Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chuyến đi Canossa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hội nghị các công tước ở Trebur: sửa chính tả 3, replaced: Giáo Hội → Giáo hội (2), Giáo Hoàng → Giáo hoàng (3) using AWB
Dòng 22:
Cuộc tranh cãi việc bổ nhiệm giữa nhà vua và Giáo hoàng cho cái gọi là hệ thống Giáo hội Đế quốc ở Đức tạo cho họ cơ hội để thăng tiến rất xa về lợi ích của họ mà chỉ cần một cú đánh. Hệ thống Giáo hội Đế quốc có nghĩa là những người có học thức, sống độc thân chứ không phải giới quý tộc sẽ được bổ nhiệm vào các chức vụ nhà nước và nhà thờ cao cấp cũng như các thái ấp nhà thờ tài trợ họ.
 
Mặc dù vậy các công tước tại hội nghị Đế quốc ở Trebur trong tháng 10 năm 1076 đã cho vua Heinrich một thời hạn theo thường lệ vào lúc đó là một năm và một ngày để rút khỏi vạ tuyệt thông của Giáo hoàng. Cho đến ngày 02 tháng 2 năm 1077 Heinrich nên tự giải phóng mình khỏi lệnh rút phép thông công và chấp nhận sự phán xét của Giáo hoàng tại Augsburg.
 
== Xám hối tại lâu đài Canossa ==
Để lấy lại đầy đủ quyền lực của mình, Heinrich khi đó 26 tuổi đã sang Ý để tìm gặp giáo hoàng. Các công tước miền nam đã ngăn chặn không cho ông ta đi qua những cửa ngãi Alpen đơn giản mà họ kiểm soát, bắt buộc Heinrich phải đi đường vòng dài và nguy hiểm băng qua Burgundy và Mont Cenis. (Việc này được Lambert của Hersfeld, một người viết sử theo Giáo Hoàng, mô tả trong biên ký năm 1077). Heinrich và Gregor cuối cùng đã gặp nhau tại lâu đài Canossa của Matilda của Tuscany. Lambert của Hersfeld mô tả hành động của sự ăn năn của nhà vua như sau:
 
{{cquote|" Ông đứng ở đây sau khi rỡ bỏ trang phục vua chúa, không còn huy hiệu của phẩm chức hoàng gia, không một chút phô trương, chân trần và bụng đói, từ sáng đến tối [...]. Ông tiếp tục đứng đó vào ngày thứ hai, rồi ngày thứ ba. Cuối cùng vào ngày thứ tư, ông đã được cho vào gặp Gregor, và sau nhiều phát biểu và đối đáp, ông cuối cùng [...] được rút lại vạ tuyệt thông. "}}
 
Sự chịu đựng nhiều ngày trong áo sơ mi xám hối ở phía trước lâu đài (25 đến 28 tháng 1 năm 1077), để lay động Giáo hoàng bãi bỏ vạ tuyệt thông, chỉ mô tả hình thức một hành động sám hối theo quan điểm trung cổ. Sự mô tả chi tiết rất mạnh mẽ và đầy hình tượng trong nguồn duy nhất từ Lambert của Hersfeld được đánh giá bởi các nghiên cứu gần đây là có thành kiến ​​và tuyên truyền, vì Lampert là một người theo Giáo Hoàng và thuộc phe đối lập giới quý tộc.
 
Heinrich IV qua việc dỡ bỏ lệnh rút phép thông công đã lấy lại được quyền lực, như vậy, cuối cùng đã đạt được mục tiêu của mình.
 
==Chú thích==