Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Mộng Tuân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 10:
Theo học giả Nguyễn Kim Măng<ref>Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm</ref> thì: Nguyễn Mộng Tuân, không rõ năm sinh và năm mất, tự là Văn Nhược, hiệu Cúc Pha, người làng Viên Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông đỗ Thái học sinh khoa Canh Thìn đời Hồ Quý Ly niên hiệu Thánh Nguyên nguyên niên (1400). Khi quân [[Nhà Minh|Minh]] xâm lược [[Đại Việt]], ông lui về ở ẩn một thời gian, sau đó đến với nghĩa quân [[Lam Sơn]] và được [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] trọng dụng. Đời [[Lê Thái Tông]], ông giữ chức Trung thư lệnh rồi Khinh xa đô úy. Đời [[Lê Nhân Tông]] ông giữ chức Tả Nạp ngôn, rồi Tri quân dân Bắc đạo, cùng Bình chương Lê Thụ đi đánh Chiêm Thành, trở về được vinh phong là Vinh Lộc đại phu.<ref>Nguyễn Kim Măng, "Về tiểu sử và tác phẩm của Cúc Pha Nguyễn Mộng Tuân".</ref>
 
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Thiên thì: Nguyễn Mộng Tuân, tự Văn Nhược, hiệu Cúc Pha, sinh năm 1380, không rõ năm mất, quê ở xóm Chằm, làng Viên Khê, xã [[Đông Anh, Đông Sơn|Đông Anh]], huyện [[Đông Sơn, Thanh Hóa|Đông Sơn]], tỉnh [[Thanh Hóa]]. Ông đỗ Thái Học Sinh, kỳ thi năm Canh Thìn (1400), tháng 8 mùa thu, đời nhà Hồ, với đầu đề bài thi là “Linh"Linh Kim Tàng Phú”Phú" hỏi về chuyện Hán Cao tổ (Lưu Bang bên Trung Quốc) có cái kho chứa gươm. Khi khởi nghĩa Lam Sơn, ông tìm đến Lê Lợi và được Lê Lợi tin dùng. Sau đại thắng quân Minh ngày 15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Nguyễn Mộng Tuân được phong tước Á Hầu giữ chức Khu Mật Mật Đại Sử. Đến thời Lê Thái tông (1434-1442), ông giữ chức Trung thư lệnh và Đô úy. Sang đời Lê Nhân tông (1442-1459), ông giữ chức Tả nạp ngôn, Thượng Khinh Xa Đô Úy, Tri quân dân Bắc đạo; Nguyễn Mộng Tuân cùng với Lê Thụ đi đánh Chiêm Thành, thắng lợi trở về được ban tước Vinh Lộc đại phu.<ref>Nguyễn Xuân Thiên, "Cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Mộng Tuân".</ref>
 
==Quan nghiệp==
Nguyễn Mộng Tuân tham gia giám khảo các kỳ thi Tiến sĩ khoa Nhâm Tuấn (1442) với vai trò là Trung Thử sảnh, Trung Thư Thị Lang; và kỳ thi năm Mậu Thìn (1448) - Môn hạ sảnh Tả ty Tả nạp ngôn Tri Bắc đạo quân dân bạ tịch. Nguyễn Mộng Tuân từng tiếp các đoàn sứ bộ của các nước, đặc biệt ông còn được mời vào dạy vua học ở tòa Kinh Diên, và từng giữ chức Tế Tửu (hiệu trưởng) [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám|Quốc Tử Giám]], được vua trọng ban cho lễ ưu đãi tuổi già.
 
<!-- Nguyễn Mộng Tuân là bậc khai quốc công thần có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ vương triều Lê Sơ, cũng như việc đóng góp của ông vào sự lên ngôi của nho giáo trong triều đại Lê Sơ. -->Nguyễn Mộng Tuân vừa là danh nho, vừa là một võ tướng, vừa là nhà chính trị có tầm nhìn xa, trông rộng: “Cây"Cây bút bằng năm vạn quân”quân", và ông ngõ ý khuyên với vua rằng chỗ dựa vững chắc nhất chính là dân, (lấy dân làm gốc); bởi vậy ông khắc họa hình ảnh: Quân chu (vua là thuyền), Dân thủy (dân là nước) để nhắc bậc quân vương. “Chở"Chở lật mới hay cốt ở dân; Thuyền to ắt cậy đến hiền thần”thần". Một trung quân ái quốc, một đại thần trong suốt ba đời vua từ Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông; đây là một trong những trường hợp ít thấy đối với một khai quốc công thần đời Lê Sơ; một triều đại gắn liền với tiếng chê muôn thuở “Thỏ"Thỏ chết, cung treo”treo". Trong thời buổi mà các công thần giữ được tính mạng trong quan trường không chỉ bằng tài năng đức độ, mà còn phụ thuộc vào mệnh trời.
 
Nguyễn Mộng Tuân là người cương trực, khẳng khái vì lợi ích của nhân dân và quốc gia đại sự. Nhưng cuối đời Nguyễn Mộng Tuân vẫn không tránh được hậu họa. Do đó Hậu duệ của Nguyễn Mộng Tuân đã chuyển đến làng Phủ Lý Nam xã [[Thiệu Trung]], huyện [[Thiệu Hóa]] sinh sống kể từ cuối thế kỷ XV và đổi tên lót từ Nguyễn Mộng sang Nguyễn Xuân kể từ đó<ref name="NMT-THTRUNG">{{Chú thích web| url = http://tocnguyenxuan.org/Guest/Default.asp?crt=Article&mID=235&ID=1383| title = Nguyễn Mộng Tuân}}</ref>.
 
“…Tể"…Tể thần như Lê Sủng, Lê Sát thì ngu si không phân biệt sáu loại súc vật, Chưởng binh Lê Điên, Lê Luyện, thì mù tịt, chẳng sao hiểu được bốn mùa một năm. Bậc lương thần như Trịnh Khả, Khắc Phục thì kèn cựa mà giết đi, người tài sĩ như Nguyễn Mộng Tuân thì đẩy vào vòng tai họa. Oan uổng không chỉ kêu xin, mọi việc thảy đều đổ nát. Văn giai như Công Soạn tuổi gần tám mươi, tể thần như Lê Ê không biết một chữ. Bọn trẻ không biết nghĩ, làm bậy ngông cuồng, người già chẳng chết đi, trở thành mối họa, Bán quan mua kiện, ưa giàu ghét nghèo…”nghèo…". Trích [[Đại Việt sử ký toàn thư]], bản kỷ thực lục Quyển 1, đời hậu Lê (1433 – 1459.
 
===Văn nghiệp===
Dòng 25:
 
====Thơ====
Theo [[Phan Huy Chú]] trong [[Lịch triều hiến chương loại chí]], thiên Nghệ văn chí: “Cúc"Cúc Pha tập can quyển, Nguyễn Mộng Tuân soạn, thi bách dư giai thất ngôn cận thể”thể". Nghĩa là: “Tập"Tập thơ Cúc Pha không rõ mấy quyển, Nguyễn Mộng Tuân soạn hơn trăm bài, đều là thơ thất ngôn cận thể”thể". Như vậy, theo Phan Huy Chú thì số bài thơ của Cúc Pha Nguyễn Mộng Tuân là một con số ước chừng<ref name=TapchiHN>{{Chú thích sách| title = Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (80), 2007; Tr.27-31|author = ThS. Nguyễn Kim Măng, Viện Nghiên cứu Hán Nôm| publisher = }}</ref>
 
Còn Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục đã đưa ra một con số cụ thể là “cận"cận thể nhất bách tứ thập tam thủ”thủ", tức 143 bài thơ cận thể<ref name=TapchiHN/>.
 
Thơ chữ Hán của Nguyễn Mộng Tuân được chép rải rác trong nhiều sách khác nhau, số bài được tuyển cũng khác nhau, sách chép nhiều nhất là 140 bài, ít nhất là 6 bài. Cụ thể như sau: