Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Xuân Thu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Những lời bình (truyện): 鄒 là Trâu, không phải Châu
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Mục đích: sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (5) using AWB
Dòng 15:
 
==Mục đích==
Theo [[Trần Trọng Kim]], Kinh Xuân Thu có ba mục đích là: ''chính danh tự'', ''định danh phận'', ''ngụ bao biếm''<ref name="NG158">Trần Trọng Kim, ''Nho giáo'', NXBNhà xuất bản Văn học, 2003, trang 158</ref>:
* '''Chính danh tự''': tôn vua [[nhà Chu]], thể hiện bằng bốn chữ "''Xuân vương chính nguyệt''" (春王正月, nghĩa là mùa xuân, tháng giêng, vua nhà Chu) để tỏ ý vẫn công nhận vua nhà Chu làm chủ thiên hạ<ref>Trần Trọng Kim, ''Nho giáo'', NXBNhà xuất bản Văn học, 2003, trang 158-159</ref>. Theo [[Sử ký Tư Mã Thiên|Sử ký]], các vua [[Ngô (nước)|Ngô]], [[Sở (nước)|Sở]] đều tự xưng vương, nhưng kinh Xuân Thu hạ thấp gọi là "''tử''" (子); hội nghị ở Tiễn Thổ thực ra là thiên tử nhà Chu bị triệu đến, nhưng kinh Xuân Thu che giấu lại nói là "''Thiên vương đi tuần ở Hà Dương''"<ref>[[s:zh:史記/卷047|Sử ký, quyển 47: Khổng Tử thế gia]]: 故吳楚之君自稱王,而春秋貶之曰「子」;踐土之會實召周天子,而春秋諱之曰「天王狩於河陽」</ref>.
* '''Định danh phận''': dùng chữ để định rõ người tà người chính: vua thiên tử chết chép chữ "''băng''" (崩), vua chư hầu chết chép chữ "''hoăng''" (薨), vua cướp ngôi chết chép chữ "''tồ''" (殂), quan ngay chính chết chép chữ "''tốt''" (卒), quan gian nịnh chết chép chữ "''tử''" (死). Người có danh phận chính đáng thì chép rõ chức phẩm và tên tự, người không có danh phận chính đáng thì chỉ chép tên tục<ref name="NG159">Trần Trọng Kim, ''Nho giáo'', NXBNhà xuất bản Văn học, 2003, trang 159</ref>. Vì thế nên sách [[Nam Hoa kinh|Trang Tử]], thiên ''Thiên hạ'' nói rằng ''Xuân Thu'' là sách nói về danh và phận<ref name="NG158"/><ref>[[s:zh:莊子/天下|Trang Tử, Thiên hạ]]:《春秋》以道名分</ref>.
* '''Ngụ bao biếm''' (khen chê): sự khen hay chê là ở chữ dùng: "''Nhất tự chi bao, vinh ư hoa cổn, nhất tự chi biếm, nhục ư phủ việt''" (一字之褒,榮於華袞,一字之貶,辱於斧鉞, nghĩa là một chữ khen thì vinh hơn cả áo hoa cổn nhà vua ban cho, một chữ chê thì nhục hơn cả phải tội rìu búa)<ref name="NG159"/>. Những việc được khen là "giúp kẻ yếu, chống kẻ mạnh, cứu những nước bị tai nạn, phò những nước bị diệt vong"; những việc bị chê là "những nước chiến tranh nhau, hoặc dùng mưu kế mà khi trá nhau, cùng những con giặc, tôi loàn, và những kẻ phản quốc, thờ quân thù nghịch"<ref>Phan Khôi, ''[[s:Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta/XI|Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta]]'', bài đăng trên báo ''Thần chung'', Sài Gòn trong 21 số liền, 1929</ref>. Vì thế nên [[Mạnh Tử]] nói rằng: "''[[Khổng Tử]] viết kinh Xuân Thu khiến cho loạn thần, tặc tử sợ''"<ref>[[s:zh:孟子/滕文公下|Mạnh Tử, Đằng Văn công hạ]]: 孔子成《春秋》而亂臣賊子懼</ref>.
 
Cũng theo Mạnh Tử, nguyên nhân Khổng Tử viết kinh Xuân Thu là: "''Đời suy đạo yếu, tà thuyết và những việc làm tàn bạo lại dấy lên: có kẻ làm bề tôi mà lại giết vua, có kẻ làm con mà lại giết cha. Khổng Tử sợ, nên làm ra kinh Xuân Thu. Kinh Xuân Thu chép chuyện của thiên tử. Cho nên Khổng Tử nói: Kẻ biết ta chỉ là bởi kinh Xuân Thu! Kẻ bắt tội ta chỉ là bởi kinh Xuân Thu!''"<ref>[[s:zh:孟子/滕文公下|Mạnh Tử, Đằng Văn công hạ]]: 世衰道微,邪說暴行有作。臣弒其君者有之,子弒其父者有之。孔子懼,作《春秋》。《春秋》,天子之事也。是故孔子曰:『知我者,其惟《春秋》乎!罪我者,其惟《春秋》乎!』</ref>. Theo Trần Trọng Kim thì Khổng Tử biết rằng trong nước không thể không có vua, nhưng lại sợ những người làm vua lạm dụng quyền lực của mình để làm những điều tàn bạo, cho nên Khổng Tử mới đem cái nghĩa lấy cái "''nguyên''" (元) của dương khí mà thống trị việc trời, lấy trời mà thống trị vua chúa và bày tỏ nghĩa ấy trong sách ''Xuân Thu'' để hạn chế quyền lực của vua<ref>Trần Trọng Kim, ''Nho giáo'', NXBNhà xuất bản Văn học, 2003, trang 159-160</ref>. Nhưng vì vua chúa ít người hiểu được lẽ thâm viễn siêu việt ấy, cho nên Khổng Tử mới lấy những tai dị như [[nhật thực]], [[nguyệt thực]], [[sao chổi]], [[động đất]] để cảnh tỉnh bậc làm vua, muốn bậc làm vua phải lấy những điềm lạ ấy mà kính sợ, tự mình tu tỉnh lại và làm những điều nhân nghĩa<ref>Trần Trọng Kim, ''Nho giáo'', NXBNhà xuất bản Văn học, 2003, trang 160</ref>.
 
==Những lời bình (truyện)==