Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phúc Kiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}}
Dòng 63:
Tuy nhiên, địa hình gồ ghề và biệt lập với các khu vực lân cận đã góp phần khiến cho nền kinh tế và mức độ phát triển của Phúc Kiến tương đối lạc hậu. Bất chấp việc số người Hán trong khu vực đã tăng đáng kể, mật độ dân số ở Phúc Kiến khi đó vẫn còn thấp so với phần còn lại của Trung Quốc. Triều Tấn chỉ lập ra 2 quận và 16 huyện trên đất Phúc Kiến ngày nay. Giống như các tỉnh phía nam khác như [[Quảng Đông]], [[Quảng Tây]], [[Quý Châu]] và [[Vân Nam]], Phúc Kiến thường là một địa điểm để triều đình đương thời lưu đày các tù nhân và các nhân vật bất đồng. Đến thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam-Bắc triều]], Phúc Kiến nằm dưới quyền kiểm soát của các hoàng triều phương Nam.
 
Thời [[nhà Đường|Đường]] (618–907) là một thời kỳ hoàng kim của phong kiến Trung Quốc. Khi triều Đường sụp đổ, Trung Quốc bị chia cắt trong suốt một thời kỳ được gọi là [[Ngũ Đại Thập Quốc]]. Trong thời gian này, đã có một làn sóng nhập cư thứ hai đến Phúc Kiến để tìm chốn nương thân, dẫn đầu là [[Vương Thẩm ChiTri]], người này đã lập ra [[Mân (Thập quốc)|nước Mân]] với kinh đô đặt tại Phúc Châu. Tuy nhiên, sau khi quốc vương khai quốc qua đời, Mân quốc đã xảy ra xung đột nội bộ và sớm bị một nước phương Nam khác là [[Nam Đường]] tiêu diệt.<ref>Fukien. (2008). In Encyclopædia Britannica. Retrieved December 20, 2008, from Encyclopædia Britannica Online: http://www.britannica.com/EBchecked/topic/221639/Fujian</ref>
 
[[Tuyền Châu]] là một hải cảng phồn hoa dưới thời Mân, và có lẽ là hải cảng lớn nhất ở Đông bán cầu khi đó. Vào đầu thời [[nhà Minh|triều Minh]], Tuyền Châu là khu vực binh lính tập hợp và cung cấp vật phẩm cho chuyến thám hiểm hàng hải của [[Trịnh Hòa]]. Việc hải cảng này phát triển hơn nữa bị cản trở do triều Minh đã ra lệnh [[hải cấm]], và Tuyền Châu đã dần bị thay thế bởi các cảng [[Quảng Châu]], [[Hàng Châu]], [[Ninh Ba]] và [[Thượng Hải]] gần đó mặc dù lệnh cấm đã được gỡ bỏ vào năm 1550. Việc [[Uy khấu]] (hải tặc Nhật Bản) xâm nhập với quy mô lớn cuối cùng đã bị quân Trung Quốc và [[Toyotomi Hideyoshi]] của Nhật Bản xóa bỏ.
 
Thời Minh mạt và [[Nhà Thanh|Thanh sơ]] đã xảy ra làn sóng lớn người tị nạn đến Phúc Kiến và 20 năm cấm buôn bán trên biển dưới thời [[Khang Hi|Hoàng đế Khang Hy]], một biện pháp nhằm chống lại những người vẫn [[vương quốc Đông Ninh|trung thành với nhà Minh]] tại Đài Loan dưới quyền lãnh đạo của [[Trịnh Thành Công]]. Tuy nhiên, những người tị nạn này đã không ở lại Phúc Kiến mà sau đó lại di cư đến các khu vực thịnh vượng ở [[Quảng Đông]]. Năm 1689, triều đình nhà Thanh sau khi thu phục được Đài Loan đã chính thức hợp nhất hòn đảo này vào Phúc Kiến. Sau đó, người Hán bắt đầu di cư với số lượng lớn ra Đài Loan, và phần lớn cư dân Đài Loan hiện nay có nguồn gốc từ những người nhập cư đến từ miền Nam Phúc Kiến. Sau khi Đài Loan trở thành một tỉnh riêng vào năm 1885 và rồi bị nhượng cho Nhật Bản vào năm 1895, Phúc Kiến vẫn duy trì nguyên trạng cho đến nay. Phúc Kiến chịu ảnh hưởng đáng kể của Nhật Bản sau khi ký kết [[Hiệp ước Shimonoseki]] năm 1895 cho đến [[Chiến tranh Trung-Nhật]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]].