Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Loạn hai thôn Đường, Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hoangdat bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, General fixes using AWB
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:05.4733130
Dòng 12:
Như vậy, nhiều khả năng [[Ngô Nhật Khánh]] là thủ lĩnh của 2 thôn Đường và Nguyễn hoặc [[Ngô Nhật Khánh]] là thủ lĩnh thôn Đường còn [[Nguyễn Khoan|Nguyễn Thái Bình]] là thủ lĩnh thôn Nguyễn. Điều này có thể lý giải vì sao cả 2 thủ lĩnh đều nằm trong danh sách đầy đủ của 12 sứ quân xuất hiện năm 965, và từ đó về sau sử không nhắc gì tới lực lượng hai thôn này nữa.
 
Dù ở trường hợp nào thì 2 thôn Đường, Nguyễn cũng là những nơi thuộc vùng đất quê hương [[nhà Ngô]] và cách kinh đô [[Cổ Loa]] chưa tới 50  km.
 
==Sự kiện==
Theo Đại việt sử ký toàn thư thì năm 950, Dương Tam Kha sai Xương Văn và hai chỉ huy sứ Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình. Đến Từ Liêm, Xương Văn bảo hai sứ rằng: "''Đức của Tiên vương ta thấm khắp lòng dân, phàm chính lệnh ban ra không ai không vui lòng nghe theo, không may lìa bỏ quần thần, Bình Vương tự làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta, tội không gì to bằng. Nay lại sai bọn chúng ta đi đánh các ấp không có tội, may mà đánh được thì thôi, nếu họ không phục thì làm thế nào?''" Hai sứ đều xin theo lệnh của Xương Văn, đem quân quay lại đánh úp Bình Vương và khôi phục cơ nghiệp của Nhà Ngô.
 
Việt Sử Tiêu Án bàn rằng: "Tam Kha đã cướp ngôi, lại nuôi Xương Văn làm con, là cớ sao? Xương Văn tất là con bà Dương Hậu, cho nên có tình cậu cháu mà dung cho, còn như tìm bắt Xương Cập đến 3 lần, thì làm được". Cũng theo sách này thì Thiên Sách Vương chuyên quyền, Xương Văn không dự vào chính quyền nữa. Hai Vương bèn có hiềm khích với nhau.<ref>Việt Sử Tiêu Án, NXB Văn Sử 1991, trang 33</ref>
Dòng 28:
Từ khi Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, thổ hào các nơi đua nhau nổi dậy. Xương Văn tuy lấy lại được nước, nhưng chính sự cẩu thả, không thể thống nhất được; đến khi đi đánh Thái Bình, không được, bị chết trận, từ đó trong nước rối loạn. Một viên tướng người họ Ngô là [[Ngô Xương Xí]] tụ tập quân giữ Bình Kiều. Nha tướng nhà Ngô là [[Đỗ Cảnh Thạc]] giữ Đỗ Động Giang. Thổ hào các nơi khác cũng nổi lên mỗi người giữ một nơi, ai cũng xưng hùng trưởng. Cứ thế mà suy ra, [[mười hai sứ quân]] chiếm giữ các huyện ấy phải có kẻ trước kẻ sau, không giống nhau, chứ không phải đến khi [[Nam Tấn Vương]] mất rồi, mười hai sứ quân mới đồng thời nổi dậy. Nhưng Sử cũ vì không biết rõ năm tháng của từng sứ quân, nên mới nói tổng hợp ở cả một chỗ ấy đấy thôi. Nay không có văn kiện chép rõ có thể chứng thực được, nên hãy xin ghi để xét sau..<ref>Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Tiền Biên - Quyển V - NXB Giáo Dục - Hà Nội 1998, Trang 79</ref>
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
==Liên kết ngoài==
{{12 sứ quân}}
 
[[Thể loại:Loạn 12 sứ quân| ]]
[[Thể loại:Lịch sử Việt Nam]]