Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lê Thy (thảo luận | đóng góp)
n sửa chính tả 4, replaced: Quân Y → Quân y (2) using AWB
Dòng 36:
Vĩnh Lạc Đế tiền trình vốn được phong làm Yên Vương (燕王), đóng đô ở Bắc Bình (nay là [[Bắc Kinh]]). Sau một loạt chiến dịch thành công chống quân [[Mông Cổ]], ông bắt đầu củng cố quyền lực của mình ở phía bắc và tiêu trừ các đối thủ, tiêu biểu như đại tướng [[Lam Ngọc]]. Vĩnh Lạc ban đầu chấp nhận sự chỉ định của [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương về người kế vị là đứa cháu trai [[Minh Huệ Đế]] Chu Doãn Văn. Tuy nhiên, việc Hoàng đế mới bắt đầu giáng chức và tiêu diệt những ông chú quyền lực đã buộc Vĩnh Lạc hành động. Ông lật đổ cháu trai Huệ Đế trong một cuộc nội chiến, vốn bất lợi cho ông vào thời gian đầu, đem quân từ [[Bắc Bình]] (Bắc Kinh) đánh xuống thủ đô Nam Kinh để giành ngai vàng vào năm [[1402]].
 
Vĩnh Lạc Đế đã bắt đầu triều đại của mình bằng việc hợp pháp hóa việc lên ngôi với việc xóa bỏ toàn bộ thời gian trị vì của người cháu và thiêu hủy hay sửa đổi các tài liệu có liên quan đến tuổi thơ và cuộc nổi loạn của mình. Điều này dẫn đến việc thanh trừng vô số quan viên ở [[Nam Kinh]] và ban thẩm quyền đặc biệt ngoài vòng pháp luật cho chình sách bí mật của hoạn quan. Ông nối tiếp chính sách tập trung của cha mình, Thái Tổ Hồng Vũ hoàng đế, tăng cường thể chế của đế quốc và thành lập thủ đô mới tại [[Bắc Kinh]]. Để kiểm soát các quan viên, ông cho cải cách [[khoa cử]] thay vì chế độ đề cử và bổ nhiệm như dưới thời cha mình. Ông theo đuổi một chính sách đối ngoại bành trướng và đã tiến hành nhiều chiến dịch quy mô lớn chống lại quân [[Mông Cổ]].
 
Nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực [[Đông Á]] và [[Đông Nam Á]], Vĩnh Lạc Đế thành lập một hạm đội hùng hậu do [[Trịnh Hòa]] điều khiển. Trịnh Hòa ([[1371]]-[[1433]]) đã dẫn hạm đội xuống Bắc [[nước Úc]], qua [[bán đảo Ả Rập]] và có tài liệu cho rằng Trịnh Hòa qua tận [[châu Mỹ]]. Hoàng đế còn cho sửa và mở lại [[Đại Vận Hà]] và vào khoảng năm 1407 đến năm 1420, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng [[Tử Cấm Thành]]. Dưới thời ông, các học giả đương thời đã hoàn thành công trình đồ sộ [[Vĩnh Lạc đại điển]].
 
== Thời trẻ ==
Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế có tên thật là '''Chu Đệ''' (朱棣), sinh vào ngày [[2 tháng 5]] năm [[1360]] tại [[Nam Kinh]], là con trai thứ tư của [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương và [[Mã hoàng hậu (Minh Thái Tổ)|Hiếu Từ Cao hoàng hậu]] Mã thị. Khi Chu Đệ được sinh ra, cha của ông là Chu Nguyên Chương đang dấy binh chống lại [[nhà Nguyên]] đang trên đà sụp đổ. Chu Đệ trở thành [[hoàng tử]] nhà Minh khi Chu Nguyên Chương xưng đế năm [[1368]] với niên hiệu '''Hồng Vũ''' (洪武).
 
Hồng Vũ Hoàng đế giám sát việc giáo dục các hoàng tử rất nghiêm ngặt, cho các con của mình nắm giữ binh quyền các phiên tại đất phong và đều có quân đội riêng để tự vệ. Trong suốt niên hiệu Hồng Vũ (1368-1398), lực lượng phiên vương đã làm rất tốt vai trò thay mặt vua cha thống trị các phiên, vì Hồng Vũ hoàng đế không tin tưởng ngoại thần, và bảo vệ biên cương tốt khỏi sự xâm lược của các lực lượng Mông Cổ.
Dòng 70:
Vì các tướng lĩnh biết cầm quân đã bị Minh Thái Tổ giết sạch, việc chọn chủ tướng là một mối lo với triều đình.<ref>Theo [[Minh sử]], vào thời Hồng Vũ có hơn 60 người được Minh Thái Tổ phong tước. Trong đó 35 người chết già, 26 người bị Thái Tổ giết. Những người còn sót lại là Cảnh Tinh Văn, Quách Anh và Vu Nguyên.</ref> Không có chọn lựa khác, triều đình cử lão tướng [[Cảnh Tinh Văn]] lúc đó đã 65 tuổi làm chủ soái và dẫn theo 13 vạn đại quân lên phía bắc. Một tướng dưới quyền Cảnh Tinh Văn đầu hàng Chu Đệ và thông báo cho Chu Đệ vị trí của Cảnh Tinh Văn. Chu Đệ cho viên tướng đó quay lại và nói cho Cảnh Tinh Văn biết rằng quân Yên đang đến và nên chuẩn bị giao tranh. Ngày 25 tháng 8, Chu Đệ bất ngờ tập kích quân triều đình. Bản thân Chu Đệ đích thân chỉ huy tấn công vào bên cánh của quân Minh và đánh bại Cảnh Tinh Văn. Hơn 3,000 người hàng Chu Đệ, số còn lại chạy về [[Chân Định]]. Chu Đệ dẫn quân đánh Chân Định nhưng không hạ được. Ngày 29 tháng 8, quân Yên rút về Bắc Bình.
 
Khi biết tin thua trận, Minh Huệ Đế rất lo lắng. [[Hoàng Tử Trừng]] tiến cử Tào quốc công [[Lý Cảnh Long]], vốn là cháu ngoại Thái Tổ, làm chủ tướng và được chấp nhận bất chấp sự phản đối của [[Tề Thái]]. Lý Cảnh Long dẫn theo 50 vạn đại quân tiến đến Hà Gian. Lúc này quân triều đình ở Liêu Đông tấn công Vĩnh Bình, Chu Đệ đem quân đi cứu và đánh lui quân triều đình. Nhân đà thắng lợi, Chu Đệ tấn công Đại Ninh, sáp nhập quân đội của Ninh vương. Lý Cảnh Long nghe tin Chu Đệ đi Liêu Đông liền hạ lệnh tấn công Bắc Bình. Có lần quân triều đình đã suýt phá được thành nhưng Lý Cảnh Long vì nghi ngờ nên đã hạ lệnh lui quân. Thời tiết tháng 10 ở Bắc Bình rất lạnh, Chu Cao Sí buổi tối sai người đổ nước lên tường thành, ngày hôm sau đã đóng băng làm quân triều đình không tấn công được. Quân triều đình là người phía nam nên không chịu được cái lạnh phía bắc. Chu Đệ đem quân về cứu Bắc Bình và đã đánh bại Lý Cảnh Long tại ngoại vị Bắc Bình vào tháng 11. Lý Cảnh Long thua chạy về Đức Châu, quân triều đình thương vong hơn 10 vạn người. Tháng 4 năm 1400, Lý Cảnh Long tập hợp được 60 vạn quân và lần nữa tiến về phía bắc. Ngày 24 tháng 4, quân Yên và quân triều đình chạm trán nhau. Quân Yênyên ban đầu bị phục kích nên thua chạy. Quân triều đình đặt địa lôi trên đường nên quân Yên tổn thất nặng. Ngày hôm sau, quân triều đình tấn công vào cánh của quân Yên, Chu Đệ tự thân chống trả bằng cách tấn công vào trung quân của Lý Cảnh Long và được sự hỗ trợ từ viện quân của Chu Cao Sí. Lúc này một cơn gió tó làm gãy cờ chủ soái của Lý Cảnh Long làm cho quân triều đình hoang mang gây ra hỗn loạn. Chu Đệ nhân cơ hội toàn lực phản kích, đánh bại quân triều đình. Hơn 10 vạn người theo hàng Chu Đệ và Lý Cảnh Long lại chạy về Đức Châu. Quân Yênyên sau đó đánh hạ Đức Châu. Lý Cảnh Long chạy về Tế Nam, quân Yên đuổi theo bao vây Tế Nam. Lý Cảnh Long phải chạy về Nam Kinh. Mặc dù thua trận thiệt quân và bị triều thần đàn hặc, Lý Cảnh Long vẫn được tha chết.
 
Một quan viên của Minh Huệ Đế đã hiến kế ly gián, Huệ Đế nghe theo, sai sứ giả mang tiền tài đến Bắc Bình, vốn đang được trấn thủ bởi con trưởng của Chu Đệ là Chu Cao Sí, cùng với lời hứa nếu giao nộp Bắc Bình sẽ được giữ lại tước vị Yên Vương và được thế tập về sau. Biết tính cha đa nghi, Chu Cao Sí bắt ngay sứ giả và đem cả người lẫn vật đến giao cho Chu Đệ ngoài tiền tuyến. Chu Đệ cho chém sứ giả, lại đem tiền đó thưởng cho Chu Cao Sí để khen thưởng vỗ về, bảo đảm cho hậu phương vững chắc. Chu Đệ còn cho người tung tin rằng mình là con đẻ của Mã Hoàng hậu để hợp pháp việc thừa kế ngai vàng. Ông còn phao tin rằng chính mình mới là người được Thái Tổ chọn để truyền ngôi nhưng đã bị Chu Tiêu và những kẻ ủng hộ cản trở.