Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Dịch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 49:
 
== Lịch sử ra đời ==
Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại [[Phục Hy]] (伏羲 ''Fú Xī''). Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong [[Tam Hoàng Ngũ Đế#Tam Hoàng|Tam Hoàng]] của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng [[2852 TCN|2852]]-[[2738 TCN]], theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra [[bát quái]] (八卦 ''bā gùa'') là tổ hợp của ba [[hào]]. Dưới triều [[hạ Vũ|vua Vũ]] (禹 ''Yǔ'') [[nhà Hạ]], bát quái đã phát triển thành [[quẻ]], có tất cả sáu mươi tư quẻ (六十四卦 ''lìu shí­ sì gùa''), được ghi chép lại trong kinh [[Liên Sơn]] (連山 ''Lián Shān'') còn gọi là ''Liên Sơn Dịch''. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng [[quẻ]] [[Thuần Cấn]] (艮 ''gèn'') (núi), với '''nội quái''' và '''ngoại quái''' đều là ''Cấn'' (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là ''Tiên Thiên Bát Quái''.
 
Sau khi nhà Hạ bị [[nhà Thương]] thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành [[Quy Tàng]] (歸藏 ''Gūi Cáng''; còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ [[Thuần Khôn]] (坤 ''kūn'') trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua [[Cơ Xương|Văn Vương]] [[nhà Chu]] diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ [[Thuần Càn]] (乾 ''qián'') (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong [[Thoán Từ]] (卦辭 ''guà cí'') và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. ''Hậu Thiên Bát Quái'' ra đời.