Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghiên cứu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Từ nguyên: clean up, replaced: {{cite web → {{chú thích web using AWB
Wkpda (thảo luận | đóng góp)
Dòng 1:
[[File:Research-Warner-Highsmith.jpeg|thumb|phải|250px|Bức phù điêu "Nghiên cứu cầm ngọn đuốc tri thức" (1896) của Olin Levi Warner, ở Tòa nhà Thomas Jefferson, [[Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ]].]]
'''Nghiên cứu''' ([[tiếng Anh]]: ''research'') bao gồm "hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm làm giàu [[tri thức]], bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới."<ref>OECD (2002) Frascati Manual: proposed standard practice for surveys on research and experimental development, 6th edition. Retrieved 27 May 2012 from [http://www.oecd.org/sti/frascatimanual www.oecd.org/sti/frascatimanual].</ref> Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các [[định lý]], hay phát triển những [[lý thuyết]] mới. Mục đích chính yếu của nghiên cứu cơ bản (khác với nghiên cứu ứng dụng) là thu thập dữ kiện, phát kiến, diễn giải, hay nghiên cứu và phát triển những phương pháp và hệ thống vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tri thức nhân loại. Các hình thức nghiên cứu bao gồm: khoa học, nhân văn, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, kinh doanh, thị trường... Cách tiếp cận nghiên cứu trong những lĩnh vực khác nhau có thể rất khác nhau.
 
==Từ nguyên==
 
Thuật ngữ ''research'' trong [[tiếng Anh]] bắt nguồn từ ''recherche'' trong [[tiếng Pháp]], có nghĩa là "đi tìm kiếm". Từ này lại có nguồn gốc từ ''recerchier'' trong tiếng Pháp thời xưa, bao gồm ''re''- và ''cerchier'' (hay ''sercher'', có nghĩa là "tìm kiếm").<ref name="Merriam_webster">{{chú thích web |url=http://www.merriam-webster.com/dictionary/research |title="Research" in 'Dictionary' tab |author=Unattributed |date= |work=Merriam Webster (m-w.com)|publisher=Encyclopædia Britannica |accessdate=13 August 2011}}</ref> Thuật nghữ được dùng sớm nhất là vào năm 1577.<ref name="Merriam_webster"/> Trong [[tiếng Việt]], "nghiên" có nghĩa là ''nghiền'' (không dùng một mình), "cứu" có nghĩa là ''tra xét''; "nghiên cứu" là ''nghiền ngẫm, suy xét''.<ref name="VNTD">Hội Khai Trí Tiến Đức, [http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/index.html ''Việt-Nam Tự-Điển''], Trung-Bắc Tân-Văn, 1931.</ref>
 
==Các hình thức nghiên cứu==
 
'''Nghiên cứu [[khoa học]]''' (scientific research) dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học, khai thác trí tò mò. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Nó có thể giúp tạo ra những ứng dụng thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chức tài trợ, và các nhóm tư nhân, bao gồm nhiều công ty. Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được phân loại tùy theo lĩnh vực học thuật và ứng dụng. Nghiên cứu khoa học là một tiêu chí được sử dụng rộng rãi trong đánh giá vị thế của một cở sở học thuật.<ref>{{cite journal|url=http://marketing.wharton.upenn.edu/documents/research/Business%20School%20Prestige.pdf | title = Business School Prestige: Research versus Teaching | author = J. Scott Armstrong and Tad Sperry | journal = Energy & Environment | volume = 18 | issue = 2 | pages = 13–43| year = 1994}}</ref>
 
'''Nghiê cứu trong [[các ngành nhân văn]]''' (research in the humanities) liên quan đến những phương pháp khác nhau, chẳng hạn chú giải văn bản cổ và [[ký hiệu học]], và một [[nhận thức luận]] khác, mang tính chất tương đối luận hơn. Các học giả trong các ngành nhân văn thường không tìm một câu trả lời đúng tối hậu cho một câu hỏi, mà khảo sát những vấn đề và đặc điểm liên quan đến câu trả lời đó. Bối cảnh ở đây rất quan trọng, và nó có thể mang tính xã hội, lịch sử, chính trị, văn hóa, hay chủng tộc. Một ví dụ về nghiên cứu trong các ngành nhân văn là nghiên cứu lịch sử, bao hàm trong phương pháp sử học. Các nhà sử học sử dụng những tài liệu gốc và những bằng chứng khác để khảo sát một cách hệ thống một chủ đề, và từ đó viết ra lịch sử theo hình thức kể lại quá khứ.
 
'''Nghiên cứu [[nghệ thuật]]''' (artistic research), còn gọi là "nghiên cứu dựa trên thực hành" (practice-based research), có thể diễn ra khi công trình sáng tạo được xem vừa là một sự nghiên cứu vừa là một đối tượng của nghiên cứu.
 
==Lịch sử ==