Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Taksin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Chú thích: clean up, replaced: → , → (2) using AWB
Dòng 96:
 
===Khoách trương ra ngoại quốc===
Năm 1769, Cao Miên lại chìm trong hỗn loạn do tranh đoạt vương vị giữa anh em vương thất, người anh là Quốc vương Ramraja (Non, sử Việt chép là [[Nặc Nộn]]), và người em là Ton (sử Việt chép là [[Nặc Tôn]]). Ton được quân [[chúa Nguyễn]] AnĐại NamViệt viện trợ và giành thắng lợi, xưng là Quốc vương Narairaja, Non cầu viện Xiêm. Cuộc đấu tranh này tạo cơ hội cho Taksin khôi phục quyền bá chủ của Xiêm đối với Cao Miên như thời Ayutthaya. Một đạo quân được phái đi để hỗ trợ cựu vương Ramraja giành lại quyền lực, song không thành công.<ref>Wood, pp. 257-258</ref><ref>Damrong Rajanubhab, p. 427</ref>
 
Năm 1777, quân chủ của [[Vương quốc Champasak]], đương thời là một quốc gia độc lập giáp với biên giới phía đông của Xiêm, ủng hộ Thống đốc [[Amphoe Nang Rong|Nangrong]] nổi loạn chống Taksin. Một đạo quân Xiêm dưới quyền Chao Phraya Chakri được lệnh đi dẹp loạn, bắt và hành hình phản tặc. Đến khi nhận được quân tiếp viện dưới quyền Chao Phraya Surasih, Chao Phraya Chakri tiến về Champasak, quân chủ Champasak là Chao O cùng tể tướng bị bắt giữ và bị chặt đầu. Champasak được hợp nhất vào Xiêm, và Quốc vương Taksin rất hài lòng với sự chỉ đạo chiến dịch của Chao Phraya Chakri, và thăng cho vị tướng này tước '''Somdej Chao Phraya''' '''Mahakasatsuek Piluekmahima Tuknakara Ra-adet''' (สมเด็จเจ้าพระยามหากษัตริย์ศึก พิลึกมหึมาทุกนคราระอาเดช)<ref>Damrong Rajanubhab, pp. 531-532</ref>—tước quý tộc cao nhất mà một người không thuộc huyết thống vương thất có thể đạt đến.
Dòng 104:
Tuy nhiên, năm 1771, dù được quân Xiêm đoạt lại vương vị Cao Miên cho mình song Narairaja rút đến phía đông quốc gia. Cuối cùng, Ramraja và Narairaja tiến đến một thỏa hiệp, theo đó người anh sẽ làm đệ nhất vương và người em sẽ làm đệ nhị vương hay Maha [[Uparaja|Uparayoj]], và Tam là Maha Uparat cho đệ nhất và đệ nhị vương, thỏa hiệp này không làm thỏa mãn các bên. Tam bị ám sát, trong khi đệ nhị vương đột ngột từ trần. Cho rằng Quốc vương Ramraja phải chịu trách nhiệm về những việc này, nhiều quan chức cao cấp dưới quyền lãnh đạo của Vương tử Talaha (Mu) nổi loạn, bắt và ném Ramraja xuống sông vào năm 1780. Talaha đưa Ang Eng mới bốn tuổi làm quốc vương, còn bản thân thì làm nhiếp chính, song ông ra nghiêng quá nhiều về phía chúa Nguyễn, do đó xung đột với chính sách của Taksin là ủng hộ một nhân vật thân Xiêm trên vương vị Cao Miên. Taksin do đó quyết định tiến hành xâm chiếm Cao Miên, một đạo quân Xiêm gồm 2 vạn binh sĩ dưới quyền Somdej Chao Phraya Mahakasatsuek tiến vào Cao Miên, và trong trường hợp chinh phục thành công sẽ đưa con của Taksin là Vương tử Intarapitak làm vương của Cao Miên. Với viện trợ từ chúa Nguyễn, Vương tử Talana chuẩn bị kháng cự quân Xiêm tại [[Phnom Penh]], song trước khi bắt đầu giao tranh thì các rối loạn nghiêm trọng nổ ra tại Xiêm khiến cho Somdej Chao Phraya Mahakasatsuek quyết định vội vàng trở về Thonburi, sau khi trao quyền chỉ huy đạo quân cho Chao Phraya Surasih.<ref name="Wood, pp. 263-264"/>
 
Tại [[Vương quốc Vientiane]], một quốcđại vụ khanhthần là Pra Woh nổi loạn chống lại quân chủ và chạy sang lãnh thổ Champasak, tại đây ông ta lập căn cứ tại Donmotdang gần thành phố Ubon hiện nay. Ông ta quy phục chính thức với Xiêm, song sau khi quân Xiêm rút đi thì ông ta bị quân Vientiane tấn công và tiêu diệt. Hành động này ngay lập tức bị Taksin nhìn nhận là một sự sỉ nhục lớn đối với ông, và theo lệnh của ông, Somdej Chao Phya Mahakasatsuek xâm chiếm Vientiane với một đạo quân 2 vạn vào năm 1778. Quân chủ của [[Vương quốc Luang Prabang]] ở trong tình trạng thù địch với quân chủ của Vientiane, quân chủ nước này quy phục Xiêm để đổi lấy an toàn cho bản thân, đưa quân của mình hội quân với Somdej Chao Phya Mahakasatsuek để bao vây thành Vientiane.<ref>Wood, p. 268</ref> Sau một cuộc bao vây Vientiane kéo dài khoảng bốn tháng, người Xiêm chiếm được thành phố và đem tượng Phật lục bảo và [[Phra Bang]] đến Thonburi. Quốc vương Vientiane chạy thoát và sống lưu vong, hai vương quốc Luang Prabang và Vientiane trở thành nước phụ thuộc của Xiêm.<ref name=wyatt143>Wyatt, p. 143</ref>
 
===Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ===