Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Hiển Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lợi tức: AlphamaEditor, General Fixes
clean up, replaced: → (13) using AWB
Dòng 50:
Sau nhiều thỉnh cầu đến từ các nghị sĩ quốc hội và từ Uỷ ban Tái tạo Singapore, Lý Hiển Long khởi xướng một luật mới về quyền công dân khi nhận ra rằng phụ nữ Singapore kết hôn với ngoại kiều và sinh con ở nước ngoài mong muốn con mình có cơ hội nhập quốc tịch Singapore.
 
Mặc dù luật mới vẫn còn những hạn chế đối với quyền nhập quốc tịch theo huyết thống, một đứa trẻ sinh ở nước ngoài có thể có quốc tịch Singapore nếu cha mẹ đứa trẻ cư trú tại Singapore ít nhất là hai năm trong quãng thời gian năm năm trước khi đứa trẻ ra đời. Trước đây, luật lệ Singapore không công nhận quyền công dân theo huyết thống – trong trường hợp những người có cha mẹ là công dân Singapore nhưng sinh tại nước ngoài.
 
== Thủ tướng ==
Ngày 12 tháng 8 năm [[2004]], Lý Hiển Long kế nhiệm Ngô Tác Đống trong cương vị thủ tướng và bàn giao chức vụ Chủ tịch Cơ quan Tiền tệ Singapore cho Ngô Tác Đống.
Ngày [[5 tháng 6]] năm 2005, Lý Hiển Long chủ toạ lễ khánh thành Trung tâm Di sản Mã Lai mới được phục hồi tại Singapore với sự chứng kiến của Yaacob Ibrahim, Bộ trưởng các vấn đề [[Hồi giáo]].
 
Khi làn sóng hải tặc dâng cao, nhiều tàu biển bị tấn công khi đi qua [[Eo biển Malacca]]. Ước tính mỗi năm có khoảng 50.000 tàu thuyền đi qua eo biển này. Đối phó với nạn [[cướp biển|hải tặc]], Lý Hiển Long tìm kiếm những trợ giúp từ [[Hoa Kỳ]] và các quốc gia lân cận trong một hội nghị dành cho bộ trưởng quốc phòng đến từ các quốc gia trên khắp thế giới được tổ chức vào ngày [[3 tháng 6]] năm 2005.
 
Ngày [[19 tháng 9]] năm 2005, Lý Hiển Long thu hút sự chú ý của công luận tại đảo quốc khi đích thân đi kiểm tra vùng sinh sôi của muỗi tại khu vực cống thoát nước trên đại lộ Ang Mo Kio, đến thăm nhà dân, một ngôi chợ và một trung tâm bán lẻ thuộc phường Teck Ghee, nơi ông cư trú, đi ra gặp gỡ cư dân ở đó để phân phát tờ rơi, biểu ngữ và thuốc diệt côn trùng.
 
Động thái này là một phần trong sáng kiến của Lý Hiển Long nhằm khẳng định thông điệp của Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên Nước Yaacob Ibrahim kêu gọi kiểm soát sự lây lan của [[virus]] bệnh [[sốt xuất huyết]] (dengue).
Dòng 69:
Lý Hiển Long cũng đề xuất chế độ nghỉ hộ sản hai tháng có lương dành cho bà mẹ sinh con đầu lòng cùng với những khích lệ tài chính dành cho phụ nữ đồng ý sinh con thứ tư. Chính sách này được khởi xướng nhằm đối phó với tình trạng sinh suất giảm mạnh tại Singapore trong những năm gần đây.
 
Tháng 11 năm 2004, Lý Hiển Long gây ra một cuộc tranh luận toàn quốc khi tiết lộ dự án xây dựng hai khu nghỉ dưỡng liên hợp có [[sòng bạc]]. Tháng 4 năm 2005, mặc cho sự chống đối của công luận, Lý Hiển Long tuyên bố ủng hộ dự án. Hai khu nghỉ dưỡng liên hợp này được xây dựng tại [[Vịnh Marina]] và [[Sentosa]]. Nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động bài bạc tại các sòng bạc, thủ tướng đề ra những biện pháp kiểm soát như cấm trẻ vị thành niên vào sòng bài, qui định giá vào cửa đến 100 [[đô la Singapore|SGD]] cho công dân và người cư trú dài hạn ở Singapore, hoặc vé năm là 2000 SGD.
 
Ngày [[22 tháng 8]] năm 2005, trong bài diễn văn hiệu triệu ngày [[quốc khánh Singapore|quốc khánh]], Lý Hiển Long vạch ra lộ trình tái tạo Singapore và kêu gọi sự tham gia tích cực của người dân. Ông miêu tả hình ảnh Singapore năm [[2015]] với những thay đổi quan trọng trong sáu khu vực chính của đảo quốc:
Dòng 98:
=== Đối ngoại ===
==== Trung Quốc ====
Quan hệ với [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc]] được cải thiện trong những năm cầm quyền của Lý Hiển Long. Có nhiều tiến bộ trong các lãnh vực như thương mại, du lịch và đầu tư, không chỉ phù hợp với lợi ích của hai quốc gia mà còn hứa hẹn những lợi ích lớn hơn cho sự phát triển chung của toàn khu vực. [[Hội đồng Phát triển Song phương Trung quốc- Singapore]] chịu trách nhiệm xúc tiến các đề án hợp tác giữa hai quốc gia.
 
Trong một cuộc họp vào tháng 9 năm 2005 với [[thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc|phó thủ tướng]] [[Ngô Nghi]], Lý Hiển Long đưa ra đề nghị thành lập [[Khu vực Mậu dịch Tự do Trung quốc – ASEAN]] với mục tiêu trao đổi thương mại trị giá 50 tỷ [[đô la Mỹ|USD]] trước năm [[2010]]. Để đạt mục tiêu này, cả hai phía đồng ý nâng mối quan hệ giữa Trung quốc và [[Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á|ASEAN]] lên một tầm cao mới.
Dòng 119:
== Chỉ trích ==
Là con cả của thủ tướng đầu tiên của đảo quốc, Lý Quang Diệu, sự nghiệp chính trị của Lý Hiển Long luôn bị đeo đuổi bởi những cáo buộc về gia đình trị. Ở tuổi 32, ông là chuẩn tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử quân lực Singapore, ngay từ khi còn trẻ, ông đã được nhiều người nhìn xem là người sẽ kế vị cha ông trong chức vụ thủ tướng. Khi Lý Quang Diệu rút lui để mở lối cho người kế nhiệm, Ngô Tác Đống, một vài người cho rằng tân thủ tướng chỉ đóng vai trò của một người giữ chỗ mặc dù Lý Quang Diệu bác bỏ điều này. Trong quyển hồi ký, Lý Quang Diệu nhấn mạnh rằng ông không muốn con trai mình là người kế nhiệm trực tiếp.
:"Tốt hơn là nên để một người khác kế nhiệm tôi trong chức vụ thủ tướng. Khi ấy Long sẽ có thời gian để khẳng định mình, mọi sự sẽ trở nên rõ ràng là con trai tôi lập thân bằng chính năng lực của mình".
 
Dù vậy, những cáo buộc cứ tiếp tục xuất hiện trong quãng thời gian từ 6 đến 7 năm cho đến khi Ngô Tác Đống cố chứng tỏ rằng ông không phải là người giữ chỗ bằng cách chiếm lại những ghế đã mất tại Quốc hội và nâng cao tỷ lệ phiếu đảng PAP giành được trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997. Năm [[1992]], Lý Hiển Long mắc bệnh ung thư bạch cầu khiến nhiều nhà bình luận chính trị bày tỏ những nghi ngờ về năng lực thể chất của ông trong chức vụ thủ tướng với những ngày dài bận rộn và căng thẳng vì bị áp lực từ nhiều phía.
 
Cũng dễ hiểu khi vợ của Lý Hiển Long, Hồ Tinh, được bổ nhiệm làm giám đốc công ty đầu tư quốc doanh Temasek nhiều người tỏ ý bất bình. Song Lý Hiển Long đã phản ứng mạnh mẽ trước những cáo buộc và thắng cuộc trong những dàn xếp bên ngoài toà án về cáo buộc phỉ báng ông dành cho các tạp chí như [[International Herald Tribune]] (năm 1994), [[Bloomberg]] (2002) và [[The Economist]] (2004).
Dòng 127:
Vẫn thường xuất hiện những nhận xét cho rằng Lý Hiển Long ngạo mạn và chuyên quyền. Có một lời đồn đại dai dẳng kể rằng trong một buổi họp tiền nội các năm [[1990]], trong lúc tức giận Lý Hiển Long nhục mạ Bộ trưởng Tài chính [[Richard Hồ Tứ Đạo]], sau đó tát bộ trưởng phát triển quốc gia [[S. Dhanabalan]] khi ông này bênh vực ông Hồ Tứ Đạo và yêu cầu ông Lý phải xin lỗi. Trong khi những người trực tiếp liên hệ đến vụ việc không bao giờ công khai nhắc đến sự kiện này thì vào năm 2003, Ngô Tác Đống, khi bàn luận về người kế nhiệm, bác bỏ nó và cho rằng đó chỉ là một chuyện huyễn hoặc.
 
Ngày [[10 tháng 7]] năm 2004, Lý Hiển Long gây ra một sự kiện ngoại giao với [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa]] khi ông viếng thăm [[Đài Loan]]. Song trong bài diễn văn đầu tiên đọc trong ngày quốc khánh, Lý Hiển Long cho rằng giới lãnh đạo và người dân Đài Loan đánh giá quá cao sự ủng hộ dành cho họ nếu họ tuyên bố độc lập. Đồng thời ông cũng giải thích rằng chuyến viếng thăm đến Đài Loan chỉ để bảo đảm rằng ông đã thu thập thông tin đầy đủ hầu có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi nhận bàn giao chức vụ thủ tướng. Lý Hiển Long tái xác nhận sự ủng hộ dành cho chính sách một nước Trung Hoa. Sau đó vào tháng 9, Bộ trưởng Ngoại giao Sigapore [[George Dương Vinh Văn]] cảnh báo [[Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc|Đại Hội đồng]] [[Liên Hiệp Quốc]] về nguy cơ để cho tình hình hai bên bờ eo biển Đài Loan trở nên xấu hơn. Đáp lại, [[bộ trưởng ngoại giao Đài Loan]], [[Mark Trần Đường Sơn]], gọi Singapore là "nước ''Pi-Sai''", nghĩa là "quốc gia bé như lỗ mũi". Về sau ông Trần phải chính thức xin lỗi Singapore.
 
Khởi phát từ những nhận xét của Lý Hiển Long về những lần thăm viếng đền [[Đền Yasukuni|Yasukuni]] của [[Thủ tướng Nhật Bản|Thủ tướng]] [[Nhật Bản]] [[Koizumi]], cho rằng ''Từ quan điểm của nhiều quốc gia trong vùng đã bị Nhật chiếm đóng, động thái này làm dấy lên những ký ức đau buồn'', bùng phát những cuộc biểu tình bên ngoài toà đại sứ Singapore tại Nhật Bản trong ngày 24 tháng 5 năm 2005. Theo một số nguồn tin, những người biểu tình chỉ trích Lý Hiển Long là xen vào các vấn đề nội bộ của nước Nhật.
Dòng 136:
 
== Lợi tức ==
Kể từ tháng 1 năm [[2008]], lợi tức hằng năm của Lý Hiển Long là 3 870 000 đô la Singapore (2 856 930 USD),<ref>http://www.straitstimes.com/Latest+News/Singapore/STIStory_186437.html</ref> tăng 25%. Mức lương trước đây của ông là 3 091 200 đô la Singapore (2 037 168 USD),<ref>http://web.archive.org/web/20070410215732/http://www.iht.com/articles/2007/04/09/news/sing.php</ref> Lý Hiển Long là người đứng đầu chính phủ có mức lương cao nhất thế giới ([[Tổng thống Hoa Kỳ]] cũng chỉ được trả 400 000 [[Đô la Mỹ|USD]] mỗi năm<ref>{{chú thích web | url = http://en.wikipedia.org/wiki/President_of_the_United_States | tiêu đề = President of the United States | author = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 3 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>).
 
== Chú thích ==