Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Đình Thứ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n sửa chính tả 1, replaced: Tư Lệnh → Tư lệnh using AWB
Dòng 14:
| công việc khác= Tuỳ viên Quân sự
}}
'''Phan Đình Thứ''' tự '''Lam Sơn'''[[*]] (1919-2002), nguyên là một tướng lĩnh bộ binh của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]. Ông xuất thân từ trường Võ bị Lục quân của Pháp và phục vụ trong Quân đội Viễn chinh Pháp cho đến năm 1950 mới hồi hương. Ông nguyên là Chỉ huy trưởng [[Trường Bộ binh Thủ Đức|Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức]], nguyên Tư Lệnhlệnh [[Lực lượng đặc biệt]], nguyên Tư lệnh binh chủng [[Biệt Động Quân]] ''(Là Tư lệnh thứ 3 của binh chủng này sau Thiếu tá Lữ Đình Sơn và Thiếu tá [[Phan Trọng Chinh]]).
==Tiểu sử & binh nghiệp==
Ông sinh ngày 22-4-1919 trong một gia đình quan lại tại [[Thừa Thiên]], Trung phần Việt Nam và lớn lên tại [[Huế]]. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông phải vừa đi làm, vừa tự học. Ông tốt nghiệp Trung học đệ nhất cấp chương trình Pháp tại Huế với văn bằng Thành chung.
Dòng 36:
Trung tuần tháng 11 năm 1960, ông được cử thay thế Thiếu tá [[Phan Trọng Chinh]] làm Chỉ huy trưởng binh chủng Biệt động quân. Qua giữa tháng 5 năm 1962, ông nhận lệnh bàn giao Bộ chỉ huy Biệt động quân lại cho Đại tá [[Tôn Thất Xứng]]. Cùng thời điểm đi nhận chức Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa Thủ Đức thay thế Thiếu tướng [[Hồ Văn Tố]] vừa từ trần. Ông đã sáng kiến ghi thêm 4 chữ "Cư An Tư Nguy" trên phù hiệu của Trường ''(có nghĩa là: Muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy. Suy rộng ra: Muốn hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh)''. Trong thời gian đương nhiệm, đã tổ chức lễ mãn khoá cho 3 khoá sĩ quan trừ bị là khoá 12 Trần Hưng Đạo, khoá 13 Ấp Chiến Lược và khoá 14 Nhân Trí Dũng.
 
: ''(Đầu tháng 8 năm 1963, Liên trường Võ khoa Thủ Đức được cải danh thành trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, trở lại danh hiệu cũ lúc mới thành lập).
 
Đầu tháng 11 năm 1963, ông được lệnh bàn giao chức Chỉ huy trưởng trường Thủ Đức lại cho Thiếu tướng [[Trần Ngọc Tám]].
Dòng 59:
 
==1975==
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị đưa đi tù cũng như các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khác và bị đưa ra miền Bắc Việt Nam tập trung ở trại giam Nam Hà, Hà Nam Ninh. Khi đi cải tạo, vì bị mất liên lạc với gia đình, ông không được thăm nuôi, nên được gọi là tướng mồ côi ''(Cùng cảnh ngộ này là tướng Dương Văn Đức và tướng Hồ Trung Hậu)''. Mười ba năm sau (1988) ông được trả tự do và được lên danh sách đi Mỹ theo chương trình H.O, nhưng ông từ chối vì một phần muốn ở lại quê hương, một phần không muốn xa 3 người con đã có gia đình không được đi theo chương trình HO. Sau đó, với sự bảo trợ của Bộ Tư lệnh Nhảy dù Pháp, chính phủ Pháp đã đồng ý cho cả gia đình của ông qua Pháp vào năm 1989.
 
Năm 1995, ông một mình trở về sống những chuỗi ngày còn lại ở quê hương Việt Nam và mất tại Tp HCM (Sài Gòn) vào ngày 23 tháng 07 năm 2002.