Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Leopard 1”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Leopard 1A5: clean up, replaced: bị bị → bị using AWB
n General Fixes
Dòng 65:
Không tính đến việc bắt đầu đi vào thiết kế và sản xuất muộn của dòng xe tăng "Con báo" sau chiến tranh, xe tăng Đức vẫn được tính là một trong những kiểu xe tăng tốt nhất trên thế giới. Vào đầu năm 70, đã tiếp nhận chương trình nâng cấp, hiện đại hóa xe tăng.<ref name="Xe tăng của thế giới - Танки мира"/>
 
=== Leopard 1A1 ===
"Leopard" 1A1 được trạng bị hệ thống cân bằng ngang và dọc cho pháo chính, hệ thống giữ ấm cho nòng pháo, diềm chắn thân xe, được trang bị hệ thống vượt chướng ngại vật dưới nước và các mắt xích được ốp thêm các tấm cao su.<ref name="Xe tăng của thế giới - Танки мира"/>
 
=== Leopard 1A2 ===
"Leopard" 1A2 được sản xuất với số lượng 232 chiếc, có giáp bằng thép đúc mạnh hơn, có hệ thống nhìn đêm dành cho pháo thủ và trưởng xe và nâng cấp hệ thống lọc bụi, gió.<ref name="Xe tăng của thế giới - Танки мира"/>
 
=== Leopard 1A3 ===
110 xe tăng "Leopard" 1A3 được sản xuất, trang bị tháp pháo thép hàn kết cấu mới với nhiều lớp giáp, phần mở rộng phía sau tháp pháo. Bộ giáp mới với các mặt phẳng nghiêng và tấm khiên rời phía trước, phân biệt với các mẫu cũ có giáp bo tròn. Trên vị trí nạp đạn bố trí hệ thống kính ngắm tiềm vọng có khả năng quan sát 360 độ.<ref name="Xe tăng của thế giới - Танки мира"/>
 
=== Leopard 1A4 ===
Năm 1974, "Leopard" 1A4 được ra đời (250 chiếc). khác với các thế hệ trước ở sự nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực tốt hơn, bổ sung hệ thống kiếm soát hỏa hoạn.. Có máy ngắm đo xa – laze cho pháo thủ được thiết kế chìm, tổ hợp máy ngắm tiềm vọng 1 ống kính để quan sát trong tình trạng ban đêm và ban ngày cho chỉ huy xe và hệ thống tính toán đường đạn điện tử.<ref name="Xe tăng của thế giới - Танки мира"/>
 
=== Leopard 1A5 ===
Năm 1980, một chương trình nghiên cứu, cải tiến Leopard 1 đã được tiến hành, các phiên bản Leopard 1A1 và A2 được cung cấp một hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại rất hiệu quả trong việc tác chiến ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu. Tháp pháo của xe được thiết kế lại. Xe sử dụng pháo nòng trơn 120mm Rheinmetall L55 của Leopard 2. Xe còn được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa hoạn EMES 18 và hệ thống các thiết bị quang học mới. Đạn APFSDS là loại đạn được sử dụng chủ yếu trong Leopard 1A5. Giáp xe cũng được tăng cường. 1300 xe tăng A1 và A2 đã được cải tiến theo gói nâng cấp này và nhận tên gọi "Leopard" 1A5. Những xe tăng Leopard 1A5 được chuyển giao cho Quân đội Đức lần đầu tiên vào đầu năm 1987. Kể từ Leopard 1A5 được coi là "chiếc tăng tiêu chuẩn" của dòng Leopard 1 ngày nay.<ref name="Leopard 1">[http://en.wikipedia.org/wiki/Leopard_1/ Leopard 1]</ref>
=== Leopard 1A6 ===
Phiên bản Leopard 1A1 được nâng cấp giáp bảo vệ và được bị trọng pháo nòng trơn 120mm Rheinmetall L55 của Leopard 2.<ref name="Leopard 1"/>
 
=== Gepard ===
Thiết bị phòng không tự hành "Gepard" được thiết kế một cách đặc biệt dành cho việc hỗ trợ cho các đơn vị Tăng – thiết giáp và cơ giới cùng các phân đội nhằm chống lại các cuộc tấn công từ trên không trên đường hành quân. Trang thiết bị được bố trí trên tháp pháo bọc thép quay 360 độ, được lắp trên gầm xe tăng "Leopard 1". Hai pháo tự động "Erlicon" bố trí hai bên ngoài tháp pháo – để khói súng không bị hút ngược vào buồng chiến đấu. Mỗi nòng súng có tốc độ bắn 550 viên/phút, mặc dù, thông thường chúng chỉ đạt tốc độ 20-40 viên. Cơ số đạn dữ trữ nói chúng gồm có 640 viên đạn cháy –xuyên giáp và 40 viên đạn xuyên giáp. "Gepard" được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực, trong đó bao gồm ra đa theo dõi, chỉ định mục tiêu và thiết bị nhận biết "bạn – thù". Ra đa theo dõi, chỉ định mục tiêu đi kèm với sự điều khiển hỏa lực, máy vi tính và kính ngắm ổn định kiểu con quay. Ngoài ra, "Gepard" còn được trang bị thiết bị dẫn đường với đèn pha điện mạnh.