Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tạ An”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của AlphamaBot2 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của AlphamaBot
có tả/hữu bộc xạ, không có tả/hữu phó xạ
Dòng 1:
[[Tập tin:Statue of xie an.JPG|nhỏ|200px|phải|Tượng Tạ An]]
'''Tạ An''' ([[chữ Hán]]: 謝安, [[320]] - [[385]]), [[tên chữ|tên tự]] là '''An Thạch''' (安石), nguyên quán ở huyện Lịch Dương, Trần quận<ref>Nay thuộc huyện Thái Khang, tỉnh [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, là nhà chính trị, quân sự lớn và đại thần dưới thời [[Đông Tấn]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ngay từ thời trẻ, Tạ An đã tỏ ra là người thông minh, nhân trí, được nhiều người đánh giá cao. Khi trưởng thành, ông từ chối chức quan nhỏ được nhận, về ẩn cư ở Đông Sơn vui thú điền viên. Mãi đến năm [[360]], khi tuổi gần 40, Tạ An mới tái xuất, trở lại triều đình làm quan, giữ chức Tư mã dưới quyền thái úy [[Hoàn Ôn]]. Về sau, ông được Thừa tướng-Cối Kê vương [[Tư Mã Dục]] tiến cử lên chức thái thú Ngô Hưng, không bao lâu sau lại được thăng lên làm Thị trung rồi Lại bộ thượng thư kiêm lĩnh Trung Hộ quân. Khi [[Tấn Giản Văn Đế]] lâm bệnh nặng, muốn truyền ngôi cho [[Hoàn Ôn]], nhưng cuối cùng bỏ di chiếu đi. Ngay sau khi Giản Văn Đế qua đời, Hoàn Ôn lập tức đưa quân muốn tiêu diệt ông và Vương Thản Chi, nhưng Tạ An không ngần ngại ra thành áp chế Hoàn Ôn, khiến Hoàn Ôn không dám làm gì. Sau đó, ông tiếp tục trợ giúp đắc lực cho vua mới nối ngôi là [[Tấn Hiếu Vũ Đế]], được thăng lên làm Thượng thư phóbộc xạ, Hậu tướng quân rồi Dương châu thứ sử kiêm Trung thư giám, Lục thượng thư sự, đô đốc các châu quận, Thái bảo, Vệ tướng quân, nắm được nhiều quyền lực lớn trong triều. Trong những năm đầu thời Hiếu Vũ Đế, Tạ An và nhiều thành viên trong gia tộc tích cực lo việc phòng thủ trước sự xâm lược của nước [[Tiền Tần]] ở phía bắc, kết quả giành được thắng lợi vang dội trong [[trận Phì Thủy]] vào năm [[378]], giải quyết được mối đe dọa từ phương bắc. Từ đó quyền lực của họ Tạ lấn át được cả triều đình, khiến tông thất nhà Tấn lo lắng. Đến năm [[384]], nhân [[Tiền Tần]] rối loạn, Tạ An đưa quân bắc phạt hòng thu phục lại miền bắc, lấy lại hai châu Lương, Ích, khiến ranh giới Nam-Bắc dời đến [[Hoàng Hà]], mở rộng đáng kể lãnh thổ của nhà Tấn. Sau chiến công này, Tạ An chủ động từ bỏ quyền lực để tránh sự nghi ngờ của triều đình, đến ngày [[22 tháng 8]] năm [[385]], ông lâm bệnh và mất ở [[Kiến Khang]], hưởng thọ 66 tuổi, được triều đình ban tặng chức vị Thái phó, tước vị Lư Lăng quận công, thụy là Văn Tĩnh và được an táng với lễ nghi long trọng.
 
Ngoài những đóng góp trên lĩnh vực chính trị, Tạ An cũng để lại cho hậu thế nhiều áng văn hay như Lan Đình thi và nhiều câu danh ngôn nổi tiếng. Ông được sử sách đánh giá là một vị quan chính trực, tuy nắm nhiều quyền lớn nhưng không hề tỏ ra kết bè kết phái lũng đoạn triều chính như nhiều tướng lĩnh, quan lại đương thời, thường lấy đại cục làm trọng, nhiều lần điều hòa quan hệ giữ các phe cánh, góp phần làm ổn định nhà Tấn. Khi công thành danh tựu, ông không tham luyến quyền vị, chủ động rút lui kịp thời, nên được hậu thế trọng vọng và đánh giá cao.