Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài khí tượng Phù Liễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hoangdat bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 6:
Ngày 25/4/1900: Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định số 421 cho phép tiến hành xây dựng tòa nhà chính của Sở Khí tượng Đông Dương đặt tại Phù Liễn trên cơ sở bản thiết kế của kiến trúc sư M.Lichtenfelder cùng sự hướng dẫn và giúp đỡ của ông M.Ferra. Công trình này dựa trên mẫu thiết kế của Đài Khí tượng Zikawei (Trung Quốc) cũng do người Pháp khảo sát, thiết kế và xây dựng
 
Năm 1902, toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-Me theo đề nghị của Giám đốc Nông nghiệp và Thương mại M.Ka-puýt, đã quyết định xây dựng “Sở"Sở khí tượng và đài quan trắc trung tâm Đông Dương”Dương". P.Phrô-xơ, Giám đốc đài thiên văn Zi-ka-Wei (Thượng Hải) được giao trách nhiệm và chọn địa điểm xây dựng đài trung tâm tại đỉnh núi Phù Liễn ở độ cao 116 mét so với mặt biển, ngay tại quận Kiến An, cách trung tâm Hải Phòng 8&nbsp;km về phía Tây Nam. Ngày 16/9/1902, Đài khí tượng và Địa từ Thủy văn đặt tại Phù Liễn chính thức được thành lập. Tới năm 1905, toàn bộ quần thể kiến trúc đồ sộ và tinh tế tại núi Phù Liễn đã hoàn thành. Đây là Đài khí tượng được xây dựng sớm nhất Đông Dương.<ref name=":0" />
 
Thời bấy giờ, núi Phù Liễn là vị trí đắc địa phục vụ cho công tác nghiên cứu và dự báo khí tượng ở khu vực Đông Dương, gồm 12 trạm khí tượng, 29 trạm khí hậu. Đài là trung tâm nghiên cứu dự báo khí tượng thủy văn sánh ngang với đài khí tượng của Mỹ ở Manila (Philippines), đài khí tượng Tokyo (Nhật Bản).
Dòng 29:
Công trình nền móng cho cả khu đồng thời cũng là một hệ thống bể ngầm chứa nước đồ sộ chia thành nhiều ngăn sâu 6-8 mét, đủ trữ nước mưa phục vụ cho toàn đài trên đỉnh núi làm việc và sinh hoạt quanh năm. Vườn khí tượng đặt sau tháp 6 tầng, đất bằng phẳng rộng 20 mét, dài 30 mét trồng co thấp, hai bên là lối đi lát bê tông. Xung quanh toàn khu vực trung tâm có tường hoa bao bọc.
 
Không chỉ là trung tâm nghiên cứu khoa học, Đài khí tượng Phù Liễn còn là điểm nhấn trên quần thể núi Kiến An, mang dáng dấp của một công trình kiến trúc Pháp, hòa trộn với các yếu tố phương Đông. Điểm nhấn kiến trúc là tòa nhà được xây bằng đá xanh, cửa chạm khắc các họa tiết trang nhã kiểu phương Tây, trong nhà có trụ hình khối cân xứng, tháp cao 6 tầng ở phần hậu, có cầu thang xoáy ốc dẫn lên đỉnh tháp đặt kính kinh vĩ điều chỉnh giờ địa phương, khu vườn khí tượng phục vụ cho việc quan trắc… Trong khi tòa nhà chính có phong cách kiến trúc phương Tây thì hệ thống cổng vào lại đậm nét kiến trúc “tam"tam quan”quan" của phương Đông: cổng Rồng, cổng Phượng…
 
== Điểm du lịch độc đáo ==