Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Thần Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 90:
[[Lý Thường Kiệt]] ra lệnh tiêu hủy thành lũy, phá kho tàng dự trữ trong vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông chặn đường cứu viện của quân Tống, sau đó lui về nước và bố trí phòng thủ đợi quân Tống sang. Đầu năm 1076 [[nhà Tống]] mới biết tin ba thành bị đánh. Ngày [[9 tháng 2]] năm [[1076]], Tống Thần Tông hạ chiếu thảo phạt [[Đại Việt]]<ref name="TTTTG71" />, cử [[Triệu Tiết]] và [[Quách Quỳ]] thống lĩnh 10 vạn quân chia làm 2 cánh đánh Đại Việt: đường bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷332|quyển 332]]</ref>, đường thủy do Dương Tiến Tùng chỉ huy. Phía quân Việt, Lý Thường Kiệt cho đắp phòng tuyến tại [[sông Như Nguyệt]] kéo dài khoảng 30&nbsp;km suốt từ chân dãy núi Tam Đảo ngã ba sông Cà Lồ-sông Cầu tới Vạn Xuân (Phả Lại) lợi dụng các địa hình tự nhiên như bãi lầy, gò cao và cả các chiến lũy bằng đất, gỗ, rào tre. Ngày [[8 tháng 1]] năm [[1077]], quân Tống tiến vào nước Việt, sau nhiều trận giằng co ác liệt, hai bên đều chịu nhiều tổn thất nhưng quân Tống đã áp sát phòng tuyến trên sông.
 
Ngày [[18 tháng 1]], quân Tống tới bờ Bắc sông Như Nguyệt, đối diện với tuyến phòng thủ chủ lực của quân Đại Việt. Hai bên ở trong thế bất phân thắng bại, cầm cự lâu ngày. Lý Thường Kiệt muốn cầu hòa nhưng [[Triệu Tiết]] không chấp nhận. Lý Thường Kiệt dùng mưu làm bài thơ thần "Nam quốc sơn hà", sai người đọc to ở đền thờ [[Trương Hát]], [[Trương Hống]]. Quân Tống ban đêm nghe thấy thì tinh thần rã rời. Lý Thường Kiệt cho quân sang sông đánh bại quân Tống, nhiều quân Tống gặp nhiều khốn đốn. Cuối cùng nhà Lý sai sứ sang xin nghị hòa, [[Quách Quỳ]] đành phải chấp thuận và rút quân vào tháng 3 cùng năm.
 
=== Chiến tranh với Tây Hạ ===
Dòng 100:
Năm [[1081]], Tống Thần Tông cho rằng đây là thời cơ để tấn công Tây Hạ. Ông điều động 20 vạn quân chia làm 5 ngả tiến đánh thành Linh Châu, Lý Hiến làm Ngũ lộ đại quân thống soái, xuất phát từ Hi Hà lộ. [[Chủng Ngạc]] đến Phu Diên quân, [[Cao Tuấn]] đến Hoàn Khánh lộ, [[Lưu Xương Tạc]] đến Kính Nguyên lộ, [[Vương Trung Chính]] đến Hà Đông lộ. Quân Kinh Nguyên và Hoàn Khánh trước thủ Linh châu, sau đánh thẳng vào Hưng Khánh phủ. Quân Hà Đông và Phu Diên hội tại Hạ châu, đánh Hoài châu, cuối cùng tiến đánh trực tiếp Hưng Khánh phủ. Thủ lĩnh Giác Tư La Quốc Thổ Phồn là Đổng Chiên cũng phái binh chi viện, vượt Hoàng Hà đánh Lương châu<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷076|quyển 76]]</ref>.
 
Triều đình Tây Hạ dùng tập kích đường vận chuyển lương thảo, quân Tống cuối cùng chỉ đoạt được Lan châu. Năm sau, [[1082]], quân Tống xây dựng Vĩnh Lạc thành làm căn cứ từng bước gia tăng áp lực lên không gian quân sự của Tây Hạ tại Hoành Sơn. Lương thái hậu lợi dụng Vĩnh Lạc thành mới xây, suất 30 vạn đại quân bao vây đánh chiếm, quân Tống thảm bại và bị dìm xuống nước mà chết rất nhiều người, sử gọi là [[trận Vĩnh Lạc thành]]<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷077|quyển 77]]</ref>. Sau trận này, Tống phải chấp nhận hòa đàm với Hạ và tiến cống hằng năm.
 
=== Những năm cuối cùng ===