Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Schleswig-Holstein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Arc Warden (thảo luận | đóng góp)
n chính tả, replaced: giành cho → dành cho (2) using AWB
n clean up, replaced: chiên thắng → chiến thắng, ( → (, ) → ) (4), . → ., ! → ! (4) using AWB
Dòng 136:
 
[[Datei:Pincerno - Schleswig-Holstein 1898.jpg|miniatur| Schleswig-Holstein 1898]]
Năm 1849, nhà nước tổng thể Đan Mạch ban hành [[Hiến pháp 1849]], theo đó thì ở vương quốc tuân theo chế độ quân chủ lập hiến và ở Holstein tuân theo chế độ chuyên chế, tuy nhiên với một hội đồng nhà nước chung và việc này đã gây khó khăn cho việc ban hành luật lệ. Vào tháng 11 năm 1863, Đan Mạch ban hành một hiến pháp có giá trị cho những vấn đề chung của vương quốc và công quốc Schleswig bên cạnh những hiến pháp riêng lẻ khác ở 2 khu vực. Theo đó thì Hòa ước 1851 bị vi phạm nên Thủ tướng Phổ đã có cơ hội để giải quyết vấn đề Schleswig theo tinh thần Đức. Sau khi bị từ chối một tối hậu thư rất ngắn thì Phổ và Áo đã tuyên bố chiến tranh với Đan Mạch. Phổ và Áo đã chiến thắng dễ dàng chiến tranh Đan Mạch vào tháng 4 năm 1864. Các cuộc đàm phán về chia tách Schleswig không có kết quả cho nên Schleswig và Holstein chịu sự quản lý chung của phe chiênchiến thắng. Theo [[Hiệp ước Gastein]] năm 1865 thì Schleswig và Lauenburg thuộc Phổ và Hostein thuộc Áo, chỉ còn những phần nhỏ ở Bắc Schleswig vẫn còn thuộc Đan Mạch là đảo [[Ahorn]], bảy giáo phận phía Nam [[Kolding]] và một số giải đất xung quanh [[Ribe]], đổi lại thì Đan Mạch từ bỏ quyền đối với những vùng đất lọt giữa ở bờ biển phía Tây của Schleswig.
 
Sau chiến tranh thì vào năm 1867 toàn bộ Schleswig-Holstein đã trở thành 1 tỉnh của Phổ. Đối lập với mục tiêu chính ban đầu là tách khỏi Đan Mạch và trở thành một nhà nước thành viên độc lập trong Liên hiệp Đức thì các công quốc chỉ đạt được mục tiêu tách khỏi Đan Mạch nhưng không có độc lập. Năm 1871, [[Đế chế Đức]] được thành lập. Vấn đề Schleswig-Holstein đã là vấn đề trung tâm của đường lối chính trị của thủ tướng [[Otto von Bismarck|Bismarck]], đường lối đã dẫn đến thống nhất đế chế.
Dòng 236:
=== Giáo hội Tin Lành Luther ===
 
[[Giáo hội Tin Lành Luther]] của bang từ ngày 27 tháng 5 năm 2012 được gọi là [[Giáo hội Tin Lành Luther Bắc Đức]], gọi tắt là [[Giáo hội Bắc Đức]]. Giáo hội này được lập nên từ [[Giáo hội Bắc Elbe]], [[Giáo hội Tin Lành Luther Mecklenburg]] và [[Giáo hội Tin Lành Pommern]] sau một quá trình sát nhập lâu dài, được kết thúc bằng một hiệp ước sát nhập vào ngày 5 tháng 2 năm 2009 . Ở khu vực Schleswig-Holstein có 2 giáo khu là giáo khu Schleseig và Holstein cũng như giáo khu Hamburg-Lübeck; đứng đầu mỗi giáo khu là giám mục. Giáo hội Bắc Elbe là một tổ chức được sát nhập từ 3 giáo hội Tin Lành Luther địa phương vào năm 1977.
 
Bên cạnh Giáo hội Bắc Đức thì ở Schleswig-Holstein còn có [[Giáo phái Tin Lành Độc lập theo tôn giáo cũ]] và ở miền Bắc của bang có [[Giáo hội Đan Mạch ở Nam Schleswig]]. Giáo hội Đan Mạch ở Nam Schleswig có 6.500 tín đồ.
Dòng 342:
{| class="wikitable float-right" border="1"
|+ Phân chia Schleswig-Holstein
! !! 1900 !! 1959 !! 1994 !! 2009
|-
| [[Landkreis|Huyện]] || 17 || 17 || 11 || 11
Dòng 792:
== Giao thông ==
 
Bang Schleswig-Holstein nối Đức với Đan Mạch và qua đó với [[Scandinavia|Xcan-đi-na-vi]]. Các mạch giao thông chính ở đây chạy theo tuyến giao thông Giút-lan [[Jütlandlinie]] (Hamburg- Flensburg- [[Fredericia]]- Kopenhagen), tuyến giao thông Đường chim bay [[Vogelfluglinie]] (Hamburg- Lübeck- [[Puttgarden]]- [[Rödby]]- Kopenhagen), qua trục bờ biển phía Tây (Hamburg- Itzehoe- Heide- [[Husum]]- Sylt/[[Ésbjerg]] và theo hướng Đông-Tây qua kênh đào Biển Bắc-Ban Tích, sông Elbe và đường bộ Hamburg- Berlin. Những giao điểm giao thông quan trọng là các cảng Kiel, Lübeck cũng như giao điểm giao thông trên bộ [[Neumünster]]. Trong lúc giao thông trên bộ ( đường bộ và đường sắt) theo hướng Bắc-Nam trước hết tập trung về Hamburg thì trục chính của giao thông đường thủy là kênh đào Biển Bắc- Ban Tích theo hướng Đông-Tây. Các cảng với công suất xếp dỡ lớn nhất nằm ở Lübeck theo hướng biển Ban Tích và ở [[Brunsbüttel]] theo hướng biển Bắc. Sân bay [[Lübeck- Blankensee]] đạt được vai trò trong thời gian gần đây là nơi hạ cánh của các hãng hàng không giá rẻ như [[Ryanair]].
 
Thành phần vận chuyển của các hệ thống giao thông năm 2004:
Dòng 850:
=== Giao thông đường biển ===
Bang Schleswig-Holstein có tất cả 46 cảng và bến tàu công cộng, trong đó có 4 cảng có chức năng vận chuyển liên vùng: Kiel, Lübeck/[[Travemünde]] và [[Puttgarden]] ở biển Ban Tích, [[Brunsbüttel]] ở biển Bắc. Kiel và Lübeck giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa tới Xcan-đi-na-vi và ngày càng quan trọng trong vận chuyển hàng hóa tới Đông Âu. Ngoài ra, Lübeck/Travemünde và cả Kiel là những cảng quan trọng cho phà và du lịch tàu biển (năm 2013, có 153 tàu du lịch biển, 397.000 hành khách bắt đầu hoặc kết thúc hành trình du lịch biển ở 1 cảng của Schleswig-Holstein). [[Puttgarden]] là cảng của Đức trong tuyến giao thông [[Vogelfluglinie]] đi Đan Mạch. [[Brunsbüttel]] là 1 cảng quan trọng cho hàng hóa thông dụng và ngoài ra còn là một cơ sở của ngành công nghiệp điện gió Offshore. Theo khối lượng hàng hóa xếp dỡ năm 2006 thì những cảng lớn nhất là:
* Lübeck: (tính cả Lübeck-Travemünder ) 30,6 tr. Tấn (2010: 26,74 tr. T)
* Brunsbüttel: 7,7 tr. T (2013: 8,4 tr. T )
* Kiel: 5 tr. T (2013: 3,7 tr. T )
* Puttgarden: 3,8 tr. T (2013: 4,8 tr. T )
 
Kênh đào Biển Bắc- Ban Tích với 41.000 chuyến tàu qua lại mỗi năm là tuyến đường thủy nhân tạo được sử dụng nhiều nhất thế giới. Giao thông tàu thủy trên kênh đào tăng xấp xỉ 3 lần từ 1998 đến 2006.