Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phổ (quốc gia)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử nước Phổ (1786 - 1850): clean up, replaced: cũng cũng → cũng using AWB
Arc Warden (thảo luận | đóng góp)
n chính tả, replaced: khắc khe → khắt khe (3) using AWB
Dòng 83:
Với sự kết thúc của triều đại [[Hohenzollern]] ở Đức theo sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], Phổ trở thành một phần của [[Cộng hòa Weimar]] vào năm [[1919]] với tư cách một quốc gia tự do. Nước Phổ trên thực tế bị chính quyền Quốc xã hủy bỏ vào năm 1934 và chính thức bị phe [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] khai tử sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] năm 1947.
 
Kể từ đó, từ "Phổ" chỉ còn được sử dụng giới hạn trong các lĩnh vực lịch sử, địa lý, hoặc văn hóa. Thậm chí ngày nay, có một kiểu phong cách được gọi là "[[các giá trị Phổ]]", ví như: tổ chức hoàn hảo, tinh thần hy sinh, tôn trọng luật pháp, tuân phục nhà nước, tinh thần thượng võ, cũng như đáng tin cậy, khoan dung tôn giáo, điều độ, thực tế, tiết kiệm, đúng hẹn, khiêm tốn, và cần mẫn. Rất nhiều người Phổ tin rằng những giá trị đó là nguyên nhân làm đất nước họ trở nên lớn mạnh. Vua [[Friedrich Wilhelm I của Phổ|Friedrich Wilhelm I]] đã xây dựng một lực lượng Quân đội Phổ kỷ luật xuất sắc, mang lại chiến thắng cho người con huy hoàng của ông là vua Friedrich II Đại Đế sau này.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 195</ref> Với tinh thần kỷ luật khắckhắt khe, nước Phổ hùng mạnh đã trở thành một "Vương quốc Sắt".<ref name="CClark777"/>
 
== Nguồn gốc quốc hiệu ==
Dòng 136:
Vào năm [[1701]] con trai của Friedrich Wilhelm, Tuyển hầu Friedrich III tự xưng là Vua [[Friedrich I của Phổ]]. Để không xúc phạm đến hoàng đế Đức là [[Leopold I (đế quốc La Mã Thần thánh)|Leopold I]], vì phần lớn lãnh thổ thuộc Phổ nằm trong Đế quốc La Mã thần thánh dân tộc Đức, Friedrich chỉ được phép xưng là "[[Vua Phổ|Đức Vua ở Phổ]]", chứ không phải "Đức Vua của Phổ". Dù vậy, Brandenburg vẫn được hiểu là một phần vủa vương quốc Phổ, hơn là một lãnh địa riêng biệt. Như thế là ông xưng làm Quốc vương đúng 170 năm trước khi vua [[Wilhelm I của Đức|Wilhelm I]] xưng làm Hoàng đế nước Đức vào năm [[1871]].<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 552</ref> Nước Phổ trở nên thịnh vượng dưới thời vua Friedrich I, ông sử dụng cả ngân sách Hoàng gia để bảo trợ nghệ thuật nước nhà. Không những là một ông vua xa hoa, ông còn gầy dựng một lực lượng Quân đội Phổ bao gồm 40.000 binh sĩ, dù phải đối mặt với những khó khăn do những dịch bệnh và chính sự ăn chơi của ông. Ông cho quân tham chiến với liên quân chống Pháp trong cuộc [[Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha]], và cuộc chiến này có tầm quan trọng quyết định đối với sự trỗi dậy của truyền thống quân sự của dân tộc Phổ. Không những Quân đội Phổ có được danh tiếng trên trận tiền, những tướng tá Phổ như [[Vương công Leopold I xứ Anhalt-Dessau]] (còn gọi là "Ông già Dessauer", một công thần dưới các triều vua Friedrich Wilhelm I và Friedrich II Đại Đế sau này<ref>Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', trang 318</ref>) đã học hỏi được những bí quyết giúp danh tướng [[John Churchill, Quận công Marlborough thứ nhất]] đập tan tác Quân đội của vua [[Louis XIV của Pháp|Louis XVI]].<ref name="DuffyXVI">Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', trang XVI</ref> Từ năm [[1740]] cho đến năm [[1797]], mọi Quân vương nước Phổ đều nhận thức rõ việc mở mang bờ cõi. Trong các di chúc chính trị của mình, vị Tuyển hầu tước vĩ đại cùng với các vua Friedrich I, Friedrich Wihelm I và Friedrich II Đại Đế đều cho rằng đang tiến hành một kế hoạch đồ sộ mang tính lịch sử, và qua đó, những vị vua kế tục phải tiếp nối sự nghiệp đang dang dở của vua cha.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 101</ref>
 
Vào năm 1713, ông qua đời và Triều đình Phổ không còn xa hoa như xưa.<ref name="DuffyXVI"/> Ông được kế vị bởi người con trai, vua [[Friedrich Wilhelm I của Phổ|Friedrich Wilhelm I]] (1713-1740), một "ông vua nhà binh" khắc khổ, không màng đến nghệ thuật, sống tằn tiện và thực tế. Ông thuê mướn những [[Goliath]] của các nước khác, một [[Quân đội thường trực]] khét tiếng hùng mạnh ở châu Âu, một hệ thống hành chính Phổ rất được ca ngợi và cải cách kinh tế. Lúc ông lên nối ngôi báu, lực lượng [[Quân đội Phổ]] chỉ có 40.000 binh sĩ, nhưng sau khi ông qua đời vào năm 1740, họ có đến 80.000 quân tinh nhuệ. Ông chi phí tốn kém cho binh cách, vì nhận thấy tầm quan trọng của một Quân đội hùng mạnh đối với đất nước.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 95</ref> Ngay từ năm [[1709]], khi còn ở ngôi [[Thái tử|Hoàng thái tử]], ông tham chiến cùng Quân đội Phổ trong cuộc [[Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha]], đánh [[trận Malplaquet]].<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 97</ref> Là vị cha để của bộ máy hành chính Nhà nước Phổ, ông được xem là vị vua vĩ đại nhất của nước Phổ về mặt đối nội.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 85</ref> Dù vậy, Quân đội Phổ chỉ xung trận trong một thời gian ngắn trong [[Đại chiến Bắc Âu]], chống quân Thụy Điển. Với tinh thần kỷ luật khắckhắt khe, nhà vua thường mặc chiến bào thay vì những bộ long bào xa xỉ, và đặc điểm này của ông sẽ còn có ở con trai ông là vị vua vinh quang [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] và nhiều vị vua kế tục, cho thấy khi nền quân chủ Phổ của Vương triều Hohenzollern sụp đổ sau cuộc [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh thế giới lần thứ nhất]].<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 84</ref>
 
[[Tập tin:Friedrich Wilhelm I 1713.jpg|trái|nhỏ|150px|Quốc vương Friedrich Wilhelm I]]
Dòng 186:
[[Tập tin:SansSouciNeuesPalais.JPG|nhỏ|300px|"Tân Hoàng cung" thể hiện sự oai hùng và thịnh vượng của ông vua hùng mạnh Friedrich II Đại Đế, được ông xây dựng từ năm 1763 đến năm 1769, sau cuộc Chiến tranh Bảy năm. Nhưng nhờ thiên tài quân sự của ông, ông đã bảo vệ nước Phổ, đánh bại liên quân Áo, Nga, Pháp, v.v... và kết thúc chiến tranh với 1 nước Phổ hùng mạnh hơn trước hẳn.<ref>Williamson Simpson Oldham, Clayton E. Jewett, ''Rise and fall of the Confederacy: the memoir of Senator Williamson S. Oldham, CSA'', trang 141</ref>]]
Dưới triều đại huy hoàng của ông, nước Phổ lên tới tột đỉnh hoàng kim.<ref>George Sand, ''The Countess of Rudolstadt'', Tập 1-2, trang 8</ref><ref>Friedrich Kapp, ''Life of Frederick William von Steuben: major general in the Revolutionary Army'', trang 47</ref> Với triều đại trị vì lâu dài đến 46 năm, ông đã mở mang lãnh thổ nước Phổ, quốc gia hùng mạnh này rộng lên gấp đôi.<ref name="kkhaxuan320"/><ref>''The Kingfisher History Encyclopedia'', trang 292</ref> Ông đã đề xướng nhiều chính sách về nội trị, quân sự và ngoại giao đã truyền cảm hứng không nhỏ cho [[chủ nghĩa dân tộc]], cũng như [[chủ nghĩa quân phiệt Phổ]].<ref name="kkhaxuan320"/> Một năm sau thắng lợi với "Liên minh các Vương hầu", ông vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế - vị minh chủ của Liên minh này - ngã bệnh qua đời (1786),<ref name="brackenbury">C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, ''Frederick the Great'', các trang 257-258.</ref> để lại một nước Phổ hùng mạnh, sánh vai với Áo trong việc thống trị vùng [[Trung Âu]]. Trong suốt đời, ông luôn thể hiện một vị vua kỷ cương khắckhắt khe, kỷ cương với cả bản thân mình, và là ''"một thiên tài đích thực xuất sắc nhất đã lên kế vị ngai vàng vào [[thời kỳ cận đại]]"'' - theo nhận định của nhà sử học người Anh là [[John Dalberg-Acton, Nam tước Acton thứ nhất]] (Huân tước Acton).<ref>Charles Downer Hazen, ''Modern European History'', trang 13</ref><ref>[http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?Dir=books&MenuItem=display&author=haaren&book=modern&story=frederick Famous Men of Modern Times - Frederick the Great]</ref> Khi ông lên nối ngôi, nước Phổ là một nước yếu nhất trong các cường quốc châu Âu, nhưng với ông, nước Phổ sánh vai với mọi cường quốc trên toàn cõi châu Âu - đây là công lớn của ông.<ref>Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, ''Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great'', trang 23</ref> Chiến lược và những chiến thắng của người chiến binh vĩ đại xưa trước liên quân chống Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, tài năng của ông và bộ máy Chính phủ Phổ, sẽ còn được Hoàng đế Pháp [[Napoléon Bonaparte]], đại thi hào người Đức [[Johann Wolfgang von Goethe]], thi hào người Đức [[Christian Friedrich Daniel Schubart]], nhà chính trị [[chủ nghĩa tự do|tự do chủ nghĩa]] nước Phổ [[Heinrich Friedrich Karl vom und zum Stein]], Quốc trưởng Đức Quốc Xã [[Adolf Hitler]] phải thán phục.<ref name="interiors"/><ref name="vanhoamanh">T. C. W. Blanning, ''The Culture of Power and the Power of Culture: Old Regime Europe 1660-1789'', trang 230</ref><ref name="vanhoaau">Michael A. Meyer, ''The origins of the modern Jew: Jewish identity and European culture in Germany, 1749-1824'', trang 23</ref><ref>George Peabody Gooch, ''Germany and the French Revolution'', Tập 1, trang 6</ref><ref>Neil Grant, ''Oxford Children's History of the World'', Tập 2, trang 108</ref><ref>Paul G. Partington, ''Who's who on the postage stamps of Eastern Europe'', Scarecrow Press, 1979, trang 393</ref><ref>Owen Connelly, ''On War and Leadership: The Words of Combat Commanders from Frederick the Great to Norman Schwarzkopf'', trang 11</ref> Đương thời, các chính sách của vua Friedrich II Đại Đế và Chính phủ Phổ cũng luôn được vua xứ [[Torino]] thán phục.<ref>Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, ''Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great'', trang 170</ref><ref>Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, ''Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great'', trang 182</ref> Là vị vua thắng trận trong mọi cuộc chiến tranh, ông được xem là một vị vua giỏi hơn cả vua Louis XIV và các vị vua [[nhà Bourbon]] của Pháp. Khác với vua Louis XIV, ông nói:<ref name="georegre273"/>
{{cquote|''Trẫm là công bộc đầu tiên của Quốc gia.''|||Friedrich II Đại Đế}}