Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Thị Ngọc Trúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pháp danh của Trịnh Thị Ngọc Trúc là Pháp Tánh. Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên là con của bà với quận công Lê Trụ chứ k phải với Lê Thần Tông
Dòng 39:
 
===Thuở thiếu thời===
Có thời bà đã đảnh lễ qui y tại Ninh Phúc tự còn gọi là [[chùa Bút Tháp]] tại xã [[Đình Tổ]] huyện [[Thuận Thành]], [[Kinh Bắc]]. Bà chúa được thiền sư [[Chuyết Chuyết]] ban cho bà pháp danh là ''DiệuPháp Viên''Tánh. Từ đó bà vừa tu luyện vừa được dịp học hỏi nghiên cứu sâu xa thêm về kinh điển của nhà Phật.
 
Đối với tri thức uyên thâm của bà, quốc gia lâm nạn phân tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn (1558 – 1672) bà không khỏi đau xót trước cảnh khổ loạn. Song thân thì thường chiếu ý cho bà dành thời gian miệt mài bút nghiên, nên việc hôn phối đối với bà hơi muộn. Chồng bà là Cường quận công [[Lê Trụ]], thuộc dòng hoàng tộc Lê triều. Sau vì ông phạm tội nặng, bị giam ngục rồi mất.
 
===Hoàng hậu nhà Hậu Lê===
Đến năm bà 36 tuổi (1630) chúa Trịnh Tráng lại gả bà cho vua [[Lê Thần Tông]], được tấn phong làm hoàng hậu, xưng danh ''hoàng hậu Diệu Viên''. Lê Thần Tông khi lấy bà Ngọc Trúc, cả triều đình đều can, thì ông gạt đi và nói: ''"Đã trót rồi, lấy gượng vậy. Từ đó trời mưa dầm không ngớt"'' (Theo Đại Việt sử ký toàn thư).Bà có người con gái với vuaquận Thầncông TôngLê Trụ là [[công chúa]] [[Lê Thị Ngọc Duyên]], pháp danh ''Diệu Tuệ''. Sau này cũng giỏi văn thơ chữ nghĩa.
 
Đương thời, bà là bạn thơ với Trạng nguyên lễ sư [[Nguyễn Thị Duệ]], sử chép rằng hai bà thường cùng bàn luận về thơ văn, Phật Pháp trong khắp các chùa chiền vùng Kinh Bắc lúc bấy giờ.Thời điểm chùa Ninh Phúc tổ chức khuyến hoá thập phương để trùng tu tôn tạo, dịp này bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đã đóng góp công đức rất nhiều. Hưởng ứng việc làm với bà, cả nhà vua và công chúa cũng hiến ruộng (tư điền) vào chùa làm công quả.