Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Boeing B-17 Flying Fortress”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor
Dòng 70:
Đến [[tháng chín|tháng 9]], sau khi Không quân Hoàng gia bị mất tám chiếc B-17C trong chiến đấu hay do tai nạn, [[Bộ Chỉ huy Ném bom Không quân Hoàng gia|Bộ Chỉ huy Ném bom]] đã từ bỏ việc ném bom chính xác ban ngày do khả năng kém cỏi của những chiếc Fortress I. Những chiếc còn lại được chuyển cho nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm phòng thủ duyên hải.<ref name="Fortress I for RAF"/> Kinh nghiệm trên đã chứng minh cho cả Không quân Hoàng gia lẫn Không Lực Mỹ tình trạng không sẵn sàng chiến đấu của chiếc B-17C, và nó cần được cải tiến về phòng thủ, tăng tải trọng bom và phương pháp ném bom chính xác hơn vào trong các phiên bản tiếp theo. Hơn nữa, ngay cả với các cải tiến này, chỉ còn có Không Lực Mỹ, chứ không phải Không quân Hoàng gia, còn giữ ý định sử dụng B-17 trong vai trò ném bom ban ngày.<ref name="Fortress I In Combat"/>
 
Bộ chỉ huy Ném bom Không quân Hoàng gia đã chuyển giao những chiếc Fortress I còn lại sang [[Bộ Chỉ huy Duyên hải Không quân Hoàng gia|Bộ Chỉ huy Duyên hải]] để sử dụng trong vai trò máy bay tuần tra tầm cực xa. Chúng được tăng cường vào [[tháng tám|tháng 8]] năm [[Hàng không năm 1942|1942]] bởi 19 chiếc '''Fortress Mk II''' (B-17F) và 45 chiếc '''Fortress Mk IIA''' (B-17E).<ref name="Gustin">{{chú thích web |last = Gustin | first =Emmanuel|url=http://uboat.net/allies/aircraft/b17.htm|title=Boeing B-17|accessdate=2 tháng 4 năm 2007|format= |work=uboat.net|quote=}}</ref> Một chiếc Fortress của Phi Đội 206 RAF đã đánh chìm tàu ngầm [[Tàu ngầm Đức U-627|U-627]] vào ngày [[27 tháng 10]] năm [[Hàng không năm 1942|1942]], chiếc đầu tiên trong tổng số 11 chiếc U-boat bị đánh chìm do máy bay Fortress của Không quân Hoàng gia trong chiến tranh.<ref name="Uboat">{{chú thích web|url=http://uboat.net/boats/u627.htm|title=U-627|accessdate = ngày 2- tháng 4- năm 2007 |work=Uboat.net}}</ref>
 
Phi đội 223 Không quân Hoàng gia Anh, một đơn vị của Liên đội 100, đã sử dụng một số ít máy bay Fortress nhằm hỗ trợ cuộc tấn công ném bom làm nhiễu mạng lưới radar của Đức.<ref name="RAF">{{chú thích web |url=http://www.raf.mod.uk/bombercommand/h223.html |work=RAF History - Bomber Command 60th Anniversary |title=No 233 Squadron |year=2004}}</ref>
Dòng 76:
=== Không lực Mỹ ===
[[Tập tin:Group of Women Airforce Service Pilots and B-17 Flying Fortress.jpg|nhỏ|phải|Bốn nữ phi công rời khỏi chiếc "Pistol Packin' Mama" của họ sau buổi tập của đơn vị [[Nữ Phi công Phục vụ Không lực (WASP)]] tại căn cứ Lockbourne, Ohio; được huấn luyện để vận chuyển máy bay B-17 Flying Fortress đến chiến trường. Từ trái sang phải: Frances Green, Marget (Peg) Kirchner, Ann Waldner và Blanche Osborn.]]
Không lực Mỹ (tên đầy đủ là [[Không lực Lục quân Hoa Kỳ]]/USAAF năm 1941) sử dụng B-17 và các kiểu máy bay ném bom trong các phi vụ ném bom chính xác ban ngày ở tầm cao bằng cách sử dụng một thiết bị mà cho đến lúc ấy còn đang được giữ bí mật, là [[bộ ngắm ném bom Norden]], một thiết bị quang học với con quay hồi chuyển cơ-điện điều khiển bằng máy tính. Trong các phi vụ ném bom ban ngày, thiết bị có khả năng xác định, thông qua các tham số do sĩ quan ném bom đưa vào, điểm thả bom có khả năng trúng đích. Trong lúc ném bom, quyền kiểm soát lái máy bay được chuyển cho sĩ quan ném bom, duy trì một độ cao ngang bằng vào những phút cuối.<ref name="Baugher B-17B">{{chú thích web |last = Baugher |first =Joe |url= http://home.att.net/~jbaugher2/b17_4.html |title= Boeing B-17B Fortress |accessdate = ngày 15- tháng 1- năm 2007 |format= |work= Encyclopedia of American Aircraft}}</ref>
 
Không lực Mỹ khởi sự gầy dựng lực lượng tại Châu Âu với máy bay B-17E không lâu sau khi Mỹ tham gia Thế Chiến II. Các đơn vị đầu tiên của [[Không lực 8]] đến [[High Wycombe]], [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] ngày [[12 tháng 5]] năm [[Hàng không năm 1942|1942]], thành lập nên Liên đội Ném bom 97.<ref name="Northstar"/> Ngày [[17 tháng 8]] năm [[Hàng không năm 1942|1942]], 18 chiếc B-17E của Liên đội 97, bao gồm chiếc ''Yankee Doodle'' do Thiếu tướng [[Paul Tibbets]] và Chuẩn tướng [[Ira Eaker]] chỉ huy, được hộ tống bởi những máy bay tiêm kích [[Supermarine Spitfire]] của Không quân Hoàng gia, tham dự trận ném bom đầu tiên của Không lực Mỹ tại Châu Âu xuống [[ga đầu mối đường sắt]] tại [[Rouen]]-Sotteville trên nước Pháp.<ref name="Northstar"/><ref name="AOM">{{chú thích web | url = http://www.aviation-history.com/boeing/b17.html | title = Boeing B-17 Flying Fortress – USA | accessdate = 16 tháng 1 năm 2007| last = | first = | date = | work = The Aviation History Online Museum | quote = }}</ref> Chiến dịch hoàn toàn thành công chỉ với những hư hại nhẹ cho hai máy bay.
Dòng 89:
Vì việc ném bom các sân bay Đức không làm giảm được tương xứng sức mạnh của máy bay tiêm kích Đức, nên đã có thêm các liên đội B-17 được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu của Eaker mở các chiến dịch đánh sâu hơn vào các mục tiêu công nghiệp Đức quan trọng. Giờ đây Không lực 8 nhắm đến các nhà máy vòng bi tại [[Schweinfurt]], hy vọng sẽ bóp nghẹt các nỗ lực chiến tranh ở đây. Đợt [[trận đánh Schweinfurt-Regensburg|tấn công]] đầu tiên ngày [[17 tháng 8]] năm [[Hàng không năm 1943|1943]] không gây được tổn hại đáng kể nào cho nhà máy; trong khi với tổng số 230 chiếc B-17 tham gia tấn công bị đánh chặn bởi khoảng 300 máy bay tiêm kích Không quân Đức, đã có 36 máy bay bị bắn rơi và tổn thất 200 người. Cùng với trận không kích cùng ngày trước đó nhắm vào [[Regensburg]], tổng cộng có 60 chiếc B-17 bị mất trong ngày đó.<ref name="Hess.pp59-60">Hess 1994, trang 59–60.</ref>
 
Một nỗ lực thứ hai vào ngày [[14 tháng 10]] năm [[Hàng không năm 1943|1943]] mà sau này được biết đến như là [[trận không kích Schweinfurt thứ hai|"ngày thứ ba đen tối"]].<ref name="Walden">{{chú thích web | url = http://www.thirdreichruins.com/schweinfurt.htm | title = Third Reich in Ruins:Schweinfurt | accessdate = ngày 16- tháng 1- năm 2007 | last = Walden | first = Geoff | year = 2007 | month = 1| work = www.thirdreichruins.com | quote = }}</ref> Trong số 291 chiếc Fortress tham gia tấn công, 59 bị bắn rơi trên đất Đức, một chiếc rơi xuống eo biển Anh, năm chiếc rơi trên đất Anh, và 12 chiếc nữa bị loại bỏ vì hư hại quá mức có thể sửa chữa được, tổng cộng có 77 chiếc B-17 bị mất. 122 chiếc khác bị hư hại cần sửa chữa trước khi có thể tiếp tục bay. Trong tổng số 2.900 nhân viên phi hành, có 650 người không quay về, cho dù một số còn sống sót và bị bắt làm [[tù binh|tù binh chiến tranh]]. Năm người chết và 43 bị thương trên những chiếc máy bay quay trở về được, và 594 người được ghi nhận là mất tích. Chỉ có 33 chiếc máy bay ném bom hạ cánh mà không bị hư hại. Tổn thất lớn lao như thế là kết quả của việc tập trung hơn 300 máy bay tiêm kích Đức.<ref name="Hess.p64">Hess 1994, trang 64.</ref>
 
[[Tập tin:B-17F formation over Schweinfurt, Germany, August 17, 1943.jpg|phải|nhỏ|Đội hình những chiếc B-17F bên trên bầu trời [[Schweinfurt]], Đức, 17 tháng 8 năm 1943.]]
Dòng 119:
B-17 được sử dụng trong các trận chiến ban đầu tại Thái Bình Dương nhưng đem lại ít kết quả, đáng kể là trong các [[Trận chiến biển Coral]] và [[Trận Midway]]. Trong lúc đó, những chiếc B-17 thuộc [[Không lực 5]] được giao nhiệm vụ phá vỡ các đường vận chuyển trên biển của Nhật. Học thuyết của Không lực hướng dẫn việc bay ném bom từ tầm cao, nhưng được phát hiện không lâu sau đó là chỉ có 1% bom trúng đích. Dù sao, B-17 hoạt động ở độ cao lớn đến mức đa số những chiếc máy bay tiêm kích [[Mitsubishi A6M Zero|A6M Zero]] không thể đạt tới, và trang bị vũ khí phòng thủ rất mạnh của chiếc B-17 là quá đủ cho những chiếc máy bay tiêm kích Nhật Bản vốn được bảo vệ khá mong manh.
 
Chỉ huy của [[Không lực 5]], Trung tướng [[George Kenney]], là một người rất hâm hộ kỹ thuật mới [[cắt ném bom]] (skip bombing) (một kỹ thuật ném bom mà bom được thả ở độ cao rất thấp, khiến bom chạm mặt nước ở một góc đủ nông để nó được "cắt" hay uốn cong xuống). Vào ngày [[2 tháng 3]] năm [[Hàng không năm 1943|1943]], sáu chiếc B-17 thuộc Phi Đội 64 đã tấn công một đoàn tàu vận tải binh lính từ độ cao 3&nbsp;km (10.000&nbsp;ft) trong giai đoạn đầu của [[trận chiến biển Bismarck]] ngoài khơi [[New Guinea]], đã áp dụng cách cắt bom và đánh chìm ba tàu buôn Nhật, trong đó có chiếc ''Kyokusei Maru''.<ref name="Frisbee">{{chú thích tạp chí | last =Frisbee | first =John L. | title =Valor:Skip-Bombing Pioneer | journal =Air Force Magazine | volume =73 | issue =12 | pages=|publisher =|date =tháng 12 năm 1990|url =http://www.afa.org/magazine/valor/1290valor.asp | accessdate =9 tháng 1 năm 2007}}</ref> Một chiếc B-17 đã bị máy bay [[Mitsubishi A6M Zero|A6M Zero]] xuất phát từ [[New Britain]] bắn rơi, và sau đó viên phi công Nhật này đã dùng súng máy bắn vào một vài thành viên đội bay B-17 khi họ hạ xuống bằng dù rồi tiếp tục tấn công họ trên mặt nước.<ref name="awm">{{Chú thích web | url = http://www.awm.gov.au/atwar/remembering1942/bismark/ | title = Anniversary talks - Battle of the Bismarck Sea, 2-4 tháng 3 năm 1943 | accessdate = 2009-ngày 3 tháng 11-03 năm 2009 | last = Brad | first = Manera | year = 2003 }}</ref> Sau đó, 13 chiếc B-17 đã ném bom đoàn tàu vận tải này từ độ cao trung bình, khiến các con tàu phải phân tán và kéo dài hành trình. Cuối cùng tất cả đoàn tàu vận tải đều bị tiêu diệt do sự phối hợp tấn công càn quét tầm thấp của những chiếc [[Bristol Beaufighter|Beaufighter]] của [[Không quân Hoàng gia Úc]], và việc cắt ném bom của những chiếc [[North American B-25 Mitchell|B-25 Mitchell]] của Không lực Mỹ ở độ cao 30&nbsp;m (100&nbsp;ft), trong khi những chiếc B-17 có được năm quả bom ném trúng đích ở tầm cao.<ref name="Frisbee"/>
 
Chỉ có năm liên đội B-17 hoạt động tại [[Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương trong Thế Chiến II|Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương]]. Vào lúc cao điểm có 168 chiếc máy bay ném bom B-17 hoạt động tại mặt trận này vào thời điểm [[tháng chín|tháng 9]] năm [[Hàng không năm 1942|1942]], tất cả đều chuyển sang loại máy bay khác vào giữa năm [[Hàng không năm 1943|1943]].
Dòng 133:
Kết quả là, tỉ lệ tổn thất của B-17 cao đến 25% trong một số phi vụ lúc đầu (60 trong tổng số 291 chiếc B-17 bị mất trong chiến đấu trong đợt không kích thứ hai nhắm vào [[Schweinfurt]]<ref name="Caidin">{{chú thích sách | last =Caidin | first =Martin | title =Black Thursday | publisher =E.P. Dutton & Co. Inc.| location =New York | date =1960 |pages =| url = | doi = | isbn =0-553-26729-9 | accessdate = }}</ref>), và phải cho đến khi có sự tham gia của việc hộ tống tầm xa bằng máy bay tiêm kích hiệu quả (đặc biệt là bởi những chiếc [[North American P-51 Mustang|P-51 Mustang]]), làm suy yếu lực lượng máy bay tiêm kích đánh chặn Đức giữa [[tháng hai|tháng 2]] và [[tháng sáu|tháng 6]] năm [[Hàng không năm 1944|1944]], mà những chiếc B-17 mới trở nên lực lượng chiến lược đầy uy lực.
 
Chiếc B-17 được ghi nhận là có khả năng chịu đựng hư hại trong chiến đấu mà vẫn đến ̣được mục tiêu và đưa đội bay quay về căn cứ an toàn. Wally Hoffman, một phi công B-17 của Không Lực 8 trong Thế Chiến II, đã nói: "Chiếc máy bay có thể bị cắt và chém hầu như ra thành từng mảnh do hỏa lực đối phương và vẫn có thể mang đội bay của nó quay về nhà."<ref name="Hoffman">{{chú thích web | url = http://www.storyhouse.org/wally6.html | title = We Get Our Feet Wet | accessdate = ngày 18- tháng 7- năm 2006 | last = Hoffman | first = Wally | date = 2006 | work = Magweb.com | quote = }}</ref> Martin Caidin báo cáo về một tình huống mà một chiếc B-17 bị va chạm trên không cùng một chiếc Focke-Wulf 190, mất một động cơ và bị hư hại nghiêm trọng cả cánh ổn định ngang bên phải cùng cánh đuôi, và bị loại ra khỏi đội hình do cú va chạm. Chiếc máy bay được báo cáo bởi các quan sát viên là bị bắn rơi, nhưng nó vẫn sống sót và đưa được đội bay quay về mà không bị thương tích gì.<ref name="Caidin.p86">Caidin, Martin. ''Black Thursday''. New York: E.P. Dutton & Co. Inc., 1960, trang 86. ISBN 0-553-26729-9.</ref> Sự bền bỉ của nó đã bù đắp nhiều hơn cho tầm bay ngắn hơn và tải trọng bom ít hơn khi so với những chiếc máy bay ném bom hạng nặng Consolidated [[Consolidated B-24 Liberator|B-24 Liberator]] hoặc chiếc [[Avro Lancaster]] Anh Quốc. Những câu chuyện đầy dẫy về những chiếc B-17 quay về căn cứ với đuôi bị phá hủy, chỉ còn một động cơ hoạt động, hay thậm chí một diện tích cánh lớn bị [[pháo phòng không]] gây hư hại.<ref name="Daves">{{chú thích web| url = http://www.daveswarbirds.com/b-17/| title = Battle-damaged B-17s| accessdate = 16 tháng 1 năm 2007| date =|format =|work =|publisher = www.daveswarbirds.com|pages =}}</ref> Sự bền bỉ này, cùng với số lượng lớn máy bay hoạt động trong [[Không lực 8]] và danh tiếng mà chiếc [[Memphis Belle (B-17)|"Memphis Belle"]] đạt được, làm cho chiếc B-17 trở thành máy bay ném bom nổi bật nhất trong cuộc chiến tranh.
 
Thiết kế của chiếc B-17 trải qua tám thay đổi lớn trong suốt quá trình sản xuất, tích lũy lại nơi phiên bản B-17G, khác biệt phiên bản ngay trước nó bằng việc bổ sung một tháp súng "cằm" gồm hai súng máy 12,7&nbsp;mm (0,50 inch) [[M2 Browning]] dưới mũi máy bay. Điều này đã cho phép hạn chế được điểm yếu kém chính trong phòng thủ của chiếc B-17 khi bị tấn công trực diện.
Dòng 149:
[[Tập tin:B17 kg200.jpg|nhỏ|phải|Chiếc B-17F-27-BO do [[Không quân Đức]] chiếm được, nguyên là máy bay của Không lực Mỹ tên "Wulf Hound", số hiệu ''41-24585'', thuộc Phi đội 360, Liên đội Ném bom 303, bị mất tích trong hoạt động vào ngày 16 tháng 10 năm 1942. Được đưa ra hoạt động trong [[Phi đoàn Chiến đấu 200]] Không quân Đức.]]
 
Trong Thế Chiến II, sau khi bị rơi hoặc buộc phải hạ cánh, có khoảng 40 chiếc B-17 bị Không quân Đức chiếm giữ và tân trang, và khoảng một tá chiếc được đưa trở lại hoạt động. Được sơn màu của Đức và mang tên hiệu "Dornier Do 200"<ref name="Do 200">{{chú thích web | url = http://www.geocities.com/pentagon/2833/luftwaffe/transport/do200/do200.html | title = Dornier Do 200 | accessdate = 16 tháng 1 năm 2007| last = Law|first = Ricky|date = 1997|work = Arsenal of Dictatorship|quote = |archiveurl=http://web.archive.org/20090729181810/www.geocities.com/pentagon/2833/luftwaffe/transport/do200/do200.html|archivedate =2009-07- ngày 29 tháng 7 năm 2009}}</ref>, những chiếc B-17 chiếm giữ được Không quân Đức sử dụng trong các phi vụ do thám bí mật và trinh sát, hầu hết là bởi một đơn vị Không quân Đức bí mật được biết dưới tên gọi [[Kampfgeschwader 200|Phi đoàn Chiến đấu 200]] (Kampfgeschwader 200).<ref name="Do 200"/> Một chiếc B-17 thuộc phi đoàn KG 200này, mang ký hiệu Không quân Đức ''A3+FB'', bị Tây Ban Nha chiếm giữ khi nó hạ cánh xuống sân bay [[Valencia]] vào ngày [[27 tháng 6]] năm [[Hàng không năm 1944|1944]], và ở lại đó cho đến hết chiến tranh. Một số chiếc B-17 vẫn giữ lại các phù hiệu của Đồng Minh và được sử dụng trong các ý định xâm nhập vào các đội hình B-17 để báo các về vị trí và cao độ của các nhóm này. Việc thực hành này ban đầu khá thành công, nhưng các đội bay Không lực Mỹ nhanh chóng phát triển và thành lập các quy trình chuẩn để trước tiên cảnh báo, rồi sau đó khai hỏa vào mọi "kẻ lạ" cố xâm nhập vào đội hình của nhóm.<ref name="Northstar"/> Những máy bay B-17 khác được sử dụng để xác định những điểm dễ tổn thương của loại máy bay này và để huấn luyện chiến thuật cho các phi công tiêm kích đánh chặn Đức.<ref name="Goebel Oddballs">{{chú thích web |last = Goebel |first =Greg |url= http://www.vectorsite.net/avb17_2.html#m4 |title= Fortress Oddballs |year =2005 |accessdate=9 tháng 1 năm 2007|format= |work= The Boeing B-17 Flying Fortress|quote=}}</ref> Một ít máy bay vẫn còn sống sót và được phe Đồng Minh tìm thấy sau chiến tranh.
 
=== Hoạt động sau chiến tranh ===
Dòng 156:
Sau Thế Chiến II, chiếc B-17 được xem là đã lạc hậu và hầu hết máy bay của Không lực Lục quân Mỹ được cho nghỉ hưu. Các đội bay mang chiếc máy bay ném bom của họ băng qua Đại Tây Dương trở về Mỹ, nơi hầu hết được tháo dỡ và nấu chảy. Sau khi được thành lập như một binh chủng độc lập vào năm [[hàng không năm 1947|1947]], [[Không quân Hoa Kỳ]] sử dụng những chiếc B-17 Flying Fortress (ban đầu được gọi là '''F-9''' do từ ''Fotorecon'', trinh sát hình ảnh, sau này là '''RB-17''') cho [[Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược]] (SAC) từ năm [[Hàng không năm 1946|1946]] đến năm [[Hàng không năm 1951|1951]]. [[Dịch vụ cứu nạn]] Không quân Hoa Kỳ trực thuộc [[Dịch vụ Vận tải Hàng không Quân sự]] (MATS, Military Air Transport Service) cũng sử dụng những chiếc phiên bản SB-17, còn được gọi là máy bay [[cứu nạn hàng hải]] [[Dumbo (cứu nạn hàng hải)|"Dumbo"]], từ cuối những năm [[thập niên 1940|1940]] đến giữa những năm [[thập niên 1950|1950]].
 
Vào cuối những năm [[thập niên 1950|1950]], những chiếc B-17 cuối cùng còn hoạt động cùng Không quân Hoa Kỳ là những phiên bản QB-17 giả lập mục tiêu, DB-17P điều khiển mục tiêu giả, và một ít chiếc máy bay vận tải VIP VB-17. Phi vụ cuối cùng do một chiếc Fortress Không quân thực hiện diễn ra vào ngày [[6 tháng 8]] năm [[hàng không năm 1959|1959]], khi chiếc DB-17P số hiệu ''44-83684'' điều khiển một chiếc QB-17G số hiệu ''44-83717'' bên trên [[Căn cứ Không quân Holloman]], [[New Mexico]] làm giả một mục tiêu cho cuộc thử nghiệm bắn [[tên lửa không-đối-không]] [[AIM-4 Falcon|Falcon]] từ một máy bay tiêm kích [[McDonnell F-101 Voodoo|F-101 Voodoo]]. Một buổi lễ nghỉ hưu được tổ chức nhiều ngày sau đó tại căn cứ Holloman, sau đó chiếc ''44-83684'' được chuyển về [[Trung tâm Tồn trữ và Loại bỏ máy bay quân sự]] (MASDC) ở [[Căn cứ Không quân Davis-Monthan]], [[Arizona]]. Chiếc [[Memphis Belle (B-17)|''Memphis Belle'']], có lẽ là chiếc B-17 nổi tiếng nhất, được [[bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ]] chọn lựa để khôi phục lại kiểu dáng nguyên thủy thời chiến tranh.<ref name="Kern">{{chú thích web |url=http://www.ChrisKern.Net/essay/memphisBelle.html |title=Restoring an Icon: The ''Memphis Belle'' |last=Kern |first=Chris |accessdate =2009-07- ngày 16 tháng 7 năm 2009}}</ref>
 
==== Hải quân và Tuần duyên Hoa Kỳ ====
Dòng 297:
== Những chiếc còn lại ==
{{chính|Những chiếc Boeing B-17 còn lại}}
Có tổng cộng 53 khung máy bay còn lại trên khắp thế giới <ref name="Weeks1">{{Chú thích web| url = http://www.johnweeks.com/b17static/index.html | title = B-17 — The Flying Fortress Survivors Museum Static Displays | accessdate = 2009-ngày 3 tháng 11-03 năm 2009 | last = Weeks III | first = John A }}</ref><ref name="Weeks2">
{{Chú thích web | url = http://www.johnweeks.com/b17active/index.html | title = B-17 — The Flying Fortress Survivors Airworthy Flying Forts | accessdate = 2009-ngày 3 tháng 11-03 năm 2009 | last = Weeks III | first = John A }}</ref>:
* 15 chiếc còn trong tình trạng bay được
* 19 chiếc được trưng bày