Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh kế vị thời Tiền Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 28:
Sử sách không ghi chép cụ thể về lực lượng và địa bàn chiếm đóng của từng người, chỉ ghi rất vắn tắt là cuộc chiến giằng co 8 tháng, trong nước không có chủ<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt06.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 1]</ref>.
 
Tháng 10 năm 1005, Đông Thành vương Ngân Tích thua chạy vào đất Cử Long. Thái tử Long Việt đuổi bắt. Ngân Tích lại chạy sang [[Chiêm Thành]], nhưng chưa đến nơi thì bị người châu Thạch Hà ([[Hà Tĩnh]]) giết ở cửa biển Cơ La (nay là [[Kỳ La]]).
 
Long Việt trở về kinh Hoa Lư tự lập làm vua.
 
=== Lê Long Đĩnh cướp ngôi ===
Lê Long Việt lên làm vua, tức là Lê Trung Tông. Ông tha không truy xét tội chống đối của Lê Long Đĩnh vì Long Đĩnh là em cùng mẹ. Khi ấy, các lực lượng chống đối khác trong nước vẫn chưa bị dẹp bỏ hết. Người trong nước cũng quy phụ Ngự Bắc vương Long Cân ở trại Phù Lan. Ngoài ra còn Trung Quốc vương Long Kính không thần phục.
 
Long Việt lên ngôi vừa được 3 ngày thì Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết chết ông. Long Đĩnh lên ngôi vua, tức là Lê Ngọa Triều, truy tôn Long Việt là Trung Tông.
Dòng 46:
Người trong trại hết lương ăn. Ngự Bắc vương Long Cân tự biết kế cùng không thể chỗng cự được, bèn bắt Trung Quốc vương Long Kính đem nộp. Lê Long Đĩnh bèn chém Trung Quốc vương và tha tội cho Ngự Bắc Vương.
 
Sau đó ông đem quân đánh Ngự Man vương Long Đinh ở Phong Châu. Ngự Man vương phải chịu hàng. Từ đấy về sau các vương và lực lượng chống đối ở địa phương đều hàng phục. Cuộc chiến tranh quyền thừa kế giữa các con [[Lê Đại Hành]] chấm dứt.
 
== Nhận định ==