Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Desmond Tutu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hoangdat bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: giám mục → Giám mục (15) using AWB
n Thêm thể loại VIP, replaced: ) → ), : → : (3) using AWB
Dòng 38:
 
==Vai trò trong thời kỳ apartheid==
Năm 1976, các cuộc phản đối ở [[Soweto]], cũng gọi là [[Soweto Riots]], chống lại việc chính phủ dùng [[afrikaans|tiếng Afrikaans]]<ref>ngôn ngữ của người da trắng ở Nam Phi, phái sinh từ [[tiếng Hà Lan]]</ref> như một phương tiện giảng dạy bắt buộc trong các trường của người da đen, đã trở thành một cuộc nổi dậy lớn chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Từ đó Tutu ủng hộ việc [[tẩy chay]] kinh tế đối với nước mình. Ông mạnh mẽ phản đối chính sách "[[constructive engagement]]" (tham gia có tính xây dựng) của chính phủ Hoa Kỳ [[Ronald Reagan]] nhằm ủng hộ “friendly persuasion” ("thuyết phục cách thân thiện" ). Tutu rất ủng hộ việc ngưng [[đầu tư]] (từ nước ngoài vào Nam Phi), mặc dù việc này ảnh hưởng mạnh nhất tới các người nghèo, vì nếu ngưng đầu tư thì sẽ khiến các người da đen thất nghiệp; tuy nhiên Tutu biện luận rằng, dù sao họ cũng phải chịu thiệt thòi "cho một mục đích". Năm 1985, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh (hai nước chính đầu tư vào Nam Phi) đã ngừng mọi khoản đầu tư vào Nam Phi. Kết quả là việc ngưng đầu tư đã thành công, khiến cho giá trị của đồng [[rand Nam Phi rand|Rand]] sụt giảm hơn 35%, gây sức ép khiến chính phủ phải quay sang cải cách.Tutu tăng cường lợi thế và tổ chức các cuộc tuần hành hòa bình đưa khoảng 30.000 người xuống đường ở [[Cape Town]].<ref name=tutustory>{{chú thích web |url=http://www.christiancentury.org/article.lasso?id=2441|author=Wood, Lawrence|title=Tutu's story|date=17 October 2006| publisher=The Christian Century|accessdate=4 April 2008}}</ref>
 
Tutu làm Giám mục Lesotho từ năm 1976 tới 1978, nơi ông trở thành [[tổng thư ký]] của [[South African Council of Churches]] (Hội đồng các giáo hội Nam Phi). Ở cương vị này, ông có thể tiếp tục việc chống lại chủ nghĩa apartheid với sự tán thành của hầu hết các giáo hội. Qua bài viết và bài nói chuyện của ông ở trong nước và ở nước ngoài, Tutu luôn ủng hộ việc [[hòa giải]] giữa tất cả các bên liên quan đến phân biệt chủng tộc. Việc chống đối chủ trương phân biệt chủng tộc của Tutu rất mạnh mẽ và rõ ràng, và ông đã nói thẳng tại Nam Phi và ở nước ngoài. Ông thường so sánh chủ trương apartheid với [[chủ nghĩa Quốc xã|chủ nghĩa quốc xã]] và [[chủ nghĩa cộng sản|chủ nghĩa Cộng sản]]; kết quả là chính phủ đã thu hồi hộ chiếu của ông 2 lần, và ông đã bị bắt giam một thời gian ngắn vào năm 1980 sau một cuộc biểu tình tuần hành phản đối. Nhiều người cho rằng sự gia tăng danh tiếng của Tutu trên thế giới và việc ủng hộ mạnh mẽ việc bất bạo động của ông đã che chở ông khỏi bị hình phạt nặng hơn. Tutu cũng nghiêm khắc chỉ trích các chiến thuật sử dụng bạo lực của một số nhóm chống apartheid như [[Đại hội Dân tộc Phi]] và lên án chủ trương khủng bố và chủ nghĩa cộng sản.
Dòng 154:
Tháng Giêng năm 2005, Tutu thêm tiếng nói của mình vào sự bất đồng ngày càng tăng về những kẻ bị tình nghi là quân khủng bố bị giữ tại [[Camp X-Ray]] ở [[Vịnh Guantánamo]], Cuba, đề cập tới những vụ giam giữ mà không đưa ra xét xử là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Tutu so sánh các vụ giam gìữ này với các vụ giam giữ dưới chế độ Apartheid. Tutu cũng nhấn mạnh là khi Nam Phi sử dụng các phương pháp đó thì đã bị lên án, nhưng khi các cường quốc như Anh và Hoa Kỳ cũng dùng tới cường lực như vậy thì thế giới lại lặng im và trong sự lặng im này họ đã chấp nhận những phương pháp đó dù chúng vi phạm các quyền chủ yếu của con người.<ref>{{chú thích báo|title = Tutu calls for Guantanamo release|publisher=BBC | date = 12 January 2005| url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/4167369.stm |accessdate =22 January 2008}}</ref>
 
Tháng 2 năm 2006, Tutu nhắc lại những tuyên bố này sau khi một báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố, trong đó kêu gọi đóng cửa trại giam này. Tutu nói rằng trại Guantanamo là một vết nhơ trên danh tiếng của Hoa Kỳ, trong khi pháp luật ở Anh đưa ra một thời hạn tạm giam 28 ngày đối với các nghi phạm khủng bố là "quá đáng" và "không thể biện hộ được". Tutu đã chỉ ra rằng các lập luận tương tự đã được đưa ra ở Anh và Hoa Kỳ mà chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi đã sử dụng. Tutu nói :"Thật là hổ thẹn và người ta không thể tìm thấy từ đủ mạnh mẽ để lên án những gì mà Anh và Hoa Kỳ cùng một số đồng minh của họ đã chấp nhận". Tutu cũng công kích mưu toan đã thất bại của Tony Blair nhằm giữ các nghi phạm khủng bố ở Anh lên đến 90 ngày mà không kết tội. "90 ngày đối với một người Nam Phi là một cảm giác khủng khiếp đã trải qua, bởi vì chúng tôi đã có luật giam giữ 90 ngày ở Nam Phi trong thời kỳ tồi tệ xưa ", ông nói. Dưới thời apartheid, cũng như tại Guantanamo, người ta đã bị giữ trong các "thời gian dài quá đáng" rồi sau đó được thả, ông nói.<ref>{{chú thích báo|title = Tutu calls for Guantanamo closure|publisher=BBC | date = 17 February 2006| url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/4723512.stm |accessdate =22 January 2008}}</ref>
 
Năm 2007, Tutu nói rằng "cuộc chiến chống khủng bố" toàn cầu sẽ không thể thắng nếu dân chúng sống trong những hoàn cảnh tuyệt vọng. Tutu nói rằng sự chênh lệch toàn cầu giữa người giàu và người nghèo tạo ra sự bất ổn định.<ref name = povertyterror>{{chú thích báo |url=http://www.cnn.com/2007/WORLD/asiapcf/09/16/talkasia.tutu/|title=Tutu: Poverty fuelling terror|date= 16 September 2007| publisher=CNN|accessdate=4 April 2008}}</ref>
Dòng 214:
[[Hình:Desmond Tutu at Penn.jpg|nhỏ|Tutu tại [[Đại học Pennsylvania]]]]
[[Hình:Desmond Tutu Honorary Doctorate Vienna.jpg|nhỏ|250 px|Dr. Desmond Tutu tại Phân khoa Thần học ở Vienne]]
Dưới đây là một số giải thưởng và Vinh dự của Desmond Tutu :
* 1978: Tutu được trao chức thành viên Ban quản trị [[King's College London]], nơi ông từng là cựu sinh viên. Ông trở lại King's College năm 2004 làm giáo sư thỉnh giảng môn “Nghiên cứu sau Xung đột” (Post-Conflict Studies). Câu lạc bộ hộp đêm của sinh viên được đặt theo tên ông.<ref>King's College London, [http://www.kcl.ac.uk/about/history/people/tutu.html "Famous People: Desmond Tutu"].</ref>
*16.10.1984: Giám mục Desmond Tutu được trao [[Giải Nobel Hòa bình]]. Ủy ban giải Nobel đã nêu "vai trò của ông như nhân vật lãnh đạo thống nhất trong chiến dịch giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc ở Nam Phi".<ref>{{cite press release|url=http://nobelprize.org/peace/laureates/1984/press.html|title=The Nobel Peace Prize for 1984|publisher=[[Norwegian Nobel Committee]]|accessdate=26 May 2006}}</ref>
Dòng 285:
* ''The Rainbow People of God: The Making of a Peaceful Revolution'', [[Doubleday (publisher)|Doubleday]], 1994. ISBN 978-0-385-47546-4
 
Tutu cũng là đồng tác giả nhiều sách :
* "Bounty in Bondage: Anglican Church in Southern Africa – Essays in Honour of Edward King, Dean of Cape Town" with Frank England, Torguil Paterson, and Torquil Paterson (1989)
* "Resistance Art in South Africa" with Sue Williamson (1990)