Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Đắc Tuyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
 
==Ngoại thích==
Tuy ít học, nhưng nhờ thế em gái (Bùi Thị Nhạn) làm Hoàng hậu của vua [[Quang Trung]], cháu ruột làm Thái tử ([[Nguyễn Quang Toản]]) mà Bùi Đắc Tuyên được làm ''Thị Lang bộ Lễ'', và được phép vào ra nơi cung cấm.
 
Năm 1792 vua [[Quang Trung]] mất, nhường ngôi lại cho con là Quang Toản (Cảnh Thịnh). Dưới triều vua mới, Đắc Tuyên được cử làm Thái sư, nhờ trước đây ông thường bày nhiều trò chơi để mua lòng Quang Toản. Ở ngôi cao, Đắc Tuyên thường hay chuyên quyền độc đoán, cho nên trong hàng ngũ tướng sĩ Tây Sơn, có nhiều người bất bình với ông.
Dòng 24:
Nhận thấy rõ lòng dạ Ðắc Tuyên, hai viên tướng trên hưởng ứng ngay. Ðêm đến, cả ba viên tướng trên kéo quân vây dinh Thái sư ở chùa Thiền Lâm (nơi phía Nam [[sông Hương]], [[Huế]])<ref>Bùi Ðắc Tuyên không làm việc tại kinh thành Phú Xuân mà lại đem bộ hạ trú đóng tại chùa Thiền Lâm. Theo [http://www.1080vietnam.com/Stories/Detail.aspx?Channel=91&Article=35732&ContentGroupID=221614] bá quan văn võ kể cả vua Quang Toản muốn trình tâu gì với quan Thái Sư Bùi thì phải thân hành lên chùa vào ban đêm vì ban ngày quan thái sư bận đánh bạc và ngủ.</ref>. Chẳng ngờ đêm ấy Đắc Tuyên có việc ngủ trong cung vua. Quân nổi dậy liền vây luôn cả cung và đòi vua Cảnh Thịnh phải đưa Thái sư Tuyên ra.
Không thể cản ngăn được, nhà vua buộc phải bắt Đắc Tuyên, tức cậu ruột của mình đem giao nộp.
 
Hạ ngục Đắc Tuyên rồixong, Võ Văn Dũng liền cho Nguyễn Văn Huấn vào Quy Nhơn bắt con Đắc Tuyên là Bùi Ðắc Trụ đang giữ việc quân ở nơi ấy, một mặt giả chiếu ra Bắc Hà bắt luôn [[Ngô Văn Sở]].
 
Giải hết về Phú Xuân xong, Võ Văn Dũng phao cho cha con Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở, tội mưu phản, đem đóng cũi nhốt rồi dìm xuống sông Hương cho đến chết (1795).