Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Văn Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 58:
Trong thời đại Văn Tông, Ngưu Lý Đảng tranh - một cuộc tranh chấp trong nội bộ các đại thần triều đình - vốn manh nha ngay từ thời Hiến Tông đã bùng phát dữ dội. Sau khi tể tướng [[Vi Xử Hậu]] mất và [[Bùi Độ]] từ nhiệm, [[Ngưu Tăng Nhụ]] được Lý Tông Mẫn tiến cử lên chức Binh bộ thượng thư, Đồng bình chương sự. Hai người kết bè đảng trong triều, gọi là Ngưu đảng và ra sức lấn át đại thần [[Lý Đức Dụ]] (vốn được Bùi Độ tiến cử trước đó), đẩy Đức Dụ ra trấn Nghĩa Thành. Về sau các nhà sử học gọi phe đảng của [[Lý Đức Dụ]] là Lý đảng. Trong khi đó Văn Tông chán ghét hoạn quan chuyên chính - nhất là Trung úy [[Vương Thủ Trừng]] - người kiểm soát quân đội triều đình và lấn át cả vua, lại nghĩa trước đó hai hoàng đế Hiến Tông, Kính Tông đã cũng chết trong tay hoạn quan, do vậy muốn tìm cách diệt trừ. Giữa năm [[830]], ông tìm cách liên hệ với Hàn lâm học sĩ [[Tống Thân Tích]]. Thấy Thân Tích là người có thể dùng được, Văn Tông phong ông ta làm tể tướng. Thân Tích lại tiến cử Lại bộ thị lang [[Vương Phan]]. Nhưng Vương Phan làm tiết lộ việc này đến tai [[Vương Thủ Trừng]], nên Thủ Trừng đã có sự chuẩn bị. Năm [[831]], Thủ Trừng ngầm giật dây cho Thần Sách đô ngu hậu [[Đậu Lư Trứ]] vu cáo Tống Thần Tích có ý đồ phế bỏ Văn Tông để lập hoàng đệ là Chương vương [[Lý Thấu]]. Văn Tông chưa truy xét kĩ càng đã vội tức giận. Sau đó ông bãi chức [[Tống Thân Tích]] làm tư mã Khai châu, Chương vương Thấu giáng làm Sào huyện công. Kế hoạch diệt trừ [[hoạn quan]] bước đầu thất bại<ref name=CDT17 /><ref name=ZZTJ244 />.
 
Trước đó năm [[830]], Lý Đức Dụ được bổ làm Tiết độ sứ Tây Xuyên<ref>''[[Cựu Đường thư]]'', [[:zh:s:舊唐書/卷174|quyển 174]]</ref>. Sang năm [[831]], Phó sứ Duy châu<ref>A Bá Tàng tộc, Khương tộc tự trị châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay</ref> của [[Thổ Phiên]] là Tất Đát có ý định dâng đất đầu hàng [[nhà Đường]], đưa chúng tướng tới Thành Đô. Đức Dụ cho quân tiến vào Duy châu và chuẩn bị lấy nơi đây làm bàn đạp để lấn sâu vào đất Thổ PhiêmPhiên. Tin này truyền đến triều đình, nhiều đại thần có ý thuận theo kế hoạch của Đức Dụ. Nhưng [[Ngưu Tăng Nhụ]] không đồng ý vì cho rằng nếu ngang nhiên lấy đất của [[Thổ Phiên]] chính là phản lại hòa ước trước kia và sẽ dẫn đến việc Thổ Phiên quấy nhiễu biên cảnh. Văn Tông bèn hạ lệnh cho [[Lý Đức Dụ]] trả đất và bọn Tất Đất cho người Thổ. Cuối cùng Tất Đát bị Thổ Phiên giết một cách thảm khốc. Từ đó Lý Đức Dụ sinh oán thù [[Ngưu Tăng Nhụ]]. Năm [[833]] quần thần đề nghị tôn hiệu cho ông là Thái Hòa Văn Vũ Chí Đức hoàng đế nhưng Văn Tông không nhận. Mãi đến cuối năm đó, quần thần lấy lí do Văn Tông làm vua đã 8 năm mà chưa có tôn hiệu, lại dâng tôn hiệu là Thái Hòa Văn Vũ Nhân Thánh hoàng đế, nhưng ông vẫn không nhận.
 
Từ sau cái chết của Điệu Hoài thái tử, Văn Tông vẫn chần chừ chưa lập thái tử mới. Mãi đến cuối năm [[832]], ông mới hạ lệnh lập con trai của mình là Lỗ vương [[Lý Vĩnh]] làm [[hoàng thái tử]]<ref name=ZZTJ244 /><ref name=CDT17 /><ref>''[[Cựu Đường thư]]'', [[:zh:s:舊唐書/卷175|quyển 175]]</ref>. Cũng năm đó, Văn Tông lại hối hận việc trả đất cho Thổ Phiên trước kia và bất bình với [[Ngưu Tăng Nhụ]]. Tăng Nhụ sợ hãi bèn xin từ chức và được bổ làm Tiết độ sứ Vũ Xương<ref>Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc hiện nay</ref>. Sau đó, Văn Tông triệu [[Lý Đức Dụ]] vào triều và phong làm tể tướng năm [[833]]. Sau đó, Lý Đức Dụ nhân cơ hội lật đổ bè đảng của [[Lý Tông Mẫn]], nhiều đại thần bị giáng chức, bản thân Tông Mẫn bị đuổi khỏi Trường An, giáng làm Tiết độ sứ Sơn Nam Tây Đạo<ref>Trụ sở nay thuộc Hán Trung, [[Thiểm Tây]], Trung Quốc</ref>.