Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tính Không”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 2226153 của Arisa (Thảo luận)
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: tl:Sunyata; sửa cách trình bày
Dòng 1:
{{Cần hệ thống lại}}
'''Không tính''' (zh. 空, 空 性, sa. ''śūnya'', tính từ, sa. ''śūnyatā'', danh từ, bo. ''stong pa nyid'' སྟོང་པ་ཉིད་), nghĩa là “trống rỗng”, “trống không”, là một khái niệm trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất. Trong thời đạo Phật nguyên thủy, kinh điển đã nhắc rằng, mọi sự vật là giả hợp, [[Hữu vi|hữu vi]] (sa. ''saṃskṛta''), trống rỗng (sa. ''śūnya''), [[Vô thường]] (sa. ''anitya''), [[Vô ngã]] (sa. ''anātman'') và [[Khổ]] (sa. ''duḥkha'').
 
Trong [[Tiểu thừa]], tính Không nhằm nói về thể tính của con người và được sử dụng như một tính từ (sa. ''śūnya''). Đại thừa đi thêm một bước nữa, sử dụng tính Không như một danh từ (sa. ''śūnyatā''), xem Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có [[Tự tính|tự tính]] (sa. ''svabhāva''). Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện (呈現, en. ''appearance'', de: ''Erscheinung''), chúng xuất phát từ tính Không, là không. Tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật.
 
Tuy thế, người ta cần phải tránh quan điểm hư vô (en. ''nihilism'') dễ có khi luận về tính Không như vừa kể trên. Phải hiểu là sự vật không phải là không có, chúng có, nhưng chỉ là những dạng xuất hiện, là những trình hiện của một thể tính. Kể cả tư tưởng cũng là trình hiện của thể tính đó nên không thể dùng tư tưởng để tiếp cận ngược lại nó. Vì vậy tiếp cận tính Không là nội dung của các phép tu học, nhất là [[Thiền tông]]. Tính Không được Đại thừa cho là thể tính tuyệt đối, tối thượng, không bị hạn lượng của [[Nhị nguyên|nhị nguyên]]. Vì tính chất trừu tượng và chỉ nhờ trực ngộ mà thấy nên tính Không luôn luôn là đối tượng tranh luận trong các tông phái Phật giáo xưa nay.
 
Đại thừa dùng ẩn dụ sau đây để minh hoạ sự khác biệt trong quan điểm của Tiểu thừa và Đại thừa về tính Không: Tiểu thừa xem sự vật như một cái thùng trống rỗng, Đại thừa phủ nhận luôn sự hiện hữu của cái thùng đó, chủ trương một quan điểm vô ngã tuyệt đối.
Dòng 10:
Trong bộ kinh [[Bát-nhã-ba-la-mật-đa]], tính Không được xem là cái chung nhất của tất cả mọi hiện tượng mâu thuẫn lẫn nhau; kinh này cho rằng Sắc và Không không hề khác nhau (xem ''[[Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh|Tâm kinh]]'').
 
[[Trung quán tông]] thì cho mọi sự vật đều trống rỗng, chúng chỉ dựa lên nhau mà có ([[Duyên khởi|duyên khởi]]). Thể tính của toàn thế giới là Không, nó là “cái tĩnh lặng của thiên hình vạn trạng”. Tính Không là thể tính của mọi khái niệm, kể cả khái niệm “tính không” bao trùm ngôn ngữ. Vì vậy không thể dùng ngôn ngữ, dùng khái niệm nói về Không. Trung quán tông cho rằng, tính Không có ba chức năng: nguồn gốc của tất cả mọi sinh thành của chúng sinh, của sự hoại diệt của chúng, đồng thời tạo cho chúng điều kiện thoát khỏi [[Luân hồi]]. Một khi con người dùng trí Bát-nhã kiến ngộ được Không là con người đạt [[Niết-bàn]].
 
Đối với [[Duy thức tông]] (sa. ''yogācārin'', ''vijñānavādin'') thì mọi sự đều trống rỗng vì chúng chỉ xuất phát từ [[Tâm]] (sa. ''citta''). Trong trường phái này thì Tâm và tính Không là một.
Dòng 16:
Với thời gian, người ta có thể nhận ra một điểm khác biệt giữa Trung quán tông nguyên thủy và các giáo pháp Trung quán của Tây Tạng: nếu Trung quán chỉ nói tới tính Không bằng cách phủ nhận cái “đang là” thì các giáo phái này xem tính Không là một cái gì đó có tính chất khẳng định (''positive'') có thể nắm bắt được, tính Không này mang một tính chất “rộng mở”, có một mối liên hệ với [[Tịnh quang]] (sa. ''ābhāsvara'', ánh sáng rực rỡ, xem [[Na-lạc lục pháp]]).
 
== Tính Không trong Phật giáo Tây Tạng ==
Tại Tây Tạng, quan điểm tính Không cũng đóng một vai trò quan trọng trong khi truyền giáo lí Trung quán qua xứ này. Luận sư Ấn Độ [[Liên Hoa Giới]] (sa. ''kamalaśīla'') và Hòa thượng Đại Thừa, đại diện của Thiền tông Trung Quốc tranh luận nhau, liệu con đường giác ngộ chân lí phải qua từng cấp bậc ([[Tiệm ngộ]]) hay chỉ là một trực nhận bất ngờ ([[Đốn ngộ]]). Cuối cùng, tại Tây Tạng, người ta chấp nhận con đường “từng cấp” và vì thế kể từ khoảng thế kỉ 11, người ta bắt đầu thiết lập nhiều phép tu và quan niệm triết học về tính Không, còn được ghi lại trong những tác phẩm gọi chung là [[Tất-đàn-đa]] (sa. ''siddhānta''). Tất cả mọi trường phái của Trung quán đều lấy quan điểm “hai chân lí” của Long Thụ làm gốc:
*Chân lí quy ước (sa. ''saṃvṛti-satya''), có giá trị trong đời sống bình thường, có giá trị cho các hiện tượng do duyên khởi tạo nên, nhưng chúng không tồn tại thật sự;
Dòng 34:
Với thời gian, người ta có thể nhận ra một điểm khác biệt giữa Trung quán tông nguyên thủy và các giáo pháp Trung quán của Tây Tạng: nếu Trung quán chỉ nói tới tính Không bằng cách phủ nhận cái “đang là” thì các giáo phái này xem tính Không là một cái gì đó có tính chất khẳng định (''positive'') có thể nắm bắt được, tính Không này mang một tính chất “rộng mở”, có một mối liên hệ với [[Tịnh quang]] (sa. ''ābhāsvara'', ánh sáng rực rỡ, xem [[Na-lạc lục pháp]]).
 
== Tham khảo ==
*''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
*''Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
Dòng 60:
[[sr:Шуњата]]
[[sh:Shunyata]]
[[tl:Sunyata]]
[[th:สุญญตา]]