Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thạch Kính Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Alphama Tool, General fixes
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 75:
 
Trong năm 935, khi một sứ thần của triều đình đưa quân phục đến cho binh sĩ của Thạch Kính Đường, binh sĩ của Thạch Kính Đường nhiều lần hô vạn tuế. Thạch Kính Đường sợ hãi, Mạc liêu Đoàn Nghi Hiêu (段希堯) thỉnh diệ trừ những người đề xướng, Thạch Kính Đường mệnh Đô áp nha Lưu Tri Viễn trảm 36 binh sĩ, song Lý Tòng Kha vẫn thêm ngờ vực Thạch Kính Đường, và do đó đến ngày Ất Tị (13) tháng 7 (14 tháng 8) thì bổ nhiệm Vũ Ninh<ref group="c">武寧, trị sở nay thuộc [[Từ Châu]], [[Giang Tô]]</ref> tiết độ sứ [[Trương Kính Đạt]] làm phó của Thạch Kính Đường, tức Bắc diện hành doanh phó tổng quản, nhằm phân tán quyền lực của Thạch Kính Đường.<ref name=TTTG279/>
 
== Nổi dậy chống Lý Tòng Kha ==
Đến mùa xuân năm Bính Thân (936), Thạch Kính Đường tận thu của cải của mình tại Lạc Dương và cùng các đạo giả về Hà Đông, tuyên bố là để giúp cho quân phí, song mọi người đều cho rằng Thạch Kính Đường có ý muốn làm phản. Khi thê của Thạch Kính Đường là Tấn quốc trưởng công chúa đến Lạc Dương chúc thọ Lý Tòng Kha, sau khi chúc rượu và xin về Hà Đông, Lý Tòng Kha say và nói "Sao không ở lại thêm mà vội về. Muốn cùng Thạch lang phản chăng". Thạch Kính Đường biết tin thì càng lo sợ.<ref name=TTTG280/>
 
Các học sĩ Lý Tung và Lã Kỳ cho rằng giải pháp là liên minh với Khiết Đan. Họ đề nghị phóng thích một lượng nhất định các tướng sĩ Khiết Đan bị bắt trước đây và mỗi năm tặng cho Khiết Đan một lượng tiền nhất định. Tể tướng Trương Diên Lãng ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên, một học sĩ khác là Tiết Văn Ngộ (薛文遇) phản đối vì cho rằng Khiết Đan sẽ cầu hòa thân, điều mà Tiết Văn Ngộ cho là xỉ nhục. Lý Tòng Kha do đó ngưng lại đề xuất và giáng chức Lã Kỳ.<ref name=TTTG280/>
 
Ngày Tân Mão (3) tháng 5 năm Bính Thân (26 tháng 5 năm 936), theo đề xuất của Tiết Văn Ngộ, Lý Tòng Kha hạ chỉ chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến Thiên Bình. Thạch Kính Đường lo sợ, nói với tướng tá rằng Chúa thượng từng hứa sẽ không bao giờ phế trừ hoặc thay thế ông khỏi Hà Đông, nay lại làm trái, nói rằng sẽ xưng bệnh để từ chối, nếu triều đình phát binh thì sẽ nổi dậy. Mạc liêu Đoàn Hi Nghiêu phản đối, song Thạch Kính Đường thấy đây là người thật thà nên không trách tội. Tiết độ sứ phán quan [[Triệu Oánh]] khuyên Kính Đường đến Thiên Bình, song Đô áp nha Lưu Tri Viễn và Chưởng thư ký [[Thang Duy Hàn]] thì khuyến khích kháng cự, Thạch Kính Đường nghe theo. Trước đây, do nghi kị Thạch Kính Đường nên triều đình cho Dương Ngạn Tuân làm Bắc Kinh lưu thủ nhằm báo lại tình hình; Dương Ngạn Tuân nói rằng không rõ binh lương của Hà Đông được bao nhiêu mà có thể địch được triều đình, hầu cận của Thạch Kính Đường thỉnh giết Ngạn Tuân, Thạch Kính Đường không chấp thuận. Ngày Mậu Tuất (10) tháng 5 (2 tháng 6), Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Hoàng Phủ Lập tấu Thạch Kính Đường làm phản, Thạch Kính Đường dân biểu "Đế, dưỡng tử, không hợp thừa tự, thỉnh truyền vị cho Hứa vương (tức [[Lý Tòng Ích]])". Lý Tòng Kha quẳng biểu của Thạch Kính Đường xuống đất, ban chiếu phúc đáp, nói rằng quan hệ giữa Thạch Kính Đường với Lý Tòng Hậu vốn không lãnh đạm, chuyện ở Vệ châu mọi người đều biết, và Lý Tòng Ích không được mọi người ủng hộ. Cùng tháng, Lý Tòng Kha bổ nhiệm Trương Kính Đạt kiêm Thái Nguyên tứ diện binh mã đô bộ thự, cùng các tướng khác đem quân triều đình thảo phạt Thạch Kính Đường. Lý Tòng Kha cũng cho bắt giữ các nhi tử của Thạch Kính Đường, cùng tụng đệ Nghi châu đô chỉ huy sử Thạch Kính Đức (石敬德), và sát hại. Tọng đệ của Thạch Kính Đường là Chương Thánh đô chỉ huy sứ Thạch Kính Uy (石敬威) thì tự sát.<ref name=TTTG280/>
 
== Trị vì và suy yếu ==