Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Học thuyết Brezhnev”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GHA-WDAS (thảo luận | đóng góp)
n Bot: dọn dẹp chung
Dòng 1:
[[FileTập tin:EasternBloc BasicMembersOnly.svg|thumb|upright|[[Khối phía Đông]]]]
 
[[File:EasternBloc BasicMembersOnly.svg|thumb|upright|[[Khối phía Đông]]]]
'''Học thuyết Brezhnev''' là một chính sách đối ngoại của Liên Xô, nói về việc giới hạn quyền chủ quyết tại các nước Xã hội chủ nghĩa và quyền can thiệp, nếu trong những nước này hệ thống chính trị [[Xã hội chủ nghĩa]] bị đe dọa. Học thuyết này được nêu ra rõ ràng lần đầu tiên bởi S. Kovalev trong một bài viết đăng ngày 26 tháng 9 1968 trên báo ''[[Pravda]]'', Với tựa là "Chủ quyền và nghĩa vụ quốc tế của các nước Xã hội chủ nghĩa." Học thuyết này đã được tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô [[Leonid Ilyich Brezhnev|Leonid Brezhnev]] lập lại vào ngày 13 tháng 11 1968 tại đại hội đảng thứ 5 của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan:
{{cquote|"Khi những thế lực thù nghịch vỡi Xã hội chủ nghĩa tìm cách chuyển đổi sự phát triển của các nước Xã hội chủ nghĩa về hướng chủ nghĩa Tư bản, nó không chỉ là vấn đề của các nước đó, nó là một vấn đề chung và liên quan tới tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.}}
 
Học thuyết này được tuyên bố để bào chữa chuyện trong quá khứ, việc [[Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc]] vào tháng 8 1968 mà đã kết thúc [[Mùa xuân Praha]], cũng như những can thiệp trước đó bởi quân đội Liên Xô, thí dụ như [[Cuộc nổi dậy Hungary năm 1956]]. Những cuộc can thiệp này có mục đích là để đập tan những nỗ lực tự do hóa và những cuộc nổi dậy mà có thể làm hại đến quyền bá chủ của Liên Xô trong [[khối phía Đông]].
 
Trên thực tế, chính sách này có nghĩa là nó cho phép giới hạn sự độc lập của các đảng Cộng sản tại các nước vệ tinh của Liên Xô. Nó có nghĩa, không có nước nào được phép rời [[Khối Warszawa]] hay cản trở sự độc quyền của đảng Cộng sản lãnh đạo. Học thuyết này ngầm cho thấy quyền lãnh đạo của Liên Xô, chỉ có nó có quyền định nghĩa thế nào là "[[Xã hội chủ nghĩa]]" và thế nào là "[[chủ nghĩa Tư bản]]".
 
Theo sau lời tuyên bố của Liên Xô, một loạt các hiệp định được ký kết giữ Liên Xô và các nước vệ tinh để xác nhận lại những điểm này và bảo đảm những quan hệ đôi bên. Những nguyên tắc này được diễn rộng đến nỗi Liên Xô dùng nó để biện minh cho sự can thiệp quân sự của họ vào nước không thuộc [[Khối Warszawa]] như cuộc [[Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)]]. Học thuyết Brezhnev có hiệu lực cho tới khi nó chấm dứt qua [[phản ứng của Liên Xô trong cuộc khủng hoảng Ba Lan 1980-81]],<ref>Wilfried Loth. Moscow, Prague and Warsaw: Overcoming the Brezhnev Doctrine. ''[[Cold War History]]'' 1, no. 2 (2001): 103–118.</ref> và sau đó việc [[Mikhail Gorbachev]] không muốn dùng võ lực để can thiệp, khi [[Ba Lan]] cho bầu cử tự do 1989 và [[Công đoàn Đoàn kết]] đã đánh bại đảng Cộng sản.<ref>Hunt 2009, p. 945</ref>
 
Nó được thay thế một cách khôi hài với cái tên [[học thuyết Sinatra]] vào năm 1989, ám chỉ bài hát của Frank Sinatra "[[My Way]]".<ref>LAT, "'Sinatra Doctrine' at Work in Warsaw Pact, Soviet Says", ''[[Los Angeles Times]]'', 1989-10-25.</ref>