Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khối phía Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: General Fixes
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Các thuật ngữ Khối phía đông và Liên Xô đôi khi bị nhầm lẫn. Dù Liên Xô đã có nhiều ảnh hưởng kinh tế và chính trị lên các đồng minh của Khối phía đông, các quốc gia khác trong Khối phía đông chưa bao giờ là một nước cộng hòa thành viên của Liên Xô.
 
==Thể chế chính trị và kinh tế==
Về chính trị, chúng đều là những quốc gia độc tài được cai trị bởi một đảng cầm quyền. Mỗi nước đều có cán bộ tuyên giáo để dạy bảo người dân phải nghĩ gì, có mật vụ để phát hiện bất đồng chính kiến, và có trại tù để giam giữ những người chỉ trích chế độ. Tất cả đều bày ra các cuộc tuyển cử khôi hài trong đó đảng chiếm hơn 95 phần trăm phiếu bầu. Trừ Yugoslavia và Albania sau năm 1960, các nước khác đều nhận lệnh từ Moscow, một trung tâm quyền lực đã đưa xe tăng vào Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968 để đàn áp các cuộc nổi dậy của dân chúng.
 
Tất cả các nước trong khối cộng sản vào thời đó có nền kinh tế do trung ương kiểm soát. Hầu hết hoặc tất cả tài sản đều thuộc về nhà nước, và giá cả được các nhà làm kế hoạch kinh tế đặt ra, chứ không do thị trường định đoạt.
== Nam Tư và Albania ==
[[Nam Tư#Cộng hòa Liên bang Nam Tư|Nam Tư]] chưa bao giờ là một phần của Khối phía đông hoặc của [[Khối Warszawa|Hiệp ước Warszawa]]. Mặc dù Nam Tư tuyên bố là một quốc gia cộng sản, lãnh đạo của nước này, [[Josip Broz Tito|Thống chế Tito]], đã lên nắm quyền lực thông qua các nỗ lực của ông từ một cuộc kháng chiến phi đảng phái trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]. Do ông không phải do [[Hồng Quân|Hồng quân Liên Xô]] dựng lên, ông không phải trung thành với Liên Xô. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, [[Nam Tư]] tự thiết lập thành một quốc gia trung lập và là một trong những sáng lập viên của [[Phong trào không liên kết|Phong trào Không liên kết]].