Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Vi phạm bản quyền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 18:
Các biện pháp áp dụng khi có nghi ngờ vi phạm chính sách về quyền tác giả sẽ tùy thuộc vào tính chất của từng trường hợp nhất định. Nếu bạn nghi ngờ một sự vi phạm bản quyền nhưng không chắc nội dung đó có được bảo hộ bản quyền không, hay liệu trang web bên ngoài đó có sao chép ngược từ Wikipedia trước đó không, ''tối thiểu'' bạn nên nêu vấn đề đó ngay tại [[Wikipedia:Trang thảo luận|trang thảo luận]] của bài viết, nếu đã có những thảo luận sẵn trong đó. Trừ phi điều mà bạn nghi ngờ đã được giải đáp thỏa đáng ngay sau đó, còn không hãy đánh dấu vào bài viết bằng cú pháp {{tlsx|chép dán|url=chèn URL nguồn vi phạm nếu bạn đã tìm thấy}}. Những người khác có thể kiểm tra lại tình huống này và có hành động nếu cần. Những thông tin hữu ích nhất mà bạn có thể cung cấp là địa chỉ [[URL]] hoặc những nguồn tham khảo mà bạn tin rằng đó chính là văn bản nguồn mà người khác đã sao chép lại. Bạn cũng có thể nêu lên mối nghi ngờ của mình trong [[:Thảo luận Thể loại:Có vấn đề bản quyền]].
 
Một số trường hợp có thể chỉ là cảnh giác nhầm. Ví dụ: văn bản được tìm thấy trong các trang web bất kỳ mà trên thực tế chính các trang web đó mới lại là bên sao chép nội dung của Wikipedia từ trước sẽ không phải là vi phạm bản quyền – ít nhất là không phải với phần nội dung từ Wikipedia. Trong tình huống này, sẽ thật tốt nếu bạn để lại ghi chú tại trang thảo luận của bài viết để hạn chế những cảnh giác nhầm như vậy trong tương lai. Một tình huống khác: nếu cộng tác viên thực sự là tác giả của văn bản đó, thậm chí khi văn bản đã được phát hành ở đâu đó từ trước theo những điều khoản khác, thì họ có quyền đăng văn bản đó lên đây theo CC BY-SA và GFDL mà không bị xem là vi phạm bản quyền, miễn là họ cung cấp sự cho phép phát hành ra toàn thế giới một cách phù hợp theo hai giấy phép của Wikipedia hoặc một giấy phép tự do tương thích với hai giấy phép đó. (Tuy nhiên, văn bản đó có thể vẫn không thích hợp với Wikipedia vì lý do khác.) Một người giữ bản quyền không thể vừa giữ lại bản quyền không tự do dành cho nội dung của họ ở những nơi khác, vừa cấp phép cho một lần sử dụng nội dung đó ở đây, bởi vì cơ chế cấp phép của Wikipedia đòi hỏi rằng độc giả và người dùng cuối của trang web được trao quyền tái sử dụng nội dung, qua một thông báo bản quyền tự do ghi rõ ở phần dưới cùng mỗi trang của Wikipedia. Thủ tục hiến tặng tài liệu có bản quyền không tự do bằng cách phát hành nó được mô tả ở [[Wikipedia:Hiến các tài liệu có bản quyền]]. Cho đến khi quá trình hiến tặng đã hoàn tất, toàn bộ nội dung bài viết nên được thay thế bằng {{tlsx|thế:Vi phạm bản quyền 3|chèn URL ở đây}}. Tương tự như vậy, nếu họ có thể xác minh giấy phép tương thích thông qua một thông báo tại trang web bên ngoài hoặc có thể chứng minh rằng nội dung đã phát hành ra phạm vi công cộng, sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền. Một ghi chú giải thích hoàn cảnh đó nên được viết trong trang thảo luận (bao gồm, nếu đã phát hành từ trước, URL của nơi phát hành; mọi lời cho phép chuyển tải qua thư điện tử phải được xác minh thông qua các thủ tục tại [[Wikipedia:Xin cấp phép bản quyền]]) và cung cấp sự ghi nhận nguồn một cách đúng đắn ngay trong trang bài viết. Xem hướng dẫn về việc ghi nhận nguồn đối với [[Wikipedia:Đạo văn#Nguồn được cấp phép tự do|nguồn được cấp phép tự do]] hoặc [[Wikipedia:Đạo văn#Nguồn thuộc phạm vi công cộng|đã phát hành ra phạm vi công cộng]].
 
Nếu một số nội dung trong trang thực sự là vi phạm, thì nội dung vi phạm nên bị loại bỏ, và sau đó để lại ghi chú về việc làm của mình và lý do tại trang thảo luận, kèm theo văn bản gốc mà bạn đã loại bỏ. Nếu sau đó được chứng minh là tác giả đã cho phép, đoạn văn bản ấy có thể phục hồi lại.