Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dãy núi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
[[Tập tin:Himalayas.jpg|nhỏ|phải|[[Himalaya]], dãy núi cao nhất thế giới, nhìn từ vũ trụ.]]
'''Dãy núi''', '''mạch núi''' hay '''sơn mạch''' là một chuỗi các nếp uốn lớn (các ngọn [[núi]]) với độ dài đáng kể và hình dáng tổng thể chạy theo một trục nhất định, với các sống và sườn biểu lộ rõ ràng, quay về các hướng đối diện nhau. Nó có ranh giới là các vùng cao nguyên hay tách ra khỏi các núi khác bằng các [[thung lũng]] hay [[đèo]]. Hình dáng, độ dài và độ cao của dãy núi phụ thuộc vào kỷ nguyên xuất hiện, lịch sử phát triển và thành phần đất đá của nó. Các dãy núi tạo thành các [[đường phân thủy]]. Tập hợp của các dãy núi và [[khối núi]] tạo thành một [[sơn hệ]]. Các núi riêng rẽ bên ngoài các dãy núi không nhất thiết phải có cùng một cấu trúc địa chất, mặc dù thông thường chúng cũng có cấu trúc như vậy; chúng có thể là sự pha trộn của [[kiến tạo sơn]] khác biệt, chẳng hạn các [[núi lửa]], các núi được nâng lên hay các núi [[nếp oằn]] và có thể, vì thế, là các loại đá khác biệt. Dãy núi [[Andes]] là dãy núi dài nhất trên đất liền của thế giới. Dãy núi Himalaya là dãy núi có các đỉnh núi cao nhất thế giới. [[Cordillera Bắc cực]] là dãy núi xa nhất về phía bắc trên thế giới và chứa điểm cao nhất tại miền đông [[Bắc Mỹ]].