần hơn, tới Bắc kinh trước. Tư Tôn sai hoạn quan [[Đỗ Huân]] đem hết quân ở kinh đô ra ngăn giặc, nhưng Đỗ Huân làm phản, đầu hàng Lý Tự Thành. Ngày 19 tháng 4, Lý Tự Thành tới đốt phá khu lăng tẩm của nhà Minh rồi thẳng tiến tới [[Bắc Kinh]]. Ngày 24, họp triều đình tất cả các đại thần chỉ khóc ròng, không thốt được một lời.
 
====Tư Tông tuẫn quốc,Lý Tự Thành lên ngôi====
Hôm sau, Tư Tông sai vài hoạn quan thân tín cải trang cho thái tử và các hoàng tử, đưa ra ngoài thành trốn đi.Sau đó, ông cùng với Hoàng Hậu và một quý phi rầu rĩ uống vài chung rượu. Khi cạn chén , quý phi đứng dậy rút lui trước, ông rút gươm chém nàng một nhát, nàng ngã gục dưới chân ông. Hoàng Hậu vội vàng về cung, tự ải bằng chiếc dây lưng. Nhà vua chém xong hai công chúa rồi vô phòng hoàng hậu, thấy thây vợ đã treo cổ, ông lẩm bẩm:"tốt,tốt".
 
Sáng sớm ngày 26, chuông vẫn đổ bào giờ họp triều nhưng không ai tới. Tư Tông cùng với viên Thái Giám thân tín cuối cùng,[[Vương Thừa Ân]], leo lên [[Môi Sơn]] (một ngọn núi sau cung điện) đứng nhìn kinh thành và đồng ruộng một hồi lâu, có lẽ để xem đạo quân Ngô Tam Quế có tới không.
 
Rồi ông sai viết lên mặt trong vạt áo:" Trẫm bạc đức, đáng khinh bỉ, đã bị thượng đế trừng phạt.Các đại thần của Trẫm đã lừa Trẫm.Trẫm xấu hổ gặp các Tiên Vương ở Suối vàng. Cho nên Trẫm tự lột mũ miện, xõa tóc, che mặt, đợi cho quân địch xé thây. Đừng đụng đến một thần dân nào của Trẫm "( [[Will Durant]]- Sách đã dẫn).
 
Viết xong , ông tự treo cổ trên một nhánh cây. [[Vương Thừa Ân]] cũng tuẫn quốc theo chủ, với trên 40 người nữa.
 
Vài giờ sau, Lý Tự Thành vào cung điện cùng với bộ hạ, và leo lên ngai vàng.
 
Ngô Tam quế được lệnh về cứu kinh đô từ mười ngày trước, vẫn chùng chình, tiến binh rất chậm, có lẽ vì còn tính xem có nên nhận đề nghị chia chác sau đó của Lý Tự Thành không. Khi Tư Tông tuẫn quốc, thì Ngô Tam Quế mới tiến được có nữa đường tới [[Bắc kinh]]. Hay tin, hắn quay trở về liền để chờ xem tình thế ra sao.
 
Lý Tự Thành đã thành công một cách dể dàng,gần hết triều đình Minh qui phục ông. Thái tử Minh bị ông bắt được. Nam Kinh chưa nhúc nhích, tạm khỏi lo. Duy có Ngô Tam Quế là có thể gây rối cho ông. Ông nhờ cha của Ngô Tam Quế - lúc đó đã theo ông - làm trung gian để điều đình với Ngô Tam Quế. Nhưng Ngô Tam Quế vẫn không quyết định, có lẽ muốn đợi Lý Tự Thành trả cho mình một ái thiếp bị một tướng của Lý Tự Thành bắt, đồng thời Ngô Tam Quế cũng thương thuyết với quân Thanh, nhờ quân Thanh giúp khi cần. Lý Tự Thành hay tin đó tặng Ngô Tam Quế 40.000 lạng bạc, Quế vẫn làm thinh. Bực mình,Lý Tự Thành phái hai tướng đem 20.000 quân đánh Ngô Tam Quế ở gần [[Sơn Hải Quan]], khi vây Ngô Tam Quế ba mặt, quân Ngô Tam Quế sắp bị tiêu diệt thì quân Thanh tới cứu. Lý Tự Thành thua, rút lui, đề nghị chia đôi giang sơn với Ngô Tam Quế; Ngô Tam Quế không đồng ý, Lý Tự Thành giết cha Ngô Tam Quế rồi vội vàng về [[Bắc Kinh]](vì quân địch theo bén gót) vơ vét vàng bạc, châu báu chất lên xe, đưa về phía Tây, dốt cung điện rồi cùng với quân đội rút lui.
====Ngô Tam quế phản quốc, Thanh diệt Minh====
 
Ngô Tam Quế hy vọng đuổi đựoc Lý Tự Thành, nhường cho nhà Thanh một số quyền lợi nào đó thì họ sẽ lui về Mãn Châu. Không ngờ viên phụ chính, chú vua Thanh (Đa Nhĩ Cổn) bảo chưa lập được trật tự nên không về, lại sai Ngô Tam Quế đem quân Thanh đuổi theo Lý Tự Thành tới [[Thiểm Tây]]. Trong khi đó, vua Thanh mới 7 tuổi được chú (tức viên phụ chính) đưa vào [[Bắc Kinh]], đặt lên ngai vàng.
 
Ngô Tam Quế hay tin như người mất hồn, suốt ngày đóng cửa không tiếp ai, rất rầu rĩ. Hắn tiếc vì mất ái thiếp, lại mất ngôi vua hay chức [[tể tướng]].
 
Hắn ân hận vì để cho cha bị giết và mang tội phản quốc. Vua Thanh phong cho hắn chức vương, cai trị miền Thiển Tây.
 
Lý Tự Thành thua trận liên tiếp, tướng lĩnh sinh lòng phản trắc, quân đội bỏ rơi, cuối cùng bị dân một làng nọ giết chết, tưởng ông chỉ là tướng cướp, tới khi lột binh phục ông rồi mới thấy chiếc long bào. Trương hiến trung thì bị quân Thanh bắt chém.
 
Ở Nam Kinh, khi hay tin Tư Tông tuẫn quốc, các đại thần đưa [[Phúc Vương]] một cháu nội của [[Minh Thần Tông|Thần Tông]] lên ngôi. Tư cách Phúc Vương rất tầm thường. Triều thần muốn tổ chức lại quân đội, xây cất thành lũy, cố giữ lấy phương Nam, nhưng quốc khố trống rỗng, Lý Tự Thành đã chở đi hết. Hơn nữa, hai viên đại thần có quyền nhất lại chống đối nhau.
 
Quân Thanh chiếm đưọc Bắc Kinh đã là ngoài sự mong ước của họ. Trong các bài hịch của vua Thanh khi mới vào cửa quan đều tỏ rõ ý ấy.
 
Nhưng thấy triều đình miền Nam suy nhược, chia rẽ, họ mới đem quân xuống đánh [[Dương Châu]].
 
[[Sử Khả Phát]], Binh bộ thượng thư của [[Nam Kinh]], có dũng khí quyết tâm đánh Thanh, đem hết cả các quan văn võ Dương Châu ra giữ thành; quân Thanh dùng đại bác phá được thành. Sử Khả Pháp tự sát được cứu sống, trốn ra khỏi thành thì bị quân Thanh bắt, ông không chịu hàng Thanh, bị chúng giết. Vào được thành rồi, quân Thanh [[đồ thành]] luôn 10 ngày, trên 800.000 người bị giết. Phụ nữ tử tiết không biết bao nhiêu mà kể. Thảm kịch đó,sử gọi là " [[Dương Châu 1O ngày]]".
 
Hai tuần sau, quân Thanh tới Dương Tử Giang, vượt qua một cách yên ổn vì chiến thuyền của Nam Kinh đã bỏ trốn xuống [[Phúc Kiến]]. Tháng 6 năm 1645, họ tới Nam Kinh, Phúc Vương vội vàng trốn với vài kị binh. Bị quân Thanh đuổi sát, ông nhảy xuống sông Dương Tử. Đó là theo [[Henrri Maspéro]] trong cuốn [[Études Historiques]] (PUF,1967) các sách Hán đều nói ông bị bắt, đưa về Bắc rồi bị giết.
 
Nhà minh tới đây chấm dứt. Sau còn vài thân vương tiếp tục kháng Thanh ở Phúc Kiến, Quảng Châu, nhưng đều thất bại.
 
Kế tiếp Phúc Vương là: Lỗ Vương nổi ở Chiết Giang, Đường Vương kháng chiến ở Phúc Kiến và Quế (?) Vương ở Quảng Đông, Quảng Tây. Họ đều hùng tâm, được dân chúng ủng hộ, nhưng thực lực không có gì, nên chỉ trong mấy năm, ông thì chết vì bịnh, ông thì bị Thanh bắt; và nghĩa quân cứ phải lùi dần về phía Nam. Quế Vương chống cự lâu hơn cả, Mãn Thanh phải đem đại đội binh mã tấn công toàn diện, ông lùi về Quí Châu, rồi Vân Nam, sau cùng vô Miến Điện, Ngô Tam Quế bị Mãn Thanh mua chuộc, đem quân truy tới cùng, ép vua Miến phải nạp Quế Vương, và Tam Quế giết chết năm 1662, đầu đời Khang Hi.
 
Cuối cùng chỉ còn Trịnh Thành Công, một viên tướng của Đường Vương, dắt bộ hạ qua đảo [[Đài Loan]], tiếp tục kháng chiến.
 
Ông ta hô hào các chí sĩ ở miền duyên hải từ Chiết Giang tới Phúc Kiến phản Thanh phục Minh. Từ 1624 nhà Minh đã cho người [[Hà Lan]] lập ở đảo đó vài căn cứ để buôn bán, mà cũng để khống chế bọn hải tặc Nhật Bản. [[Trịnh Thành Công]] lực lượng khá lớn, đuổi người Hòa Lan đi, chiếm lấy đảo (rộng bằng một tỉnh Trung Hoa), khai thác, tính chuyện lâu dài. Chẳng may ông chết sớm, con còn nhỏ lên nối ngôi. Nhà Thanh thừa dịp đó, một mặt bắt dân ở ven biển Phúc Kiến phải dời sâu vào trong nội địa để không tiếp tế được cho họ Trịnh; mặt khác nhờ hải quân Hòa Lan giúp sức, chiếm được Đài Loan năm 1683 (đời Khanh Hi).Tới đây Mãn Thanh mới bình định xong Trung Hoa. Cứ mỗi lần một nhóm phản Thanh bi diệt thì lại có hàng trăm người tuẫn quốc. Đó là đặc điểm của một dân tộc thấm nhuần đạo Khổng. Trước sau có cả ngàn người.
 
Vậy là tự chủ đưọc khoảng hai trăm tám mươi năm, dân tộc Trung Hoa lại phải chui đầu vào cái ách thống trị của Mãn Châu trên hai trăm năm (1645 - 1911) lâu gần gấp ba lần dưới ách thống trị của Mông Cổ.
 
== Kinh tế ==