Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lục bác”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “[[Tập tin:Met, Earthenware figures playing liubo, Han Dynasty.JPG|nhỏ|phải|300px|Bộ tượng táng hai hình nhân chơi Lục bác, thời [[Đông Hán]…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 14:27, ngày 5 tháng 7 năm 2015

Lục bác (tiếng Trung: 六博; bính âm: liù bó; Wade–Giles: liu po) là một trò chơi dạng cờ phổ biến của Trung Quốc thời cổ đại. Một số nghiên cứu cho rằng trò chơi này chủ yếu dành cho hai người chơi, theo đó mỗi người chơi lần lượt di chuyển sáu con cờ xung quanh các điểm đối xứng của một bàn cờ vuông dựa theo kết quả gieo sáu chiếc que, vốn được sử dụng như quân xúc xắc trong các trò chơi hiện đại.

Bộ tượng táng hai hình nhân chơi Lục bác, thời Đông Hán (25–220).

Các nghiên cứu cho rằng trò Lục bác xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc muộn nhất vào thời Đông Chu và đặc biệt phổ biến trong thời Nhà Hán (202 TCN - 220). Tuy nhiên mức độ phổ biến của trò chơi này bắt đầu giảm sút từ sau thời Nhà Hán, có lẽ một phần là do sự thịnh hành của Cờ vây, tới chỗ Lục bác dần đi tới chỗ biến mất trong xã hội Trung Quốc. Gần đây nhờ vào những phát hiện khảo cổ từ các ngôi mộ thời Nhà Hán, trong đó có rất nhiều bộ tượng táng hình nhân chơi Lục bác cũng như các bộ cờ Lục bác, mà các chi tiết về trò chơi này mới bắt đầu được tìm hiểu trở lại.

Lịch sử

 
Tranh tường trong một ngôi mộ đời Nhà Hán ở Lạc Dương, Hà Nam mô tả hai người chơi Lục bác, trong đó người chơi bên phải đang giơ tay như thể chuẩn bị gieo sáu que của trò này.

Tuy người ta chưa tìm được nguồn gốc ra đời chính xác của trò Lục bác, nhưng có thuyết cho rằng trò chơi này do Ô Tào (烏曹, hay Ô Trụ, 烏胄, theo sách Thuyết văn giải tự) trong triều đình vua Kiệt (trị vì từ 1728 TCN đến 1675 TCN) thời Nhà Hạ khởi xướng.[1] Tuy nhiên cho tới nay người ta vẫn chưa tìm được bằng chứng khảo cổ hoặc cổ văn nào chứng tỏ rằng trò Lục bác đã có mặt trong xã hội Trung Quốc thời Nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN). Người ta chỉ biết chắc chắn rằng các sử liệu Trung Quốc ghi nhận rằng trong thời Chiến Quốc (476 TCN – 221 TCN) Lục bác đã là trò chơi rất phổ biến. Ví dụ, sách Sử ký của Tư Mã Thiên có dẫn lại một ghi chép thời Tề Tuyên công nước Tề (trị vì từ 319 TCN đến 301 TCN) rằng kinh đô Lâm Truy của nước Tề khi đó giàu có tới mức dân thành ai cũng có thể tham gia các hoạt động giải trí như chơi nhạc, chọi gà, đua chó, chơi Lục bác và chơi Thúc cúc.[2] Lục bác cũng được nhắc tới trong bài thơ Chiêu hồn (招魂, khoảng thế kỷ 3 TCN) nằm trong tập Sở từ của Khuất NguyênTống Ngọc. Hiện vật khảo cổ sớm nhất có liên quan tới trò Lục bác là một bộ bàn cờ Lục bác bằng đá chạm khảm khoảng thế kỷ 4 TCN được tìm thấy trong một khu mộ quý tộc nước Trung SơnBình Sơn, Hà Bắc.[3]

Thời cực thịnh của trò Lục bác là thời Nhà Hán, vốn được phản ánh qua một loạt phát hiện khảo cổ về các bộ cờ Lục bác được dùng làm đồ tùy táng cho các ngôi mộ của giới quý tộc nhà Hán. Tượng táng bằng gốm hoặc gỗ hình người chơi Lục bác cũng được tìm thấy trong một số ngôi mộ Nhà Hán.[4][5] Trong các bức tranh tường trong những ngôi mộ thời Đông Hán (25 – 220) người ta cũng phát hiện nhiều hình minh họa người chơi Lục bác, một số (trong các ngôi mộ được tìm thấy ở vùng Tứ XuyênVân Nam) còn có những minh họa chi tiết về Tây Vương Mẫu trong đó có hình ảnh các vị tiên chơi Lục bác trên đỉnh núi. Tuy nhiên bằng chứng khảo cổ cũng cho thấy rằng trò Lục bác dần biến mất kể từ sau thời Nhà Hán, theo đó không có hiện vật khảo cổ nào liên quan tới trò Lục bác được tìm thấy có niên đại muộn hơn thời Nhà Tấn (265–420). Tuy trò chơi này đôi khi vẫn được nhắc đến trong các sử liệu hoặc thi phẩm thời Nhà Đường (618–907), có lẽ trò chơi này đã phải nhường chỗ cho môn Cờ vây. Tới thời Nhà Nguyên thì mọi kiến thức về trò Lục bác đã hoàn toàn biến mất, mọi hiểu biết về trò chơi này hiện nay đều được suy đoán từ các phát hiện khảo cổ thời Trung Quốc hiện đại.

Không chỉ giới hạn trong phạm vi Trung Quốc, sử liệu cũng cho thấy rằng trò Lục bác đã được phổ biến ra các quốc gia láng giềng. Ví dụ sách Cựu Đường thư chép lại rằng người Tây Tạng chơi cả Lục bác và Cờ vây,[6] dù đến nay người ta chỉ có thể tìm thấy các hiện vật khảo cổ về Cờ vây ở Tây Tạng.[7] Phiên bản tiếng Trung Quốc của Kinh Đại Bàn Niết Bàn (大般涅槃經, Mahayana Mahaparinirvana Sutra]] cũng có nhắc tới trò Lục bác, một bằng chứng cho thấy có khả năng trò chơi này đã được truyền tới Ấn Độ. Tuy nhiên tới nay người ta vẫn chưa tìm thấy hiện vật khảo cổ nào ở các nước láng giềng của Trung Quốc có liên quan tới trò Lục bác.

Liên hệ với Cờ tướng

 
Hình người chơi Lục bác bên trong một tháp gốm mộ táng thời Đông Hán.

Một số nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu Trung Quốc, đã đưa ra giả thuyết rằng môn Cờ tướng bắt nguồn từ trò Lục bác[8] chứ không phải từ các môn cờ thuộc nhóm Cờ vua. Một số khác thậm chí còn cho rằng chính trò Lục bác, sau khi được truyền từ Trung Quốc tới Ấn Độ trong thời Đông Tấn (317–420) đã phát triển thành môn cờ Ấn Độ Chaturanga, vốn được coi là nguồn gốc của cả Cờ tướng và Cờ vua hiện đại.[9] Tuy nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã bác bỏ giả thuyết rằng Cờ tướng hoặc các môn cờ tương tự có nguồn gốc từ Lục bác,[10] nhà nghiên cứu Jean-Louis Cazaux vẫn cho rằng rất có thể môn Lục bác đã được chuyển hóa từ một môn cờ mang tính chạy đua sang một môn cờ mang tính đối đầu, và từ đó có thể môn Cờ tướng đã được hình thành.[11]

Người chơi nổi tiếng

Sử liệu đã ghi lại một số nhân vật nổi tiếng đã chơi trò Lục bác như:

Sử sách cũng ghi lại rằng Khổng Tử coi thường trò Lục bác, trong sách Luận ngữ Khổng Tử cho rằng người chơi Lục bác hay Cờ vây chỉ khá hơn những người ăn không ngồi rồi,[17] còn sách Khổng Tử Gia Ngữ chép lại rằng Khổng Tử cho rằng chơi Lục bác là bắt nguồn của nhiều thói xấu.[18]

Tham khảo

  1. ^ Xu, Shen. 說文解字/06 (Shuowen Jiezi vol. 7) (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 簙:局戲也。六箸十二棊也。从竹博聲。古者烏胄作簙。Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ Sima, Qian. 史記/卷069 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 臨菑甚富而實,其民無不吹竽鼓瑟,彈琴擊築,鬥雞走狗,六博蹋鞠者。 Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ Rawson, Jessica (1996). Mysteries of Ancient China. London: British Museum Press. tr. 159–161. ISBN 0-7141-1472-3.
  4. ^ 甘肃省博物馆 (Gansu Provincial Museum). 武威磨咀子三座汉墓发掘简报. 文物 (Cultural Relics) (bằng tiếng Chinese). 1972 (12): 9–16. Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ 河南省博物馆 (Henan Provincial Museum). 灵宝张湾汉墓. 文物 (Cultural Relics) (bằng tiếng Chinese). 1975 (11): 80–81. Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ Xu, Liu. 舊唐書/卷196上 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 圍棋陸博,吹蠡鳴鼓為戲,弓劍不離身。 Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ Hazod, Guntram (2002). The Royal Residence Pho brang byams pa mi 'gyur gling and the Story of Srong btsan sgam po's Birth in Rgya ma. Proceedings of the Ninth Seminar of the IATS, 2000. Leiden: Brill. tr. 27–48. ISBN 9004127755. Đã bỏ qua tham số không rõ |booktitle= (trợ giúp)
  8. ^ “Give up Western Chess – play Chinese Chess instead! (interview between Dr. René Gralla and Prof. David H. Li)”. ChessBase. 15 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  9. ^ “Liubo – the Ancestor of Board Games”. Cultural China. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  10. ^ Banaschak, Peter. “A story well told is not necessarily true – being a critical assessment of David H. Li's "The Genealogy of Chess". Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  11. ^ Cazaux, Jean-Louis (2001). “Is Chess a Hybrid Game ?” (PDF). tr. 5–8. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. [liên kết hỏng]
  12. ^ 穆天子傳/卷五 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 是日也,天子北入于邴,与井公博,三日而决。 Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  13. ^ Sima, Qian. 史記/卷038 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 十一年秋,湣公與南宮萬獵,因博爭行,湣公怒,辱之,曰:「始吾敬若;今若,魯虜也。」萬有力,病此言,遂以局殺湣公于蒙澤。 Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  14. ^ Sima, Qian. 史記/卷077 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 公子與魏王博,而北境傳舉烽,言「趙寇至,且入界」。魏王釋博,欲召大臣謀。公子止王曰:「趙王田獵耳,非為寇也。」複博如故。王恐,心不在博。 Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  15. ^ Sima, Qian. 史記/卷86 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 荊軻遊於邯鄲,魯句踐與荊軻博,爭道,魯句踐怒而叱之,荊軻嘿而逃去,遂不復會。 Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  16. ^ Sima, Qian. 史記/卷106 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 孝文時,吳太子入見,得侍皇太子飲博。吳太子師傅皆楚人,輕悍,又素驕,博,爭道,不恭,皇太子引博局提吳太子,殺之。 Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  17. ^ Kong, Qiu. 論語/陽貨第十七 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 子曰:「飽食終日,無所用心,難矣哉!不有博弈者乎?為之,猶賢乎已!」 Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  18. ^ 孔子家語/卷一 (bằng tiếng Chinese). 維基文庫 (Chinese Wikisource). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. 哀公問於孔子曰:“吾聞君子不博,有之乎?”孔子曰:“有之。”公曰:“何為?”對曰:“為其二乘。”公曰:“有二乘,則何為不博?”子曰:“為其兼行惡道也。” Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)