Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cúng cô hồn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎đầu: treo bảng tầm nhìn hẹp
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{tầm nhìn hẹp}}
'''Cúng cô hồn''' là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại [[Trung Quốc]], [[Việt Nam]] với việc thực hiện các nghi thức cúng tế cho các [[cô hồn]], thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ [[Vu-lan]].
 
==Quan niệm==
[[Hình:7th Month Hungry Ghost Festival Offerings in Singapore.jpg|nhỏ|Phẩm vật cúng cô hồn vào rắm tháng 7 âm lịch tại Singapore]]
[[Hình:Ghost Festival in Ping Chou.JPG|nhỏ|Chuẩn bị cho lễ cúng cô hồn tại Hong Kong]]
Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: [[linh hồn|hồn]] và xác. Khi [[chết]], hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về [[trời]], hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống [[địa ngục]] tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị [[chết]] oan hoặc do tác động của những [[nghiệp (Phật giáo)|nghiệp]] xấu, các [[cô hồn]] không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.
 
Hàng 9 ⟶ 11:
Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng [[giỗ]], ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ [[Vu-lan|Vu Lan]] của [[Phật giáo]]. Một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này.
 
==ĐồPhẩm vật lễ cúng==
Để cúng, người ta hay thắp [[hương (tế lễ)|hương]], đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời "bà con cô bác" (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng. Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái [[chết]] thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài ''Văn tế thập loại chúng sinh'' của đại thi hào [[Nguyễn Du]]. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng.
 
Hàng 19 ⟶ 21:
{{tham khảo}}
 
[[Thể loại:Tín ngưỡng Trung Hoa]]
[[Thể loại:Tín ngưỡng dân gian Đài Loan]]
[[Thể loại:Tín ngưỡng dân gian Việt Nam]]