Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thập niên mất mát (Nhật Bản)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
n viết xong
Dòng 13:
Nợ đọng (bao gồm [[nợ khó đòi]] và [[nợ xấu]]) đã làm phương hại nền kinh tế Nhật Bản theo hướng làm cho việc phân phối nguồn lực bị bóp méo. Thêm vào đó, nợ đọng tự nó mang những nhân tố khiến cho tình trạng nợ kéo dài.<ref>桜川昌哉 (2003)「「不良債権が日本経済いに与えた打撃」」 岩田・宮川[編] 『失われた10 年の真因は何か』 東洋経済新報社。</ref><ref>Caballero R. J., Hoshi T. and Kashyap A. (2006), "[http://www.nber.org/papers/w12129 Zombie Lending and Depressed Restructuring in Japan]," NBER working paper no. w12129.</ref>
 
cácCác ngân hàng thường có chính sách [[giãn nợ]] đối với các khách hàng thiếu khả năng trả nợ của mình. Những khách hàng này thường thuộc lĩnh vực [[kinh doanh]] [[bất động sản]], [[xây dựng]] và các [[tổ chức tài chính]] phi [[ngân hàng]]- những lĩnh vực bị coi là kém [[hiệu quả kinh doanh|hiệu suất]] từ sau khi [[bong bóng kinh tế]] tan vỡ. Hy vọng các khách hàng rồi sẽ trả được nợ nếu không bị [[phá sản]], nên các ngân hàng thường tiếp tục cho khách hàng đang mắc nợ mình tiếp tục vay để khỏi bị phá sản (điều này càng hay xảy ra nếu khách hàng là những người đi vay lớn, và ngân hàng nhận thấy đấy là những khách hàng "too big to fail"). Mặt khác, ngân hàng e ngại rằng, từ chối cho vay sẽ có thể khiến các nhà đầu tư vào ngân hàng suy diễn rằng tình hình kinh doanh của ngân hàng đang không tốt. Điều này làm cho số nợ tăng thêm. Do biết ngân hàng sẽ không dám không cho mình vay tiếp, nên các xí nghiệp khách hàng hiểu mình có một [[chế ước ngân sách mềm]] và nảy sinh [[rủi ro đạo đức]]. Nỗ lực cải thiện hoạt động kinh doanh của họ tự nhiên giảm đi, và- một cách tự nhiên- họ càng có nguy cơ phá sản. Hậu quả, ngân hàng lại càng phải tiếp tục cho họ vay thêm.
 
Nợ đọng làm cho chức năng [[phân bổ nguồn lực]] bị bóp méo qua nhiều con đường. Cho vay thêm khiến cho nguồn tài chính bị điều chỉnh về khu vực không có hiệu suất, góp phần giữ lao động tại khu vực này, trong khi đó những khu vực có hiệu suất và những ngành nghề mới không được phân bổ đầy đủ nguồn lực tài chính và lao động nên gặp khó khăn trong phát triển hoạt động của mình. Những khách hàng sống dở chết dở vẫn được các ngân hàng giúp duy trì sự sống, nên họ có điều kiện hạ giá bán sản phẩm làm ảnh hưởng đến giá thị trường, tăng lương cho lao động mặc dù năng suất giảm đi. Một kiểu cạnh tranh không lành mạnh đã hình thành.